Kỳ thi chọn học sinh giỏi lớp 6; 7; 8 cấp huyện - Năm học 2015 - 2016 thời gian làm bài: 120 phút (không kể thời gian giao đề)

doc 4 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 765Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kỳ thi chọn học sinh giỏi lớp 6; 7; 8 cấp huyện - Năm học 2015 - 2016 thời gian làm bài: 120 phút (không kể thời gian giao đề)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kỳ thi chọn học sinh giỏi lớp 6; 7; 8 cấp huyện - Năm học 2015 - 2016 thời gian làm bài: 120 phút (không kể thời gian giao đề)
PHÒNG GD&ĐT SÔNG LÔ
ĐỀ CHÍNH THỨC
KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 6; 7; 8
 CẤP HUYỆN - NĂM HỌC 2015 - 2016
ĐỀ THI LĨNH VỰC: KHXH 7
Thời gian làm bài: 120 phút 
(không kể thời gian giao đề)
PHẦN I: TRẮC NGHIỆM (4,0 điểm)
I. Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi (từ câu 1 đến câu 5):
“Bằng những tác phẩm của mình, họ đã lên án nghiêm khắc Giáo hội Ki-tô và đả phá trật tự xã hội phong kiến. Giờ đây thần thánh không còn là những nhân vật trung tâm trong các tác phẩm văn học, Kinh thánh của nhà thờ không còn là chân lí. Ngược lại, giá trị chân chính của con người được đề cao; con người phải được tự do phát triển. Văn hóa phục hưng còn đề cao khoa học tự nhiên, xây dựng thế giới quan duy vật tiến bộ.”
 (SGK Lịch Sử 7, NXB Giáo dục)
1. Quê hương của phong trào Văn hóa phục hưng là nước nào? 
A. Ý 	 B. Pháp C. Anh	D. Đức
2. “Những con người khổng lồ” trong phong trào Văn hóa phục hưng là?
A. Ra-bơ-le, Đê-các-tơ, Lê-ô-na đơ Vanh-xi, Cô-péc-ních 
B. Va-xcô đơ Ga-ma, Đê-các-tơ, Lê-ô-na đơ Vanh-xi 
C. Va-xcô đơ Ga-ma, Đê-các-tơ, Lê-ô-na đơ Vanh-xi, Sếch-xpia 
D. Đê-các-tơ, Lê-ô-na đơ Vanh-xi, Sếch-xpia 
3. Châu Âu có diện tích?
A. Trên 9 triệu km2; B. Trên 10 triệu km2 C. Trên 11 triệu km2; D. Trên 12 triệu km2 
4. Dân cư châu Âu chủ yếu thuộc chủng tộc?
A. Môn-gô-lô-it B. Nê-grô-it C. Ơ-rô-pê-ô-it D. Người lai
5. Đồng tiền chung của Liên minh châu Âu là?
A. Đồng Ơ-rô B. Đồng U-rô C. Đồng USD D. Đồng Phrăng
II. Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi( từ câu 6 đến câu 9):
“Đới lạnh là xứ sở của băng tuyết, khí hậu rất khắc nghiệt. Cho đến nay, còn nhiều điều chúng ta chưa biết về môi trường đới lạnh” 
 ( SGK Địa lí 7, NXB Giáo dục)
6. Vị trí của đới lạnh trên bản đồ tự nhiên thế giới là?
A. Từ hai vòng cực đến hai cực B. Từ chí tuyến bắc đến chí tuyến nam
C. Từ vòng cực bắc đến vòng cực nam D. Từ vòng cực bắc đến cực ở cả hai bán cầu
7. Cuộc sống ở đới lạnh sinh động hẳn lên vào mùa nào trong năm?
A. Mùa đông B. Mùa hạ C. Mùa thu D. Mùa xuân 
8. Động vật đới lạnh thích nghi với khí hậu khắc nghiệt bằng cách
A. Có lớp mỡ dày dưới da, lớp lông dày, bộ lông không thấm nước 
B. Có lớp mỡ dày dưới da, lớp lông dày, ngủ đông, di cư
C. Có lớp mỡ dày dưới da, bộ lông không thấm nước, ngủ đông, di cư
D. Có lớp mỡ dày dưới da, lớp lông dày, bộ lông không thấm nước, ngủ đông, di cư
9. Hoạt động kinh tế cổ truyền của các dân tộc đới lạnh phương bắc là?
A. Chăn nuôi tuần lộc, đánh bắt cá, săn thú lấy mỡ 
B. Chăn nuôi tuần lộc, đánh bắt cá, săn thú lấy thịt và da
C. Chăn nuôi tuần lộc, đánh bắt cá, săn thú lấy mỡ, thịt và da 
D. Chăn nuôi gia súc, câu cá trên hố băng, săn thú
III. Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi (từ câu 10 đến câu 13 ):
	"Đánh cho để dài tóc,
 Đánh cho để đen răng,
 Đánh cho nó chích luân bất phản
 Đánh cho nó phiến giáp bất hoàn,
 Đánh cho sử tri Nam quốc anh hùng chi hữu chủ"
 (SGK Lịch Sử 7, NXB Giáo dục)
10. Đây là lời dụ tướng sĩ của vị vua nào để thể hiện quyết tâm đánh tan quân ngoại xâm, bảo vệ độc lập dân tộc?
A. Lê Thái Tổ B. Trần Thái Tông C. Quang Trung D. Lý Thái Tổ
11. Mùa xuân năm ..., ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ lên vùng Tây Sơn thượng đạo (nay thuộc An Khê, Gia Lai) lập căn cứ, dựng cờ khởi nghĩa chống chính quyền họ Nguyễn.
A. 1771 B. 1772 C. 1773 D. 1774
12. Chiến thắng Rạch Gầm – Xoài Mút tháng 1- 1785 đã đánh bại quân xâm lược
A. Thanh B. Xiêm C. Pháp D. Chăm-pa
13. Quân xâm lược được nhắc đến trong chiến thắng Rạch Gầm – Xoài Mút tháng 1- 1785 ngày nay là nước nào?
A. Trung Quốc B. Cam-pu-chia C. Thái Lan D. Nhật Bản
IV. Đọc đoạn trích và trả lời các câu hỏi (từ câu 14 đến câu 16 ):
“Giữa màu xanh mênh mông của Thái Bình Dương, bên cạnh lục địa Ô-xtrây-li-a là vô số đảo lớn nhỏ nằm rải rác hoặc tập trung thành những quần đảo, tạo thành các chuỗi đảo hình vòng cung. Tất cả tập hợp thành châu Đại Dương”
 (SGK Địa lí 7, NXB Giáo dục)
14.Châu Đại Dương có diện tích hơn ... triệu km2.
A. 8,5 B. 8,6 C. 9,5	 D. 9,7
15. Châu Đại Dương được ví như:
A. “Hải dương xanh’’ giữa Thái Bình Dương B. “Thiên đàng xanh’’ giữa Thái Bình Dương
C. “ Hòn ngọc xanh’’ giữa Thái Bình Dương D. “ Quần đảo xanh’’ giữa Thái Bình Dương
16. Châu Đại Dương là châu lục có mật độ dân số
A. Thấp nhất thế giới C. Ngang bằng với thế giới 
B. Cao nhất thế giới D. Cao thứ hai thế giới 
V. Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi ( từ câu 17 đến câu 20 ):
 “Từ cuối thế kỉ XII, nhà Lý ngày càng suy yếu...Nhà Lý phải dựa vào thế lực họ Trần để chống lại các lực lượng nổi loạn nên đã tạo điều kiện và thời cơ cho họ Trần buộc Chiêu Hoàng (vua cuối cùng của nhà Lý) phải nhường ngôi cho Trần Cảnh và tháng 12 năm Ất Dậu (đầu năm 1226).
 ( SGK Lịch Sử 7, NXB Giáo dục)
17. Khi quân Mông Nguyên xâm lược nước ta, trước thế giặc mạnh, tàn bạo, vua Trần lo lắng hỏi ý kiến, ai là người khẳng khái nói: Đầu thần chưa rơi xuống đất, xin bệ hạ đừng lo”
A. Trần Quốc Tuấn B. Trần Khánh Dư C. Trần Thủ Độ D. Trần Quang Khải
18. Ai được coi là thầy giáo tiêu biểu thời Trần ?
A. Trần Quốc Tuấn B. Chu Văn An C. Trần Nhân Tông D. Lê Văn Hưu
19. Câu châm ngôn: “Nhất tự vi sư, bán tự vi sư” muốn nói đến truyền thống quý báu nào của dân tộc ta
A . Khoan dung B . Yêu thương con người C. Đoàn kết, tương trợ D. Tôn sư trọng đạo
20. Thời Trần, nhiều công trình kiến trúc được tu sửa lại có quy mô hơn như cung điện Hoàng thành ở Thăng Long, tháp Bình Sơn ( Sông Lô-Vĩnh Phúc)...Là người con của quê hương Vĩnh Phúc em có biết tháp Bình Sơn- Sông Lô mới được nhà nước công nhận là gì ?
A. Di tích cấp tỉnh C. Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia
B. Di tích quốc gia đặc biệt D. Danh lam thắng cảnh cấp tỉnh
PHẦN II: TỰ LUẬN (6,0 điểm)
Câu 1 ( 2,5 điểm): 
a. Nêu ý nghĩa lịch sử của ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông Nguyên.
b. Một trong những nguyên nhân làm nên thắng lợi trong ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông Nguyên là nhà Trần đã giải quyết tốt những bất hòa trong nội bộ vương triều, tạo nên hạt nhân của khối đoàn kết dân tộc, làm nên sức mạnh toàn dân tộc chống giặc. Bài học về đoàn kết, tương trợ không chỉ có giá trị trong lịch sử mà thời nào cũng cần được giữ gìn, phát huy. Đoàn kết, tương trợ là một truyền thống quý báu của dân tộc ta. Em hãy nêu hai câu (ca dao, tục ngữ, châm ngôn, danh ngôn...) nói về truyền thống quý báu đó.
Câu 2 (2,0 điểm): Em hãy làm sáng tỏ nhận định sau:
 “Châu Mĩ được gọi là Tân thế giới. Những luồng di dân trong quá trình lịch sử đã biến châu Mĩ thành vùng đất của dân nhập cư, thành phần chủng tộc đa dạng”
 (SGK Địa lí 7, NXB Giáo dục)
Câu 3( 1,5 điểm): Khí hậu nhiệt đới gió mùa là loại khí hậu đặc sắc của đới nóng, điển hình là ở khu vực Đông Nam Á.
a. Giải thích tại sao khu vực Đông Nam Á lượng mưa lại có sự chênh lệch lớn giữa mùa hạ và mùa đông?
b. Việt Nam là một nước thuộc khu vực Đông Nam Á, thời gian gần đây một số nơi ở nước ta đang phải đối mặt với tình hình hạn hán nghiêm trọng, gây ảnh hưởng lớn đến đời sống sinh hoạt và sản xuất của người dân. Điều này cho thấy chúng ta đang ngày càng phải đối mặt gay gắt hơn đối với biến đổi khí hậu. Là một học sinh, em sẽ làm gì để có thể chung tay cùng cộng đồng bảo vệ môi trường sống của chúng ta?
----------------Hết---------------
Giám thị không giải thích gì thêm.
Họ và tên thí sinh:.Số báo danh:............
PHÒNG GD&ĐT SÔNG LÔ
(HDC có 02 trang)
KỲ THI HSG KHTN-KHXH DÀNH CHO HS LỚP 8 THCS
NĂM HỌC 2015-2016
HƯỚNG DẪN CHẤM: KHOA HỌC XÃ HÔI). VÒNG III
PHẦN I: TRẮC NGHIỆM( 4,0 điểm)
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
Đ/A
A
A
B
C
A
A
B
D
C
C
Câu
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
Đ/A
A
B
C
A
B
A
C
B
D
B
PHẦN II. TỰ LUẬN ( 6,0 điểm )
Câu
 Nội dung trình bày
Điểm
1
a.Nêu ý nghĩa lịch sử của ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông Nguyên.
- Đập tan tham vọng và ý chí xâm lược Đại Việt của đế chế Nguyên, bảo vệ được độc lập toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền quốc gia.
- Đánh bại một kẻ thù hùng mạnh và tàn bạo nhất thế giới lúc bấy giờ, trong bối cảnh nhiều nước đã bị đánh bại và nô dịch.
- Khẳng định sức mạnh của dân tộc Việt Nam, nâng cao lòng tự hào dân tộc, củng cố niềm tin cho nhân dân.
- Góp phần xây đắp nên truyền thống quân sự Việt Nam, truyền thống chiến đấu của nước nhỏ nhưng luôn phải chống lại những kẻ thù mạnh hơn nhiều lần 
- Để lại nhiều bài học quý giá: củng cố khối đoàn kết tàn dân, sự quan tâm của nhà nước đến toàn dân, dựa vào dân để đánh giặc
- Góp phần ngăn chặn những cuộc xâm lược của quân Nguyên đối với Nhật Bản, làm thất bại âm mưu thôn tính miền đất còn lại ở châu Á của Hốt Tất Liệt
b. Nêu hai câu (ca dao, tục ngữ, châm ngôn, danh ngôn...) nói về truyền thống đoàn kết, tương trợ.
- Ca dao:
 Một cây làm chẳng nên non
 Ba cây chụm lại nên hòn núi cao
- Danh ngôn:
 “Đoàn kết, đàn kết, đại đoàn kết
 Thành công, thành công, đại thành công”
 Chủ tịch Hồ Chí Minh
* Lưu ý: Nếu học sinh nêu những câu khác đáp án, nhưng đúng ý vẫn cho điểm
0,5
0,25
0,5
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
2
- Đến cuối thế kỉ XV, Cri-xtốp Cô-lôm -bô mới phát hiện ra châu Mĩ.
- Trước khi Cri-xtốp Cô-lôm -bô phát hiện ra Tân thế giới, chủ nhân của châu Mĩ là người Anh-điêng và người E-xki-mô thuộc chủng tộc Môn-gô-lô-it.
- Người Anh-điêng phân bố rải rác khắp châu lục, sống chủ yếu bằng nghề săn bắn và trồng trọt. Người E-xki-mô cư trú ở ven Bắc Băng Dương, sống bằng nghề bắt cá và săn thú.
- Một số bộ lạc cổ của người Mai-a, người A-xơ-tếch ở Trung Mĩ, người In-ca ở Nam Mĩ có trình độ phát triển khá cao, lập nên những quốc gia hùng mạnh. Đó là các nền văn minh: Mai-a, A-xơ-tếch, In-ca.
- Từ thế kỉ XVI, châu Mĩ có thêm người gốc Âu nhập cư, thuộc chủng tộc Ơ-rô-pê-ô-it với số lượng ngày càng tăng.
- Thực dân da trắng đã tàn sát người Anh-điêng để cướp ruộng đất, bắt người da đen từ châu Phi sang làm nô lệ.
- Trong quá trình chung sống, các chủng tộc đã hòa huyết, làm xuất hiện các thành phần người lai.
- Các luồng nhập cư có vai trò quan trọng trong sự hình thành cộng đồng dân cư châu Mĩ.
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
3
 a. Giải thích tại sao khu vực Đông Nam Á lượng mưa lại có sự chênh lệch lớn giữa mùa hạ và mùa đông?
- Đông Nam Á lượng mưa lại có sự chênh lệch lớn giữa mùa hạ và mùa đông là do chịu ảnh hưởng sâu sắc của gió mùa.
- Vào mùa hạ, có gió từ biển thổi vào, đem theo không khí mát mẻ và lượng mưa lớn.
- Vào mùa đông, gió mùa thổi từ lục địa châu Á ra, đem theo không khí khô và lạnh, mưa ít.
------------------------------------------------------------------------------------------------
b. Những việc học sinh có thể làm để chung tay cùng cộng đồng bảo vệ môi trường sống của chúng ta:
- Không chặt phá cây, trồng nhiều cây xanh
- Không vứt rác bừa bãi
- Vệ sinh sạch sẽ ở trường học, nơi mình sống
- Tuyên truyền để bạn bè, gia đình, cộng đồng dân cư hiểu được tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường....
* Lưu ý: 
- Học sinh nêu được từ 3 ý trở lên cho 0,5 điểm, nêu được ít hơn cho 0,25 điểm.
- Nếu học sinh nêu những câu khác đáp án, nhưng đúng ý vẫn cho điểm.
0,5
0,25
0,25
0,5

Tài liệu đính kèm:

  • docDe_thi_KHXH_lop_7_cap_Huyen.doc