Kỳ thi chọn học sinh giỏi lớp 10 thpt năm học 2012 - 2013 đề thi môn: Địa lí (dành cho học sinh thpt không chuyên) thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề

doc 5 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 857Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kỳ thi chọn học sinh giỏi lớp 10 thpt năm học 2012 - 2013 đề thi môn: Địa lí (dành cho học sinh thpt không chuyên) thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kỳ thi chọn học sinh giỏi lớp 10 thpt năm học 2012 - 2013 đề thi môn: Địa lí (dành cho học sinh thpt không chuyên) thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề
SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC
ĐỀ CHÍNH THỨC
KỲ THI CHỌN HSG LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2012-2013 
ĐỀ THI MÔN: ĐỊA LÍ 
(Dành cho học sinh THPT không chuyên) 
Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề
Câu 1 (3,5 điểm). 
a) Khí quyển là gì? Cấu trúc khí quyển được chia làm mấy tầng? Trình bày nguyên nhân hình thành nhiệt độ không khí.
b) Khí quyển có phải là lớp vỏ bảo vệ Trái Đất không? Khí quyển có vai trò gì? Phân tích vai trò của hơi nước và lớp ôdôn trong khí quyển.
Câu 2 (2,0 điểm).
a) Trình bày khái niệm, ý nghĩa của: tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên, gia tăng cơ học và gia tăng dân số. 
b) Cơ cấu dân số theo giới là gì? Cơ cấu dân số theo giới mất cân bằng có ảnh hưởng như thế nào đến đời sống xã hội? 
Câu 3 (2,0 điểm).
 Phân tích ảnh hưởng của vị trí địa lí và tự nhiên đến sự phát triển và phân bố công nghiệp, trong điều kiện hội nhập hiện nay nhân tố nào đóng vai trò quan trọng nhất? Vì sao? 
Câu 4 (2,5 điểm).
Cho bảng số liệu sau:
Sản lượng than, điện ở nước ta giai đoạn 1990 - 2010
 Năm
 Sản phẩm
1990
1995
2000
2006
2010
Than (triệu tấn)
4,6
8,4
11,6
38,9
51,1
Điện (tỉ kwh)
8,8
14,7
26,7
59,1
80,0
a) Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện tốc độ tăng trưởng sản lượng than và điện ở nước ta giai đoạn 1990 - 2010.
b) Qua biểu đồ đã vẽ rút ra nhận xét và giải thích.
-------------Hết-----------
Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
Họ và tên thí sinh: .......; Số báo danh: .
SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC
(Đáp án có 04 trang)
KỲ THI CHỌN HSG LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2012-2013 
ĐÁP ÁN MÔN: ĐỊA LÍ
(Dành cho học sinh THPT không chuyên)
I. LƯU Ý CHUNG:
- Đáp án chỉ trình bày những ý cơ bản. Khi chấm bài, học sinh làm theo cách khác nếu đúng và đủ ý thì vẫn cho điểm tối đa.
- Điểm toàn bài tính đến 0,25 và không làm tròn.
II. ĐÁP ÁN:
Câu
Ý
Nội dung trình bày
Điểm
1
3,5 điểm
a
Khí quyển là gì? Cấu trúc khí quyển được chia làm mấy tầng? Trình bày nguyên nhân hình thành nhiệt độ không khí.
- Khí quyển là lớp không khí bao quanh Trái Đất, luôn chịu ảnh hưởng của vũ trụ, trước hết là Mặt Trời.
0,5
- Cấu trúc khí quyển được chia làm 5 tầng: tầng đối lưu, tầng bình lưu, tầng giữa, tầng ion (tầng nhiệt) và tầng ngoài.
0,5
- Trình bày nguyên nhân hình thành nhiệt độ không khí: Nhiệt cung cấp chủ yếu cho không khí ở tầng đối lưu là nhiệt của bề mặt Trái Đất sau khi hấp thụ bức xạ Mặt Trời, rồi bức xạ lại vào không khí, làm cho không khí nóng lên, hình thành nhiệt độ không khí. 
0,5
b
Khí quyển có phải là lớp vỏ bảo vệ Trái Đất không? Khí quyển có vai trò gì? Phân tích vai trò của hơi nước và lớp ôdôn trong khí quyển.
- Có (khí quyển có là lớp vỏ bảo vệ Trái Đất)
0,25
- Khí quyển có vai trò rất quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của sinh vật trên Trái Đất, đồng thời là lớp vỏ bảo vệ Trái Đất.
0,5
- Vai trò của hơi nước trong khí quyển: 
 + Không có hơi nước thì không có sự sống trên mặt đất: 
0,25
 Hơi nước ngưng tụ thành mây, mây gặp lạnh rơi xuống thành mưa, tuyết sinh ra nước chảy tràn trên mặt đất và nước ngầm, đây là nguồn nước cho sinh vật tồn tại và phát triển.
0,25
 + Hơi nước còn có tác dụng điều hòa nhiệt độ của không khí: ngày đỡ nóng, đêm đỡ lạnh; ở hoang mạc ít hơi nước nên chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm hoặc trong năm rất lớn.
0,25
- Vai trò của lớp ôdôn trong khí quyển:
 + Lớp ôdôn lọc bớt và giữ lại một số tia tử ngoại gây nguy hiểm cho cơ thể sinh vật nói chung và con người nói riêng. 
0,25
 + Mất lớp ôdôn thì sinh vật trên Trái Đất sẽ bị hủy diệt.
0,25
2
2,0 điểm
a 
Trình bày khái niệm, cách tính: tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên, gia tăng cơ học và gia tăng dân số. 
- Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên:
 + Khái niệm: tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên là sự chênh lệch (hiệu số) giữa tỉ suất sinh thô và tỉ suất tử thô, đơn vị tính %.
0,25
 + Ý nghĩa: tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên là nhân tố quan trọng nhất, có ảnh hưởng quyết định đến biến động dân số của một quốc gia và trên toàn thế giới, nó được coi là động lực phát triển dân số. 
0,25
- Gia tăng cơ học:
 + Khái niệm: gia tăng cơ học là sự chênh lệch giữa số người xuất cư và nhập cư, đơn vị tính là %.
0,25
 + Ý nghĩa: trên phạm vi toàn thế giới, gia tăng cơ học không có ảnh hưởng lớn đến vấn đề dân số nói chung, nhưng đối với từng khu vực, từng quốc gia thì nó lại có ý nghĩa quan trọng.
0,25
- Gia tăng dân số:
 + Khái niệm: gia tăng dân số bằng tổng số giữa tỉ suất gia tăng tự nhiên và gia tăng cơ học, đơn vị tính %.
0,25
 + Ý nghĩa: gia tăng dân số là thước đo phản ánh trung thực, đầy đủ tình hình biến động dân số của một quốc gia, một vùng.
0,25
b
Cơ cấu dân số theo giới là gì? Cơ cấu dân số theo giới mất cân bằng có ảnh hưởng như thế nào đến đời sống xã hội? 
- Cơ cấu dân số theo giới biểu thị tương quan giữa giới nam so với giới nữ hoặc so với tổng số dân, đơn vị tính %.
0,25
- Nếu cơ cấu dân số theo giới mất cân bằng có ảnh hưởng rất lớn tới phân bố sản xuất, tổ chức đời sống xã hội, hoạch định chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của một quốc gia.
0,25
3
2,0 điểm
Phân tích ảnh hưởng của vị trí địa lí và tự nhiên đến sự phát triển và phân bố công nghiệp, trong điều kiện hội nhập hiện nay nhân tố nào đóng vai trò quan trọng nhất? Vì sao? 
* Phân tích ảnh hưởng của vị trí địa lí và tự nhiên đến sự phát triển và phân bố công nghiệp:
 Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên là nhân tố quan trọng cho sự phát triển và phân bố công nghiệp.
0,25
- Vị trí địa lí: có tác động rất lớn đến việc lựa chọn các nhà máy, các khu công nghiệp, khu chế xuất, trên thế giới và ở Việt Nam.
0,25
- Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên:
 + Khoáng sản: trữ lượng, chất lượng, phân bố khoáng sản có ảnh hưởng tới quy mô, cơ cấu và tổ chức sản xuất của các xí nghiệp công nghiệp.
0,25
 + Nguồn nước: là điều kiện quan trọng cho việc phân bố các xí nghiệp của nhiều ngành công nghiệp: thủy điện, luyện kim đen và luyện kim màu, dệt, nhuộm, giấy, chế biến thực phẩm,
0,25
 + Khí hậu: tính chất đa dạng và phức tạp của khí hậu kết hợp với nguồn tài nguyên sinh vật làm xuất hiện các tập đoàn cây trồng, vật nuôi phong phú, là cơ sở để phát triển ngành công nghiệp chế biến thực phẩm.
0,25
 + Đất là nơi để xây dựng các nhà máy, xí nghiệp công nghiệp. Rừng, sinh vật biển là cơ sở cho công nghiệp khai thác, chế biến gỗ, hải sản, 
0,25
* Trong điều kiện hội nhập hiện nay nhân tố nào đóng vai trò quan trọng nhất? Vì sao? 
- Trong điều kiện hội nhập hiện nay nhân tố đóng vai trò quan trọng nhất đối với sự phát triển và phân bố công nghiệp là vị trí địa lí.
0,25
- Vì: vị trí địa lí có tác động rất lớn đến việc lựa chọn các nhà máy, các khu công nghiệp, khu chế xuất, từ đó sẽ hội tụ được nhiều nhân tố khác cho phát triển và phân bố công nghiệp.
0,25
4
2,5 điểm
a
Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện tốc độ tăng trưởng sản lượng than và điện ở nước ta giai đoạn 1990 - 2010.
* Xử lí số liệu: 
- Lấy sản lượng năm 1990 = 100%
- Tính tốc độ tăng trưởng:
Bảng tốc độ tăng trưởng sản lượng than và điện ở nước ta 
giai đoạn 1990 - 2010 (Đơn vị: %)
 Năm
Sản phẩm
1990
1995
2000
2006
2010
Than
100
182,6
252,2
845,7
1110,9
Điện
100
167,0
303,4
671,6
909,1
0,5
* Vẽ biểu đồ: biểu đồ đường biểu diễn (vẽ biểu đồ khác không cho điểm).
Yêu cầu: vẽ bằng bút mực, chính xác (số liệu, khoảng cách năm), trình bày sạch đẹp, rõ ràng. Cần ghi đủ: số liệu, hai đường có kí hiệu khác nhau, chú giải, đơn vị, năm, tên biểu đồ.
 Nếu thiếu, sai mỗi lỗi trừ 0,25 điểm.
1,0
b
Qua biểu đồ đã vẽ rút ra nhận xét và giải thích.
* Nhận xét:
- Cả hai sản phẩm than và điện đều tăng nhưng tốc độ tăng trưởng khác nhau. 
0,25
- Cụ thể: than có tốc độ tăng trưởng nhanh hơn, tăng từ 100% (năm 1990) lên 1110,9% (năm 2010), điện có tốc độ tăng trưởng chậm hơn, tăng từ 100% (năm 1990) lên 909,1% (năm 2010)
0,25
* Giải thích:
- Cả hai sản phẩm than và điện đều tăng do: nước ta có nhiều tiềm năng (trữ lượng), nhu cầu sản xuất và tiêu dùng than, điện ngày càng lớn,...
0,25
- Than có tốc độ tăng trưởng lớn hơn điện là do than là năng lượng truyền thống, trữ lượng lớn. Trong khi đó trình độ khoa học nước ta còn hạn chế nên chưa khai thác hết được tiềm năng của ngành điện, nên điện có tốc độ tăng trưởng chậm hơn.
0,25
----------Hết----------

Tài liệu đính kèm:

  • docDE_HSG.doc