Kỳ thi chọn học sinh giói huyện năm học : 2008-2009 môn thi : Vật lý 9 (thời gian 150 phút, không kể thời gian giao đề)

doc 4 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 1669Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kỳ thi chọn học sinh giói huyện năm học : 2008-2009 môn thi : Vật lý 9 (thời gian 150 phút, không kể thời gian giao đề)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kỳ thi chọn học sinh giói huyện năm học : 2008-2009 môn thi : Vật lý 9 (thời gian 150 phút, không kể thời gian giao đề)
UBND HUYỆN CƯMGAR	KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIÓI HUYỆN 
PHÒNG GD & ĐT CƯMGAR	NĂM HỌC : 2008-2009
ĐỀ CHÍNH THỨC
	MÔN THI : VẬT LÝ 9
	(Thời gian 150 phút, không kể thời gian giao đề)
Bài 1: (4 đ).
Treo một khối nhôm vào đầu mút của một đầu đòn bẩy. Đòn bẩy cân bằng khi treo vào tay đòn bên kia của trục quay một quả cân 500g và ở cách trục quay một khỏang l1= 10 cm. Khi nhúng ngập khối nhôm vào dầu nhờn(D = 0,9g/cm3) thì phải dịch chuyển quả cân đi một khoảng 3,6 cm để đòn bẩy trở lại cân bằng.
Hỏi khối nhôm đặc hay rỗng?. Tính thể tích phần rỗng nếu có. Cho biết toàn bộ đòn bẩy dài 40 cm và trục quay đi qua điểm chính giữa đòn bẩy.
Nếu nhúng khối nhôm vào một chất lỏng và treo quả cân ở cách trục quay một khoảng l’ = 6 cm thì thấy đòn bẩy cân bằng. Xác định khối lượng riêng của chất lỏng đó.
Bài 2 : (4 đ)
Một bếp điện đun một ấm đựng 500g nước ở 15 oC. Nếu đun trong 5 phút, nhiệt độ nước lên đến 23 oC. Nếu lượng nước là 750g thì đun trong 5 phút nhiệt độ chỉ đến 20,8 oC.
	Tính:
Nhiệt lượng ấm thu vào để tăng lên 1 oC.
Nhiệt lượng do bếp tỏa ra trong 1 phút. Cho hiệu suất của bếp là 40% và nhiệt dung của nước là 4200 J/kgK.
+	K	 R1	 -	
	 	 	 R2	 R3	 R4
	(H1)
Bài 3: (5 đ)
ÞB
AÞ
	Cho mạch điện như sơ đồ (H1). Biết:
R1 = 6 Ω ; R2 = R3 = 20 Ω; R4 = 2 Ω.
	1) Tính điện trở của đọan mạch AB khi 
K đóng và mở.
2) Khi K đóng và mở hiệu điện thế giữa 2
đầu A và B được duy trì 24V thì cường độ 
dòng điện qua R2 là bao nhiêu?.
Bài 4: (4 đ)
	Một gia đình dùng 2 bóng đèn sợi đốt có ghi số: Đ1(220V-60W) ; Đ2(220V–75W) và một ấm điện có ghi số(220V- 1000W).
1) Tính tiền điện phải trả của gia đình đó trong 1 tháng(30 ngày). Biết rằng gia đình đó sử dụng điện lưới 220V và mỗi ngày dùng cả 2 đèn 6 giờ, bếp trong 1 giờ, giá điện là 550 đồng/ KWh
2) Khi biết sử dụng điện cần thích hợp là đủ, gia đình đó chỉ thay hai đèn trên bằng đèn compact huỳnh quang và đèn ống huỳnh quang có ghi số Đ1’(220V-15W); Đ2’(220V- 40W). Với điều kiện thời gian dùng như trên thì tháng sau gia đình đó tiết kiệm được bao nhiêu tiền điện?. 
Bài 5: (3 đ)
1) Hãy vẽ ảnh của vật sáng AB đặt trước thấu kính trên hình (H2), có nêu cách vẽ.
B
F
A
M
M
*
O
(H2)
2) A là điểm sáng đặt trước một gương phẳng
G. A’ là ảnh của A qua gương. Hãy xác định 
vị trí của gương và vẽ hai tia sáng từ A qua
gương để tạo ảnh A’
* A
* A’
	..HẾT.	
UBND HUYỆN CƯMGAR	 
PHÒNG GD & ĐT CƯMGAR 	ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM
CHẤM BÀI THI HỌC SINH GIỎI HUYỆN NĂM HỌC 2008-2009
(MÔN VẬT LÝ 9)
Bài 1: (4đ)
Câu a:	2,5đ	
- Lập luận (trọng lượng khối nhôm P, quả cân Pc) khi đòn bẩy cân bằng ta có:
 hay khối nhôm có khối lượng bằng ½ K.lượng quả cân	0,5đ
M = 250g (M là khối lượng khối nhôm)
- Khi nhôm nhúng trong chất lỏng chịu tác dụng lực đẩy ÁcSimét là: F = d.V= DgV	0,25đ
+ Lúc đòn bẩy cân bằng lần 2 ta có:
 hay (D là KLR chất lỏng)	1,0đ
Thay số giải được V = 100cm3 	0,25đ
+ Nếu khối nhôm đặc thì khối lượng là: M = Dn.V = 2,7g /cm3. 100cm3 = 270g	0,25đ
+ Vậy khối nhôm rỗng và Vrỗng = (270-250)/2,7 = 7,4 cm3	0,25đ
Câu b:	1,5đ
- Khi nhúng nhôm vào chất lỏng có KLR D’theo đề bài to có:
+ => = 6/20	1,0đ
- Thay số giải được: D’= = 1g/cm3	0,5đ
Bài 2: (4đ) Học sinh lập luận và viết được:	
Câu a: 	2,5đ
- Gọi và lập được PT nước, ấm thu nhiệt trong hai trường hợp là:	
+ Q1 = mcΔt1 = (c m1 + c0m0)(t1- t) (1)	0,5đ 
 với t là nhiệt độ đầu của nước, m0 là kl của ấm.	
+ Q2 = mcΔt2 = (c m2 + c0m0)(t2- t) (2)	0,5đ
với t2 là nhiệt độ nóng lần 2 của nước	
- Từ (1) và (2) ta có: Q1 = Q2 (vì bếp đều đun 5 phút)	0,25đ
=> (c m1 + c0m0)(t1- t) = (c m2 + c0m0)(t2 - t)	0,25đ
=> c0m0(t1- t) - c0m0(t2 - t) = c m2 (t2- t) - c m1 (t1- t) 	0,25đ
=> c0m0(t1- t + t- t2) = c0m0(t1 - t2) = c m2 (t2- t) - c m1 (t1- t) 	0,25đ
=> = thay số tính được
 = 668 (J/độ)	0,5đ
Câu b: Nhiệt lượng nước và ấm thu được trong 5 phút(có ích) là :	1,5đ
- Q’ = Q1 = mcΔt1 = (c m1 + c0m0)(t1- t) = (4200.05 + 668)(23-15) = 22144(J)	0,5đ
- Nhiệt lượng do dòng điện tỏa ra trong 5 phút:
Q = = 553600(J)	0,5đ
- Nhiệt lượng do dòng điện tỏa ra trong 1 phút là :
 q = 553600/5 = 110720(J)	0,5đ
Bài 3:(5đ)
Câu a: 	3,0đ
- Khi K mở thì R3 nt với đm (R1 nt R2//R4) nên ta có :	0,5đ
 RAB = R3 + = = 20 + 52/28 = 21,86(Ω)	1,0đ
- Khi K đóng thì R4 nt với đm (R2//R3) nên ta có:
+ R1 được mắc vào AB nên R1// R4 nt(R2//R3)	0,5đ
- Tính được : R234 = = = 12(Ω)	0,5đ
- Tính được : R’AB = 4 (Ω)	0,5đ
Câu b: 	2,0đ
Từ câu a ta có : 
cường độ dòng điện qua mạch chính khi K mở : I = = 1,1(A)	0,25đ
Áp dụng tính chất đm song song(R12//R4) 
ta có: hay 	0,5đ
Vậy cường độ dòng điện qua R2 là:
=> = 0,079(A)	0,25đ
+ Cường độ qua R4 khi K đóng : I4 = I3 + I2 = = 2 (A)	0,5đ
+ Cường độ qua R2 là : Vì R2 = R3 nên I2 = I3 => I2 = 1A	0,5đ
Bài 4: (4đ)
Câu 1: 	2,50đ
Phải mắc // các thiết bị trên vào đúng hiệu điện thế U = 220V	
Khi đó công suất tiếu thụ của các thiết bị đúng bằng công suất định mức:	0,25đ
Ta có: P1 = 60W = 0,06 KW	0,25đ
	P2 = 75W = 0,075 KW	0,25đ
	P3 = 1000W = 1 KW	0,25đ
- Thời gian dùng đèn trong 1 tháng: t12 = 6 x 30 = 180 (giờ)	0,25đ
- Thời gian dùng ấm điện trong 1 tháng: t3 = 1 x 30 = 30 (giờ)	0,25đ
- Điện năng tiêu thụ cho đèn là:
A = P.t = P1.t1 + P2.t2 + P3.t3 = (P1 + P2 )t12 + P3 t3 = (0,06 + 0,075)180h + 1. 30h
= 24,3 KWh +30 KWh = 54,3kwh	0,75đ
- Tiền điện phải trả trong 1 tháng là : 54,3 kwh x 550 đồng/kwh = 29865 đồng	0,25đ
Câu 2:	1,50đ
Thay các công suất mới để tính đúng điện năng tiêu thụ:
A’ = (P’1+ P’2)t12 + A3 = (0,015 + 0,04).180 + 30kwh = 39,9 kwh	1,0đ
Tiền điện phải trả tháng sau là: 39,9kwh x 550 đồng/kwh = 21945 đồng	0,25đ
Tiền tiết kiệm được của tháng sau là : 29865 đồng - 21945 đồng = 7920đ	0,25đ
Bài 5 (3đ)	1,5đ
Câu 1:- Lấy được tiêu điểm ảnh F’	0,25đ
- Dùng 2 tia đặc biệt(tia quang tâm và tia // trục chính) xác định được A’
là ảnh của A(vẽ đúng như hình vẽ)	0,5đ
- Tương tự xác định được B’ là ảnh của B	0,5đ
- Nêu được A’B’ là ảnh của AB	0,25đ
F’*
B
F
A
M
N
*
O
A’
B’
Câu 2:	1,5đ
- Vì ảnh tạo bỡi gương phẳng có tính chất đối xứng với vật qua gương, từ đó 
ta dựng đương trung trực của đọan AB chính là vị trí đặt gương G	0,25đ
- Vẽ đúng mặt G quay về phía A	0,25đ
- Vẽ đúng hai tia từ A qua gương tới A’	1,0đ
* A
* A’

Tài liệu đính kèm:

  • docDE_HSG_Ly_9Huyen_NH0809.doc