Kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp huyện năm học 2015 – 2016 môn thi: Ngữ văn lớp 9 thời gian: 150 phút ( không kể thời gian giao đề)

doc 4 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 1396Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp huyện năm học 2015 – 2016 môn thi: Ngữ văn lớp 9 thời gian: 150 phút ( không kể thời gian giao đề)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp huyện năm học 2015 – 2016 môn thi: Ngữ văn lớp 9 thời gian: 150 phút ( không kể thời gian giao đề)
PHÒNG GD& ĐT	 KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN	
 HUYỆN NHƯ XUÂN Năm học 2015 – 2016
 ĐỀ CHÍNH THỨC	 Môn thi: Ngữ văn
 Lớp 9 THCS	
 Ngày thi: 12 tháng 01 năm 2016	
 Thời gian: 150 phút ( không kể thời gian giao đề)
 Đề này có 03 câu, gồm 01 trang
Câu 1: ( 4.0 điểm )
Hãy chỉ ra biện pháp tu từ và ý nghĩa của chúng trong các câu thơ sau:
“ Giấy đỏ buồn không thắm
 Mực đọng trong nghiên sầu”
 ( Ông đồ, Vũ Đình Liên)
 b. Để miêu tả cảnh biệt li của Thúy Kiều với gia đình, đại thi hào Nguyễn Du viết:
 “ Đau lòng kẻ ở người đi
 Lệ rơi thấm đá, tơ chia rũ tằm”
 ( Truyện Kiều, Nguyễn Du)
Câu 2: ( 6.0 điểm)	
 Lấy tựa đề “ Gia đình và quê hương – chiếc nôi nâng đỡ đời con”, hãy viết một bài nghị luận nêu suy nghĩ của em về nguồn cội yêu thương của mỗi con người?
Câu 3: ( 10 điểm )
 Bàn về bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt có ý kiến cho rằng: “ Bài thơ biểu hiện một triết lý thầm kín: những gì là thân thiết nhất của tuổi thơ mỗi người, đều có sức tỏa sáng, nâng đỡ con người trên hành trình dài rộng của cuộc đời”.
 Bằng những hiểu biết của em về bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt, hãy làm sáng tỏ nhận định trên. 
----------------------------------------------Hết-------------------------------------------------
Họ và tên thí sinh:.........................................................SBD:................................
Chữ ký giám thị: GT1:............................................GT2...........................................
 Chú ý: Giám thị không giải thích gì thêm
PHÒNG GD& ĐT	 KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN	
 HUYỆN NHƯ XUÂN Năm học 2015 – 2016
 Môn thi: Ngữ văn
 Lớp 9 THCS
	 Ngày thi: 12 tháng 01 năm 2016	
 Thời gian: 150 phút ( không kể thời gian giao đề)
HƯỚNG DẪN CHẤM
 Câu 1
a. Biện pháp tu từ: nhân hóa (buồn, sầu).
 Ý nghĩa: Nỗi buồn tủi, cô đơn của ông đồ trong buổi suy tàn của nền Hán học. 
b. Biện pháp tu từ: tiểu đối (kẻ ở-người đi), nói quá (lệ rơi thấm đá), ẩn dụ (tơ chia rũ tằm).
 Ý nghĩa: Nỗi đau đớn đến đứt ruột của Thúy Kiều khi phải giã biệt gia đình, đồng thời thể hiện tinh thần nhân đạo của Nguyễn Du dành cho nhân vật. 
Câu 2 : (60 điểm)
A. Yêu cầu chung :
+ Học sinh viết đúng kiểu bài văn nghị luận.
+ Bố cục đảm bảo.
+ Hiểu được nội dung của vấn đề : khẳng định giá trị quê hương, gia đình trong cuộc sống mỗi con người; Những việc làm để xây dựng quê hương và rạng rỡ gia đình, có thái độ phê phán trước những hành vi chưa tốt.
Viết văn mạch lạc hạn chế mắc lỗi.
B. Yêu cầu cụ thể:	
Mở bài : (1,0 điểm)
- Giới thiệu vấn đề nghị luận ; nguồn cội yêu thương của mỗi con người.
- Gia đình và quê hương là điều không thể thiếu trong cuộc đời của mỗi con người sẽ là bến đỗ bình yên cho mỗi con người.
Thân bài :
1. Khẳng định ý nghĩa gia đình và quê hương trong cuộc sống của mỗi con người : (4,0 điểm)
- Gia đình là nơi có mẹ, có cha, có những người thân yêu, ruột thịt của chúng ta. ở nơi ấy chúng ta được yêu thương, nâng đỡ khôn lớn và trưởng thành.
- Cùng với gia đình là quê hương, nơi chôn nhau cắt rốn của ta. Nơi ấy mọi người ta quen biết và thân thiết, có cảnh quê thơ mộng trữ tình, có những kỷ niệm ngày ấu thơ cùng bè bạn, những ngày cắp sách đến trường.
- Gia đình và quê hương sẽ là bến đỗ bình yên cho mỗi con người; dù ai đi đâu, ở đâu cũng sẽ luôn tự nhắc nhở hãy nhớ về nguồn cội quê hương.
2. Những việc làm để xây dựng quê hương và rạng rỡ gia đình : (4,0 điểm)
- Với gia đình, chúng ta hãy làm tròn bổn phận của người con, người cháu: học giỏi, chăm ngoan, hiếu thảo để ông bà, cha mẹ vui lòng.
- Với quê hương, hãy góp sức trong công việc xây dựng quê hương, tham gia các phòng trào vệ sinh môi trường để làm đẹp quê hương, đấu tranh trước những tệ nạn xã hội đang diễn ra ở quê hương.
- Có thể khi trưởng thành trở về quê hương lập nghiệp, xây dựng quê mình ngày một giàu đẹp. . .
3. Có thái độ phê phán trước những hành vi: (2,0 điểm)
- Phá hoại cơ sở vật chất.
- Những suy nghĩ chưa tốt về quê hương; chê quê hương nghèo khó, chê bai quê lam lũ, lạc hậu, không muốn nhận quê hương mình . . .
4. Liên hệ mở rộng : 
Đến những tác phẩm viết về gia đình và quê hương để thấy ý nghĩa của quê hương trong đời sống tinh thần của mỗi con người “Quê hương” ( Đỗ Trung Quân) “ Quê hương” (Giang Nam) “ Quê hương” (Tế Hanh) “Nói với con” (Y Phương) . . . (2,0 điểm)
Kết bài : Khẳng định (1,0 điểm)
- Nguồn cội của mỗi con người là gia đình và quê hương nên hiểu rộng hơn quê hương không chỉ là nơi ta sinh ra và lớn lên, quê hương còn là Tổ Quốc; Tình yêu gia đình luôn gắn liền với tình yêu quê hương, tình yêu đất nước.
- Mỗi con người luôn có sự gắn bó những tình cảm riêng tư với những tình cảm cộng đồng.
Câu 3:
* Về nội dung kiến thức: Học sinh cần bám sát lời nhận định trên và văn bản để trình bày các ý sau:
- Giải thích lời nhận định: 
+ Những gì là thân thiết nhất của tuổi thơ mỗi người: là những người thân trong gia đình, bạn bè, những kỷ niệm, một cây lược, một chiếc bút gắn bó sâu sắc với ta. Đều có sức tỏa sáng, nâng đỡ con người trên hành trình dài rộng của cuộc đời: trở thành điểm tựa, nguồn động lực, cho ta sức mạnh trong mỗi bước đường đời.
- Chứng minh nhận định: 	
+ Trong bài thơ Bếp lửa, những gì thân thiết của tuổi thơ người cháu là bà, là bếp lửa, là những hình ảnh của quê hương Những hình ảnh đó đã in đậm trong cháu từ thuở ấu thơ. (Dẫn chứng)
+Bà với tình yêu thương, đức hy sinh, niềm tin yêu cuộc sống; Bếp lửa với sự ấm nồng, thân thiết đã là chỗ dựa cho cháu, nhen lên trong cháu những tâm tình, những niềm tin, là nơi chắp cánh ước mơ cho cháu(Dẫn chứng)
+ Khi cháu lớn lên, học tập và công tác nơi xa, bà và bếp vẫn là điểm tựa, là nguồn động viên là nơi nâng đỡ(Dẫn chứng)
+ Suy rộng ra, điều tạo ra sức tỏa sáng, sự nâng đỡ người cháu trong bài thơ còn là quê hương, đất nước.
- Đánh giá khái quát:
+Bài thơ kết hợp trữ tình, tự sự, nhiều hình ảnh thơ đẹp
+Những hình ảnh, kỉ niệm thân thiết nhất của tuổi thơ người cháu đã có sức tỏa sáng, nâng đỡ cháu, là chỗ dựa, là nguồn cổ vũ động viên cháu trên hành trình dài rộng của cuộc đời cháu.
+Bài thơ còn ngợi ca vẻ đẹp của người bà, người phụ nữ Việt Nam, gợi lòng biết ơn, tình cảm gia đình, tình yêu quê hương, đất nước.
c. Biểu điểm chấm:
* Điểm 5 : Bài làm đảm bảo các yêu cầu trên. Thể hiện được năng lực cảm thụ văn học. Có kỹ năng phân tích, chứng minh vấn đề, hệ thống luận điểm rõ ràng. Có được những đoạn hay. 
* Điểm 4 : Đạt những yêu cầu chính. Văn viết có cảm xúc. Bố cục tương đối hợp lý. Diễn đạt gọn, ít lỗi diễn đạt.
* Điểm 3 : Bài làm chưa sáng tạo, chỉ phân tích tác phẩm, chưa biết chia luận điểm. Cảm nhận chung chung, không sâu, chưa biết sử dụng dẫn chứng để chứng minh. Còn mắc lỗi diễn đạt.
* Điểm 2 : Diễn xuôi thơ, hoặc cảm nhận không xuất phát từ tác phẩm. Chưa có bố cục hợp lí, chưa biết xây dựng hệ thống luận điểm bám sát vào lời nhận định, còn mắc nhiều lỗi diễn đạt.
* Điểm 1 : Cảm nhận và phân tích chưa đúng hướng, mắc nhiều lỗi diễn đạt, chưa có bố cục, chưa biết tổ chức luận điểm.
* Điểm 0 : Bài làm lạc đề hoặc chỉ viết vài dòng, sai cả nội dung và phương pháp.
Lưu ý : Giám khảo nghiên cứu kĩ Mục đích, Yêu cầu và Biểu điểm để cho các điểm lẻ còn lại.

Tài liệu đính kèm:

  • docDe_thi_hoc_sinh_gioi_van_9_huyen_Nhu_Xuan_2016.doc