MA TRẬN Mức độ Tên chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng Cấp độ thấp Cấp độ cao 1. Chủ đề 1: Văn học - Thơ Việt Nam - Nhớ được tên tác giả, tên tác phẩm. - Nhớ được nội dung tác phẩm. Số câu Số điểm Tỉ lệ % Số câu: 1 Số điểm: 2 Tỉ lệ %: 20% Số câu:1 Số điểm: 2 Tỉ lệ %: 20% 2. Chủ đề 2: Tiếng Việt - Câu cảm thán. - Hành động nói. - Nhận biết câu cảm thán. - Biết được hành động nói trong câu. Số câu Số điểm Tỉ lệ % Số câu: 1 Số điểm: 1 Tỉ lệ %: 10% Số câu: 1 Số điểm: 1 Tỉ lệ %: 10% 3. Chủ đề 3: Tập làm văn - Trình bày đoạn văn - Văn nghị luận - Xác định được yêu cầu đề bài. - Viết đoạn văn theo yêu cầu. - Trình bày bài văn có bố cục 3 phần. - Viết bài văn nghị luận theo yêu cầu cụ thể. Số câu Số điểm Tỉ lệ % Số câu: 1/3 Số điểm: 2 Tỉ lệ %: 20% Số câu: 1 Số điểm: 3 Tỉ lệ %: 10% Số câu: 1/3 Số điểm: 1 Tỉ lệ %: 10% Số câu: 1/3 Số điểm: 1 Tỉ lệ %: 10% Số câu: 2 Số điểm: 7 Tỉ lệ %: 70% Tổng số câu Tổng số điểm Tỉ lệ % Số câu: 2+1/3 Số điểm: 5 Tỉ lệ %: 50% Số câu: 1 Số điểm: 3 Tỉ lệ %: 30% Số câu: 1/3 Số điểm: 1 Tỉ lệ %: 10% Số câu: 1/3 Số điểm: 1 Tỉ lệ %: 10% Số câu: 4 Số điểm: 10 Tỉ lệ %: 100% KỲ KIỂM TRA HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2015 – 2016 Ngày kiểm tra: ngày tháng năm 2016 Môn kiểm tra: Ngữ Văn Lớp: 8 Hệ: THCS Thời gian: 90 phút (Không tính thời gian giao đề) (Học sinh không phải chép đề vào giấy kiểm tra) ĐỀ CHÍNH THỨC I. PHẦN ĐỌC – HIỂU: (3 điểm) Cho câu thơ sau: “Ta nghe hè dậy bên lòng” Câu 1: (2 điểm) Hãy chép tiếp các câu thơ còn lại để hoàn thành khổ thơ? Khổ thơ vừa chép trích trong tác phẩm nào? Tác giả nào? Câu 2: (1điểm) Đoạn thơ trên có mấy câu cảm thán? Câu cảm thán đó dùng để thực hiện hành động nói là gì? II. PHẦN LÀM VĂN: (7 đểm). Câu 1: (3 điểm) Em hãy viết 1 đoạn văn ngắn (khoảng 1 trang giấy thi) trình bày suy nghĩ của em về hiện tượng thiếu trung thực trong thi cử (sử dụng tài liệu, nhìn bài bạn...) Câu 2: (4 điểm) Việt Nam có truyền thống “Lá lành đùm lá rách”, bằng hiểu biết của mình, em hãy viết một bài văn nghị luận để làm sáng tỏ vấn đề trên. --------------- HẾT --------------- KỲ KIỂM TRA HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2015 – 2016 HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN NGỮ VĂN LỚP 8 HỆ THCS (Hướng dẫn chấm có 2 trang) 1/ Học sinh trả lời theo cách riêng nhưng đáp ứng được yêu cầu cơ bản như trong hướng dẫn chấm, thì vẫn cho đủ điểm như hướng dẫn quy định. 2/ Việc chi tiết hóa điểm số (nếu có) so với biểu điểm phải đảm bảo không sai lệch với hướng dẫn chấm và được thống nhất trong tổ chấm kiểm tra. 3/ Sau khi cộng điểm toàn bài, làm tròn đến một chữ số thập phân. Điểm toàn bài tối đa là 10,0 điểm. ĐÁP ÁN ĐIỂM I/ PHẦN ĐỌC – HIỂU: (3 điểm) Câu 1: Các câu thơ tiếp theo: Mà chân muốn đạp tan phòng hè ôi! Ngột làm sao, chết uất thôi Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu! Tác phẩm: Khi con tu hú. Tác giả: Tố Hữu. 1 điểm 0.5 điểm 0.5 điểm Câu 2: Đoạn thơ vừa chép có hai câu cảm thán: Mà chân muốn đạp tan phòng hè ôi! Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu! Hành động nói: Bộc lộ cảm xúc 0.5 điểm 0,5 điểm II/ PHẦN LÀM VĂN: (7 điểm) Câu 1: Yêu cầu: - Nội dung: HS trình bày suy nghĩ của bản thân về hiện tượng thiếu trung thực trong thi cử hiện nay. - Hình thức: HS viết được một đoạn văn. Có câu chủ đề, viết câu đúng ngữ pháp, diễn đạt ý mạch lạc. * Chú ý: Nếu HS viết không có câu chủ đề: - 0,5 điểm Viết hơn một đoạn: - 0,5 điểm 3 điểm Câu 2: Yêu cầu về nội dung: Mở bài: Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: Người Việt Nam có truyền thống yêu thương, giúp đỡ nhau lúc khó khăn, hoạn nạn. Thân bài: trình bày các luận điểm để làm sáng tỏ vấn đề: Ý nghĩa của câu tục ngữ Trong thực tế ta chứng kiến rất nhiều những gương sáng luôn giúp đỡ người gặp khó khăn, hoạn nạn: + Toàn dân quyên góp giúp đỡ đồng bào bị thiên tai, lũ lụt. + Các mạnh thường quân giúp đỡ các gia đình nghèo: Xây nhà, tặng quà... + Trên tivi có rất nhiều chương trình giúp người nghèo khó: mái ấm tình thương, vòng tay nhân ái... + Ở trường cũng nhiều lần phát động phong trào tấm áo tặng bạn, vì tết bạn nghèo... Nhận định chung và kêu gọi mọi người hãy phát huy truyền thống tốt đẹp này. Kết bài: Khẳng định lại truyền thống tốt đẹp của người VN. Lời hứa và quyết tâm của bản thân. Yêu cầu về hình thức: + Làm đúng kiểu bài văn nghị luận. + Bố cục rõ ràng. 3. Biểu điểm: - Điểm 3 - 4: Bài hoàn chỉnh, đúng đặc trưng thể loại. Bố cục mạch lạc, có sức lôi cuốn, không mắc lỗi chính tả. - Điểm 2: Yêu cầu như bài 5 điểm nhưng mức độ thấp hơn, ít mắc lỗi diễn đạt, lỗi chính tả. - Điểm 1: bài chưa hoàn chỉnh, diễn đạt tối nghĩa, ý tứ sơ sài. * Lưu ý: Bài viết của học sinh rất phong phú, sinh động. Vì vậy giáo viên chấm cần linh hoạt căn cứ vào bài làm cụ thể của học sinh để cho điểm thoả đáng đối với những bài viết có tính sáng tạo, trình bày sạch sẽ. 0.5 điểm 3 điểm 0.5 điểm
Tài liệu đính kèm: