Kiểm tra tiếng việt lớp 9

doc 14 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 1871Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kiểm tra tiếng việt lớp 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kiểm tra tiếng việt lớp 9
PHÂN MÔN: TIẾNG VIỆT (TIẾT 74)
KHUNG MA TRẬN
TÊN CHỦ ĐỀ
(Nội dung, chương..)
NHẬN BIẾT
THÔNG HIỂU
VẬN DỤNG
TỔNG CỘNG
TL
TL
TL
Chủ đề:
- Các phương châm hội thoại
- Sự phát triển của từ vựng
- Tổng kết từ vựng
- Kể tên và nêu định nghĩa về các phương châm hội thoại.
- Nhận diện các phương châm hội thoại.
-Nhận diện nghĩa gốc, nghĩa chuyển và phương thức chuyển nghĩa.
Viết đoạn văn ngắn phân tích tác dụng của  các phép tu từ.
Số câu :
Số điểm:
Tỉ lệ %
Số câu : 0.5
Số điểm: 2.5
Tỉ lệ  25%
Số câu : 1.5
Số điểm: 3.5
Tỉ lệ  35%
Số câu : 1
Số điểm: 4
Tỉ lệ 40 %
Số câu : 3
Số điểm: 10
Tỉ lệ  100 %
TRƯỜNG THCS PHAN BỘI CHÂU
HỌ TÊN HS:........................................          KIỂM TRA TIẾNG VIỆT 9 (1 T)
LỚP :............
                        ĐIỂM
                           LỜI PHÊ
Câu 1 : ( 3.5 điểm )
a. Kể tên và nêu định nghĩa các phương châm hội thoại đã học?  (2.5đ)
b. Cho biết phương châm hội thoại nào có liên quan trong ví dụ dưới đây?  (1đ)                                       
                        Người con đang học môn Địa lí , hỏi bố:
                           - Bố ơi! Ngọn núi nào cao nhất thế giới hả bố ?
                  Người bố đang mải đọc báo, trả lời:
                           - Ngọn núi nào không nhìn thấy ngọn là ngọn núi cao nhất.
                                                                           ( Truyện cười dân gian)
Câu 2: ( 2.5 điểm )  Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:
                        “Áo anh rách vai
                        Quần tôi có vài mảnh vá
                        Miệng cười buốt giá
                        Chân không giày
                        Thương nhau tay nắm lấy bàn tay.
                        Đêm nay rừng hoang sương muối
                        Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
                        Đầu súng trăng treo.”
                                    (Đồng chí – Chính Hữu)
Xác định nghĩa gốc, nghĩa chuyển và chỉ rõ phương thức chuyển nghĩa trong các từ gạch chân.
Câu 3: ( 4,0 điểm) Chỉ ra và phân tích tác dụng của phép điệp ngữ trong đoạn thơ sau:
                        Mai về miền Nam thương trào nước mắt
                         Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác
                         Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây
                         Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này.
                                                             ( Viếng lăng Bác – Viễn Phương )
                                                     Bài làm
.........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
          HƯỚNG DẪN CHẤM, BIỂU ĐIỂM T.V9
CÂU HỎI
NỘI DUNG
BIỂU ĐIỂM
Câu 1:
( 3.5 điểm)
a.      Có 5 phương châm hội thoại đã học:
-Phương châm về chất: : Khi giao tiếp, đừng nói những điều mà mình không tin là đúng hay không có bằng chứng xác thực.
-Phương châm về lượng: Khi giao tiếp, cần nói cho có nội dung, nội dung của lời nói phải đáp ứng đúng yêu cầu của cuộc giao tiếp, không thiếu, không thừa.
-Phương châm quan hệ: : Khi giao tiếp, cần nói đúng vào đề tài giao tiếp, tránh nói lạc đề.
-Phương châm cách thức: : Khi giao tiếp, cần chú ý nói ngắn gọn, rành mạch; tránh cách nói mơ hồ.
-Phương châm lịch sự: : Khi giao tiếp, cần tế nhị và tôn trọng người khác.
b. Không tuân thủ phương châm cách thức.
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
1,0 điểm
Câu 2
( 2.5 điểm )
-vai: nghĩa chuyển ->hoán dụ
-miệng: nghĩa gốc
-chân: nghĩa gốc
-tay: nghĩa gốc
-đầu: nghĩa chuyển ->ẩn dụ
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
Câu 3
( 4 điểm )
-Hình thức: một đoạn văn
 - Chỉ ra và phân tích tác dụng của phép Điệp ngữ:
“Muốn làm ” nhấn mạnh được ước muốn cao đẹp của nhà thơ . tg muốn làm đóa hoa để dâng hương thơm cho lăng Bác , muốn làm con chim để dâng tiếng hót vui quanh lăng ,muốn làm cây tre trung hiéu để canh gác cho Bác ngày đêm. Nhứng ước muốn đó đã thể hiện tấm lòng thành kính , biết ơn sâu  sắc của tg cũng như của nhân nhân ta với Bác .
1,0 điểm
3.0 điểm
LƯU Ý ĐIỂM TRỪ:
- Trừ điểm tối đa đối với đoạn văn viết không đúng hình thức  (1,0 điểm)
ĐỀ KIỂM TRA 45 PHÚT MÔN NGỮ VĂN 9
PHÂN MÔN: VĂN BẢN (TIẾT 75)
KHUNG MA TRẬN
TÊN CHỦ ĐỀ
(Nội dung, chương.)
NHẬN BIẾT
THÔNG HIỂU
VẬN DỤNG
TỔNG CỘNG
TL
TL
TL
Chủ đề:
- Tác giả, tác phẩm
- Văn bản thơ
- Văn bản truyện
- Nêu những nét chính về tác giả và hoàn cảnh sáng tác tác phẩm.
- Chép thuộc lòng đoạn thơ.
- Nhận diện ý nghĩa của hình ảnh thơ.
Viết đoạn văn ngắn nêu cảm nhận về vẻ đẹp của nhân vật.
Số câu :
Số điểm:
Tỉ lệ %
Số câu : 1.5
Số điểm: 4.0
Tỉ lệ  40%
Số câu : 0.5
Số điểm: 2.0
Tỉ lệ  20%
Số câu : 1
Số điểm: 4.0
Tỉ lệ 40 %
Số câu : 3
Số điểm: 10
Tỉ lệ  100 %
BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA
Câu 1 : ( 2.0 điểm )
            Nêu những nét chính về tác giả Huy Cận và hoàn cảnh sáng tác bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá”.
Câu 2 : ( 4.0 điểm )
            Chép thuộc lòng khổ thơ cuối bài thơ “Ánh trăng” của Nguyễn Duy. Ý nghĩa của hình ảnh vầng trăng trong khổ thơ cuối đó.
Câu  3 : ( 4.0 điểm )
            Viết một đoạn văn ngắn (10->15 dòng), nêu những cảm nhận của em về một trong hai nhân vật sau:
a.  Anh thanh niên trong văn bản “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long.
b. Bé Thu trong văn bản “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng.
HƯỚNG DẪN CHẤM, BIỂU ĐIỂM:
CÂU HỎI
NỘI DUNG
BIỂU ĐIỂM
Câu 1:
( 2.0 điểm)
* Tác giả Huy Cận:
-Tên đầy đủ: Cù Huy Cận (1919-2005), quê ở Hà Tĩnh.
-Nổi tiếng trong phong trào Thơ Mới với tập “Lửa thiêng”.
-Là một trong những nhà thơ tiêu biểu của nền thơ ca hiện đại Việt Nam.
* Hoàn cảnh sáng tác:
-Bài thơ được sáng tác năm 1958, sau chuyển đi thực tế dài ngày ở vùng mỏ Quảng Ninh.
-In trong tập thơ “Trời mỗi ngày lại sáng”.
1,0 điểm
1,0 điểm
Câu 2
( 4.0 điểm )
* Chép thuộc lòng khổ thơ cuối:
               “Trăng cứ tròn vành vạnh
               Kể chi người vô tình
               Ánh trăng im phăng phắc
               Đủ cho ta giật mình.”
* Ý nghĩa của hình ảnh vầng trăng:
- Trăng tượng trưng cho quá khứ vẹn nguyên chẳng thể phai mờ.
- Trăng là người bạn, là nhân chứng nghĩa tình mà cũng rất nghiêm khắc nhắc nhở nhà thơ và cả mỗi chúng ta: con người có thể vô tình, có thể lãng quên nhưng thiên nhiên, nghĩa tình quá khứ thì luôn tràn đầy, bất diệt
2,0 điểm
2,0 điểm
Câu 3
( 4 điểm )
- HS chọn 1 trong 2 nhân vật để nêu cảm nhận:
* Nhân vật anh thanh niên:
-Trẻ tuổi, yêu nghề và có trách nhiệm cao với công việc: một mình trên đỉnh núi cao, chịu áp lực của cuộc sống cô độc nhưng anh luôn nhận thấy mình với công việc là đôi 
-Cởi mở, chân thành, nhiệt tình, chu đáo với khách và rất lịch sự, khiêm tốn: cách nói chuyện rất hồn nhiên, hái hoa tặng khách, tặng quà cho họ mang theo ăn đường, khiêm tốn khi nói về mình 
-Con người trí thức luôn tìm cách học hỏi nâng cao trình độ và cải tạo cuộc sống của mình tốt đẹp hơn: không gian nơi anh ở đẹp đẽ, tủ sách với những trang sách để mở, vườn hoa 
-Liên hệ với cách nghĩ và cách sống của tuổi trẻ hiện tại.
* Nhân vật bé Thu:
- Một cô bé ngang ngạnh, có cá tính. Nhưng sự ương bướng đó của Thu hoàn toàn không đáng trách, vì Thu còn quá bé không hiểu được lí do vì sao ba lại khác , không nhận  ba vì ba có vết thẹo trên má mà không giống hình ba trong tấm ảnh. Do đó Thu thật đáng thương.
 - Một bé Thu có tình yêu ba vô cùng mãnh liệt sâu sắc.( Thể hiện rõ nhất khi ông Sáu chuẩn bị lên đường.)
- Liên hệ bản thân em khi được sống trong tình yêu thương chăm sóc của cả ba và mẹ .
 4,0 điểm
LƯU Ý ĐIỂM TRỪ:
- Câu 2: Chép sai 1 từ -> trừ 0.25 điểm.
-Câu 3: Không diễn đạt thành đoạn văn hoàn chỉnh, có liên kết -> trừ2 điểm.

Tài liệu đính kèm:

  • docKiem_tra_t74.doc