Kiểm tra học kỳ II môn Sinh học - lớp 7 Trường thcs Lê Hồng Phong

doc 3 trang Người đăng tuanhung Lượt xem 1136Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kiểm tra học kỳ II môn Sinh học - lớp 7 Trường thcs Lê Hồng Phong", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kiểm tra học kỳ II môn Sinh học - lớp 7 Trường thcs Lê Hồng Phong
PHÒNG GD&ĐT KRÔNGBUK	KIỂM TRA HỌC KỲ II-NĂM HỌC 2014-2015
	TRƯỜNG THCS LÊ HỒNG PHONG	Môn :SINH HỌC-LỚP 7
Đề ma trận.
 Nội dung
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Trắc nghiệm
Tự luận
Trắc nghiệm
Tự luận
Thấp
Cao
1. Lớp bò sát 
Đặc điểm của bò sát
Số Tổng số câu:3 Tổng số điểm: 0.5đ 
5% = 0.5đ
1
0.5
2. Lớp chim
Cấu tạo trong cuả chim
Lập bảng phân biệt hệ tuần hoàn
Tổng số câu:2 Tổng số điểm: 2.5đ 
25% = 25đ
1
0.5
1 
2
3. Lớp Thú
Tìm hiểu về lớp thú
Vẽ sơ đồ vòng tuàn hoàn
Tổng số câu: 2 Tổng số điểm: 1.5 
15% = 1.5đ
1
0.5
1
1
4. Chương VII 
Tìm hiểu về quan hệ họ hàng
Sự tiến hóa sinh sản hữu tính
Tổng số câu: 2 Tổng số điểm: 2.5 
25% = 2.5đ
1	 
0.5
1
2
ChươngVIII 
Số lượng giới đông vật
Cấp độ tuyệt chủng
Trình bày ưu và nhược điểm của đấu tranh sinh học
Tổng số câu: 3 Tổng số điểm: 3 
30% = 3đ
1
0.5
1	 
0.5
1
2
Tổng số câu: 10
10điểm=100% 
4 câu
2 điểm =20%
2 câu
1 điểm=10%
1 câu
2 điểm=20%
2 câu
3 điểm= 30%
1 câu
2điểm =20%
ĐỀ
I/ TRẮC NGHIỆM (3đ)
Khoanh tròn vào đáp án đúng.
Câu 1: Cấu tạo tim của thằn lằn:
A. Một tâm nhĩ và một tâm thất. B. Hai tâm nhĩ và một tâm thất. C. Hai tâm thất và một tâm nhĩ
D.Hai tâm nhĩ và một tâm thất có vách ngăn hụt.
Câu 2: Ở chim bồ câu, máu từ phổi đổ về tâm nhĩ trái là máu:
A. Đỏ thẩm. B. Máu pha. C. Đỏ tươi. D. Đỏ thẩm và máu pha.
Câu 3: Ở thỏ răng dài nhất là:
A. Răng cửa. B. Răng nanh. C. Răng hàm. D. Răng nanh và răng hàm.
Câu 4: Thỏ có quan hệ họ hàng gần với :
A. Thằn lằn bóng. B. Cá chép. C. Chim bồ câu. D. Êch.
Câu 5: Cấp độ đe dọa tuyệt chủng nguy cấp có số lượng giảm:
A. 80%. B. 70%. C. 20% D. 50%.
Câu 6: Số lượng loài động vật hiện nay khoảng:
A. 1.5 triệu. B. 2.5 triệu. C. 1.4 triệu. D. 5.1 triệu.
II/ TỰ LUẬN: (7đ)
Câu 1 (2đ): Lập bảng phân biệt hệ tuần hoàn của cá, lưỡng cư, bò sát, chim. 
Câu 2 (2đ): Trình bày sự tiến hóa các hình thức sinh sản hữu tính?
Câu 3 (2đ): Nêu nhũng ưu và nhược điểm của biện pháp đấu tranh sinh học.
Câu 4 (1đ): Vẽ và chú thích sơ đồ tuần hoàn của thỏ.
HƯỚNG DẪN CHẤM
KIỂM TRA SINH HỌC HỌC KỲ II
I/ TRẮC NGHIỆM (3đ)
Câu 1: A
Câu 2: C
Câu 3: A
Câu 4: C
Câu 5: D
Câu 6: A
II/ TỰ LUẬN (7Đ)
Câu 1: (2đ)
Cá
Ếch
Bò sát
Chim
- Tim hai ngăn 1 tâm nhĩ và một tâm thất.
- 1 vòng tuần hoàn
- Máu nuôi cơ thể là máu đỏ tươi.
- Tim 3 ngăn một tâm nhĩ và hai tâm thất
- 2 vòng tuần hoàn
- Máu nuôi cơ thể là máu pha
- Tim 3 ngăn: 2 tâm nhĩ và một tâm thất có vách ngăn hụt
- 2 vòng tuần hoàn
- Máu nuôi cơ thể là máu pha nhưng giàu oxi hơn ếch
- Tim 4 ngăn: 2 tâm nhĩ và 2 tâm thất
- 2 vòng tuần hoàn
- Máu nuôi cơ thể là máu đỏ tươi.
Câu 2: (2đ)
Sự tiến hóa của các hình thức sinh sãn hữu tính:
- Thụ tinh ngoài đến thụ tinh trong.
- Đẻ nhiều trứng- đẻ ít trứng- đẻ con.
- Phôi phát triển có biến thái đến phôi phát triển tực tiếp không có nhau thai đến phôi phát triển trực tiếp có nhau thai.
- Con non không được nuôi dưỡng đến con non được nuôi bằng sữa mẹ, được học tập và thích nghi với cuộc sống
Câu 3: (2đ)
 Nhũng ưu và nhược điểm của biện pháp đấu tranh sinh học
 * Ưu điểm: 
 - Tiêu diệt được nhiều sinh vật gây hại.
 - Không gây ô nhiễm môi trường.
* Nhược điểm: 
- Chỉ có hiệu quả những nơi có khí hậu ổn định.
- Không tiêu diệt triệt để sinh vật gây hại.
- Tiêu diệt một loại sinh vật gây hại này là cơ hội cho sinh vật gây hại khác phát triển
Câu 4: (1đ)
- Vẽ sơ đồ tuần hoàn của thỏ và chú thích.

Tài liệu đính kèm:

  • docDe_thi_HKII.doc