TRƯỜNG THCS NGUYỄN THỊ THU KIỂM TRA HỌC KỲ II MÔN : Ngữ văn 7 Thời gian: 90 phút Câu hỏi: ( 3 điểm). Câu 1- Thế nào là rút gọn câu ? Nêu một tình huống đối thoại có câu rút gọn(1 đ). Câu 2- Qua văn bản : “Đức tính giản dị của Bác Hồ”, em học được đức tính gì ở Bác ? Nêu hành động cụ thể ? ( 1 đ). Câu 3- Muốn làm bài lập luận giải thích phải thực hiện mấy bước, đó là những bước nào ? ( 1 đ). Tập làm văn: ( 7 điểm). Nhiễu điều phủ lấy giá gương Người trong một nước phải thương nhau cùng. Hãy tìm hiểu người xưa muốn nhắn nhủ điều gì qua câu ca dao ấy. ĐÁP ÁN VĂN 7 Câu hỏi: ( 3 điểm). Câu 1- Học sinh nêu đúng khái niệm câu rút gọn ( 0.5 đ). Khi nói hoặc viết, có thể lược bỏ một số thành phần của câu, tạo thành câu rút gọn. Nêu tình huống có câu rút gọn ( 0.5 đ). Câu 2- Qua văn bản : “Đức tính giản dị của Bác Hồ” em học được Bác như : + Giản dị trong lối sống + Giản dị trong cách nói và viết Có dẫn chứng cụ thể ( 1 đ). Câu 3- Học sinh nêu được 4 bước : Tìm hiểu đề, tìm ý. Lập dàn ý. Viết bài. Đọc và sửa chữa.( 1 đ). Tập làm văn: ( 7 điểm). II/ MB: ( 1 điểm). Giới thiệu câu ca dao: Truyền thống tương thân, tương ái của dân tộc là truyền thống lâu đời, thể hiện những đạo lí tốt đẹp của dân tộc.(0.5 đ). Trích dẫn câu ca dao ( 0.5 đ). II/ TB: ( 5 điểm). Giải thích nghĩa đen: ( 1 đ). Nhiễu điều là tấm vải đỏ. Nhiễu điều . Giá gương là tấm vải đỏ che phủ, bao bọc,bảo vệ tấm gương. Giải thích nghĩa bóng: ( 1 đ). Lời khuyên của dân gian: Mọi người phải biết đoàn kết, thương yêu nhau. Là truyền thống của dân tộc. Tại sao phải đoàn kết, yêu thương nhau? ( 1 đ). + Để chia sẻ khó khăn trong cuộc sống lao động. + Chống giặc ngoại xâm + Chia sẻ khó khăn trong sinh hoạt Cần phải làm gì để thực hiện lời dạy : ( 1 đ). + Thương yêu, đùm bọc và sống có trách nhiệm đối với người thân trong gia đình, hàng xóm + Sống có trách nhiệm với cộng đồng. Liên hệ bản thân ( 1 đ). + Là HS phải thực hiện lời khuyên. + Thương yêu, đoàn kết với bạn bè trong lớp, tham gia các hoạt động ủng hộ, quyên góp. III/ KB: ( 1 điểm). Khẳng định giá trị của bài ca dao : Thể hiện được truyền thống tương thân, tương ái quí báu của dân tộc. Truyền thống tốt đẹp ấy sẽ được thế hệ trẻ hôm nay tiếp nối và phát huy. Đề đã thẩm định. Đề nghị bổ sung biểu điểm phần làm văn. TRƯỜNG THCS NGUYỄN THỊ THU KIỂM TRA HỌC KÌ II MÔN : Ngữ văn 7 Thời gian : 90 phút Câu hỏi: ( 3 điểm). Câu 1- Thế nào là câu chủ động và câu bị động ? Hãy chuyển đổi câu sau đây thành câu bị động bằng hai cách ? ( 1 điểm). Ông lão thả cá vàng xuống biển. Câu 2- Em hiểu thế nào là tục ngữ ? Chép một câu tục ngữ có chủ đề về thiên nhiên và lao động sản xuất ? ( 1 điểm). Câu 3- Văn nghị luận là gì ? Văn nghị luận phải có những đặc điểm nào ?(1 điểm). Tập làm văn : ( 7 điểm). Chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ: “ Có công mài sắt có ngày nên kim” . ĐÁP ÁN VĂN 7 Câu hỏi: ( 3 điểm) Câu 1- ( 1 điểm). Nêu đúng khái niệm của câu chủ động và câu bị động ( 0.5 đ) + Câu chủ động là câu có chủ ngữ chỉ người, vật thực hiện một hoạt động hướng vào người, vật khác( Chỉ chủ thể của hoạt động). (0.5 đ). + Câu bị động là câu có chủ ngữ chỉ người, vật được hoạt động của người, vật khác hướng vào. ( Chỉ đối tượng của hoạt động). ( 0.5 đ). Chuyển đổi đúng hai cách. (0.5 đ). + Cá vàng được ông lão thả xuống biển. ( 0.25 đ). + Cá vàng được thả xuống biển. ( 0.25 đ). Câu 2-( 1 điểm). Nêu đúng khái niệm của tục ngữ ( 0.75 đ). Tục ngữ là những câu nói dân gian ngắn gọn, ổn định, có nhiệp điệu, hình ảnh đúc kết những bài học của nhân dân về: Quy luật của thiên nhiên, kinh nghiệm LĐSX, kinh nghiệm về con người và xã hội. Chép đúng ví dụ. ( 0.25 đ). Câu 3- (1 điểm). Trình bày đúng khái niệm văn nghị luận ( 0.5 đ). Là văn được viết ra nhằm xác lập cho người đọc,người nghe một tư tưởng, quan điểm nào đó. Nêu đứng đặc điểm của văn nghị luận ( 0.5 đ). Có luận điểm, luận cứ, lập luận rõ ràng, thuyết phục. Tập làm văn (7 điểm). I/ MB: ( 1 điểm). Giới thiệu câu tục ngữ ( 0.5 đ). Trích dẫn câu tục ngữ ( 0.5 đ). II/ TB: ( 5 điểm) Giải thích nghĩa đen (1 đ). Giải thích nghĩa bóng ( 1 đ). Chứng minh những người kiên nhẫn, vượt khó dẫn đến thành công.( 2 đ). Có ít nhất là hai nhân vật, có giới thiệu , thuyết minh sự việc, dẫn đến thành công như: Mạc Đỉnh Chi, Nguyễn Hiền, Bác Hồ, Nguyễn Ngọc Kí Khẳng định về những tấm gương đã thành công trên ( 1 đ). II/ KB (1 đ). Khẳng định lời khuyên ( 0.5 đ). Liên hệ bản thân (0.5 đ). GIÁO VIÊN BỘ MÔN LÊ VĂN TÁM
Tài liệu đính kèm: