Kiểm tra học kỳ I - Năm học 2015 - 2016 môn : Vật lý - Khối: 9 thời gian : 45 phút (không tính thời gian phát đề)

docx 3 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 1134Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kiểm tra học kỳ I - Năm học 2015 - 2016 môn : Vật lý - Khối: 9 thời gian : 45 phút (không tính thời gian phát đề)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kiểm tra học kỳ I - Năm học 2015 - 2016 môn : Vật lý - Khối: 9 thời gian : 45 phút (không tính thời gian phát đề)
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KIỂM TRA HỌC KỲ I - NĂM HỌC 2015-2016
 HUYỆN BA TƠ Môn : Vật lý - Khối: 9
 --------***------- Thời gian : 45phút (Không tính thời gian phát đề)
Trường: TH & THCS Ba Nam Ngày kiểm tra:
Họ và tên :.. Lớp :... Buổi :
SBD:.
 Điểm 
 Lời phê của giáo viên 
 Người chấm bài
(Ký, ghi rõ họ và tên)
 Người coi KT
 (Ký, ghi rõ họ và tên)
ĐỀ CHÍNH THỨC 
 Thí sinh làm bài ngay trên tờ giấy này
Câu 1(1,5 đ): Phát biểu định luật Ôm? Viết hệ thức và nêu tên, đơn vị của từng đại lượng trong hệ thức ?
Câu 2(2đ) : Hai bóng đèn có điện trở lần lượt là R1 = 15Ω, R2 = 10 Ω được mắc song song vào mạch điện có hiệu điện thế 12 V.
a) Bạn Lan tính điện trở tương đương của hai bóng đèn R12 = 25Ω.Theo em bạn Lan tính đúng hay sai?Tại sao?
b) Cường độ dòng điện qua mổi bóng đèn trên là bao nhiêu?
Câu 3 :(1đ) Phát biểu và viết công thức(ghi đầy đủ đơn vị kèm theo) của định luật Jun-Lenxo ?
Câu 4:(1đ): Một đoạn mạch gồm ba điện trở R1 = 6 Ω, R2= 30Ω, R3 = 14Ω được mắc nối tiếp với nhau.Hiệu điện thế giửa 2 đàu mạch là 24 V.
a) Tính điện trở của đoạn mạch.
b) Tính cường độ dòng điện chạy qua mạch.
Câu 5(1,5đ): Một ấm điện có điện trở 100Ω được mắc vào mạng điện có hiệu điện thế 220V để đun một ấm nước.Tính nhiệt lượng ấm nhận được sau 20 phút.
Câu 6(3.đ): Cho mạch điện có sơ đồ như hình vẽ.Biết R3 = 10Ω, R1= 20Ω, ampe kế A1 chỉ 1.5A, ampe kế A2 chỉ 1A.Các dây nối và ampe kế có điện trở không đáng kể.Tính:
a) Điện trở R3 và điện trở tương đương của toàn mạch.
 b) Hiệu điện thế của đoạn mạch AB.
Đáp án sơ bộ:
Câu 1 : Cường độ dòng điện qua dây dẩn tỉ lệ thuận với hiệu điện thế hai đầu điện trở và tỉ lệ nghịch với điện trở dây dẩn
 I = UR UV:hiệu điện thế hai đầu điện trở I A:Cường độ dòng điện qua dây dẩn RΩ:điện trở dây dẩn 
Câu 2 :
a) Vì R1 // R2 nên
R12 = R1.R2R1+R2= 6 Ω . Ban Lan tính sai.
b) I1 =UR1 = 45 A 
 I2 =UR2= 65 A.
Câu 3 : Nhiệt lượng tỏa ra trên dây dẩn tỉ lệ thuận với bình phương cường độ dòng điện qua dây và điện trở dây dẩn và thời gian dòng điện chạy qua dây dẩn.
Q = I2.R.t
Q(J) : Nhiệt lượng tỏa ra trên dây dẩn
I (A) : Cường độ dòng điện qua dây
R(Ω): điện trở dây dẩn.
t(s): Thời gian dòng điện chạy qua dây dẩn
Câu 4 : 
a) Vì R1 nt R2 nt R4 nên 
Rtđ = R1+R2+R3 = 50 Ω
b) I = URtđ=2450= 0.48 A
Câu 5 : Q = U2Rt = 2202100.20.60=580800 J
Câu 6 : 
a) U1= I1R1 = 1.5.20 = 30 V
Vì đoạn MN gồm R1 // R2 nên
U2 = UMN = U1 = 30 V
R2=U2R2=30 Ω
IMN = I1+I2 = 2,5 A 
Vì đoạn AB gồm (R1 // R2)nt R3 nên
Rtd = RMN+R3 = UMNIMN+ R3 = 12 + 10 = 22 Ω
b) IAB =IMN = 2,5 A.
UAB = IAB.RAB = 2,5.22 = 55V 

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_dap_an_kiem_tra_hoc_ky_1_ly_9_PGD_Ba_To_NH_20152016.docx