SỞ GD &ĐT BÌNH THUẬN KIỂM TRA HỌC KỲ I TRƯỜNG PTDTNT TỈNH Năm học: 2015 – 2016 Môn: Vật lý Khối: 10 (chương trình cơ bản) Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề) ĐỀ: Câu 1: (1,0 điểm) Chuyển động tròn đều là gì ? Hãy nêu ba ví dụ về chuyển động tròn đều ? Câu 2: (1,0 điểm) Phát biểu định luật I Niu–tơn ? Quán tính là gì ? Câu 3: (1,0 điểm) Phát biểu định nghĩa của lực và điều kiện cân bằng của chất điểm ? Câu 4: (1,5 điểm) Một vật rơi tự do trong thời gian 15 giây. Bỏ qua lực cản không khí. Lấy g = 10 m/s2. Tính quãng đường vật rơi được trong 5 giây cuối? Câu 5: (1,5 điểm) Một vật được ném theo phương ngang từ độ cao 50m so với mặt đất. Khi vừa chạm đất vật có vận tốc là 40m/s. Lấy g = 10m/s2. Tính vận tốc ban đầu của vật? Câu 6: (2 điểm) Một xe có khối lượng m = 1000 kg, đang chuyển động với vận tốc 72 km/h trên đường nằm ngang thì tắt máy, xe chuyển động chậm dần đều. Sau 10 s thì dừng hẳn. Lấy g = 10 m/s2. 1.Tính gia tốc trên AB? 2.Tính lực ma sát và hệ số ma sát trên đoạn đường đó? Câu 7: ( 2 điểm) Khi ta treo vào đầu dưới của lò xo một vật có khối lượng m1 = 1 kg thì nó dãn thêm 2 cm. Khi treo vật có khối lượng m2 vào đầu lò xo này thì nó dãn thêm 1,5 cm. Tính m2? ------------------HẾT------------------ SỞ GD &ĐT BÌNH THUẬN ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I TRƯỜNG PTDTNT TỈNH NĂM HỌC: 2015 – 2016 MÔN: Vật lý Câu Ý Đáp án Điểm 1 1 Phát biểu đúng định nghĩa chuyển động tròn đều 0,5 điểm 2 Nêu được ba ví dụ về chuyển động tròn đều. 0,5 điểm 2 1 Nêu đúng định luật I Niu–tơn 0,5 điểm 2 Phát biểu đúng định nghĩa quán tính. 0,5 điểm 3 1 Phát biểu đúng định nghĩa của lực. 0,5 điểm 2 Nêu đúng điều kiện cân bằng của chất điểm 0,5 điểm 4 =12gt2-12g(t-5)2 = 625 m t = 15 s, g = 10 m/s2 h5 = ht – ht-5 1,5 điểm 5 Vận tốc ban đầu: v0 = Thế số: v0 = (m/s) 1,5 điểm 6 1 x y O Vẽ hình biểu diễn các lực tác dụng lên vật, chọn trục tọa độ Oxy như hình vẽ => các dữ kiện đầu của bài toán: VA = 20 m/s; m = 1000 kg VB = 0, t = 10 s Gia tốc : a=-vBt =-2 m/s2 0,25 điểm 0,5 điểm Phân tích được các lực tác dụng lên vật: P+N+Fms= m.a +Viết được phương trình định luật II Newton: (*) 0,25 điểm 2 - Chiếu pt (*) lên trục Oy: N – P = 0N = P = mg - Chiếu pt (*) lên trục Ox: – Fms = ma => Fms = - 1000.2 = -2000 N => - µmg = ma →μ=-ag = - 0,2 0,25 điểm 0,75 điểm 7 Khi treo quả nặng vào đầu lò xo. Khi quả nặng cân bằng. Quả nặng chịu tác dụng của 2 lực: P, Fđh cân bằng nhau. Về độ lớn: Fđh = P => k.∆l = mg Vậy m1∆l1=m2∆l2 với m1 = 1 kg, Δl1 = 2 cm, Δl2 = 1,5 cm =>m2 = 0,75 kg 0,5 điểm 0,5 điểm ------------------HẾT------------------
Tài liệu đính kèm: