Kiểm tra học kỳ I năm học: 2015 - 2016 môn: Ngữ văn - lớp 6 thời gian làm bài: 90 phút

doc 4 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 1008Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kiểm tra học kỳ I năm học: 2015 - 2016 môn: Ngữ văn - lớp 6 thời gian làm bài: 90 phút", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kiểm tra học kỳ I năm học: 2015 - 2016 môn: Ngữ văn - lớp 6 thời gian làm bài: 90 phút
PHÒNG GD - ĐT CẨM GIÀNG
KIỂM TRA HỌC KỲ I
NĂM HỌC: 2015 - 2016
MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 6
Thời gian làm bài: 90 phút
I. MA TRẬN ĐỀ 
 Mức độ
 Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng 
thấp
Vận dụng 
cao
Cộng
Văn bản
- Đọc, hiểu
Nhận diện được phưỡng biểu đạt, ngôi kể, nhân vật, trình tự kể trongvăn bản tự sự. (C1)
Hiểu rõ về sự việc và tóm tắt được các sự việc theo trình tự. Đặt được đầu đề cho đoạn văn (C2)
Số câu:
Số điểm
1
1,0
1
1,0
2
2.0
Tiếng Việt
- Từ loại, cụm từ.
- Thành phần câu
- Nghĩa từ ngữ
Nhận diện được một số danh từ, cụm danh từ trong câu văn
(Câu 3)
Hiểu rõ về thành phần câu, nghĩa của từ,
(Câu 4)
Số câu:
Số điểm
1
1,5
1
1,5
2
3,0
Tập làm văn:
Văn tự sự
Học tập cách kể trong các văn bản tự sự được học và sự trải nghiệm của bản thân viết một bài tự sự
Số câu:
Số điểm
1
5,0
1
50
Tổng số câu
Tổng số điểm
Tỉ lệ %
2
2,5
25
2
2,5
25
1
5,0
50
5
10
100
II. ĐỀ BÀI
Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:
“Cái tin thằng Ngỗ bị chó cắn rách cả bắp chân, được băng bó ở trạm y tế xã đến chiều nay đã truyền đi khắp xóm.
Số là trưa nay, khi xóm làng đang yên tĩnh, thì vang lên tiếng kêu thất thanh, mỗi lúc một rõ: "Chó dại! Chó dại! Cứu tôi với!". Nhiều người nghe, nhận ra tiếng thằng Ngỗ, nên chẳng ai chạy ra cứu. Bởi dân trong xóm đã một lần mắc lừa thằng Ngỗ.
Ngỗ mồ côi cha mẹ từ sớm, hiện sống với bà ngoại, một người quanh năm ốm yếu, nhà lại nghèo. Thiếu sự rèn cặp của bố mẹ, Ngỗ đi học bữa đực bữa cái, rồi cuối cùng bỏ học luôn, suốt ngày lêu lổng. Người trong xóm không ai muốn cho con cái mình chơi với Ngỗ. Một hôm, chẳng biết buồn tình thế nào, đang giữa trưa yên ắng, Ngỗ ta vun một đống tướng vừa cỏ, vừa rạ ở đầu làng, rồi đốt lên, gió từ cánh đồng làm cho lửa cháy rùng rùng. Thằng Ngỗ vừa chạy vừa la: "Cháy! Cháy! Cứu với!". Nhiều người tưởng thật chạy ra, có người còn xách cả xô nước, cầm câu liêm. Ngỗ thấy đánh lừa được nhiều người, cười khanh khách rồi bỏ chạy. Mọi người tức giận lắm. Có người nói với bà lão: "Bà phải đe cháu bà, cứ thế này rồi thì không hay đâu!". Bà ngoại đã khóc nhiều lần với cháu mà Ngỗ vẫn chứng nào tật ấy. Người trong xóm còn lo, chuyện chó dại cắn đâu chỉ băng bó mà xong, còn phải tiêm nhiều mũi vắc-xin mới yên được. Liệu thằng bé có rút được bài học hày không?” 
(Phỏng tác theo truyện cổ) – Ngữ văn 6, Tập 1, trang 97,98.
Câu 1 (1,0 điểm): 
Nêu phương thức biểu đạt chính của đoạn trích? Nhân vật chính trong đoạn là ai? Truyện dược kể ở ngôi thứ mấy, theo trình tự kể nào?
Câu 2 (1,0 điểm): 
Hãy tóm tắt lại các sự việc chính trong đoạn và đặt cho đoạn một đầu đề.
Câu 3 (1,5 điểm)
Cho câu văn: “Cái tin thằng Ngỗ bị chó cắn rách cả bắp chân, được băng bó ở trạm y tế xã đến chiều nay đã truyền đi khắp xóm.”
a. Hãy kể tên các danh từ trong câu văn theo các loại sau:
- Danh từ chỉ sự vật:
- Danh từ chỉ đơn vị hành chính:
b. Hãy tìm các cụm danh từ trong câu văn?
Câu 4 (1,5 điểm):
Trong câu văn: “Một hôm, chẳng biết buồn tình thế nào, đang giữa trưa yên ắng, Ngỗ ta vun một đống tướng vừa cỏ, vừa rạ ở đầu làng, rồi đốt lên, gió từ cánh đồng làm cho lửa cháy rùng rùng. Thằng Ngỗ vừa chạy vừa la: "Cháy! Cháy! Cứu với!"
a. Hãy cho biết các thành phần:”Một hôm, chẳng biết buồn tình thế nào, đang giữa trưa yên ắng,”, là thành phần nào của câu? (Dựa vào kiến thức câu ở Tiểu học để trả lời.)
b. Cho biết, trong cụm từ : “vừa chạy vừa la” có thể thay từ “la” bằng những từ nào? Nghĩa của từ “chạy” là gì?
Câu 5 (5,0 điểm):
Từ cách kể trong phần trích trên, từ thực tế cuộc sống của bản thân, hãy kể một lần mắc lỗi (với cô giáo, với bố, mẹ, với bạn..) mà em nhớ nhất.
III. Hướng dẫn chấm
Câu 1 (1,0 điểm)
- Yêu cầu: Nêu đúng phương thức biểu đạt (0,25 điểm); Nêu đúng nhân vật chính (0,25 điểm); Nêu rõ ngôi kể (0,25 điểm); Nêu đúng thứ tự kể
- Nội dung cần đạt: Phương thức biểu đạt: Tự sự; Nhân vật chinh: Thằng Ngỗ; Ngôi kể: thứ ba; Thứ tự kể: Kể ngược.
+ Mức tối đa 1,0 điểm: Đạt các yêu cầu tuyệt dối, trình bày rõ ràng, sạch sẽ.
+ Mức chưa tối đa 0,25, 0,5, 0,75 điểm: Chưa đạt các yêu cầu ở mức tối đa.
+ Mức chưa đạt 0 điểm: Làm không đúng yêu cầu hoặc bỏ bài.
Câu 2 (1,0 điểm):
- Yêu cầu: Tóm tắt được các sự việc xoay quanh nhân vật chính (0,75 điểm): Đặt tiêu đề (0,25 điểm).
- Nội dung gợi ý: 
*Tóm tắt các sự việc chính:
(1) Ngỗ mồ côi cha mẹ từ nhỏ, không có người rèn cặp, dạy dỗ nên lêu lổng, hư hỏng, mọi người xa lánh;
(2) Ngỗ nghịch ngợm trêu chọc, làm mất lòng tin của mọi người;
(3) Ngỗ bị chó dại cắn, kêu cứu nhưng không ai đến cứu; Ngỗ phải băng bó, tiêm vắc-xin trừ bệnh dại.
- Đầu đề: Thằng Ngỗ (hoặc Đánh mất lòng tin......)
+ Mức tối đa 1,0 điểm: Đạt các yêu cầu tuyệt đối, trình bày rõ ràng, sạch sẽ.
+ Mức chưa tối đa 0,25, 0,5, 0,75 điểm: Chưa đạt các yêu cầu ở mức tối đa.
+ Mức chưa đạt 0 điểm: Làm không đúng yêu cầu hoặc bỏ bài.
Câu 3 (2,0 điểm):
a. (1,0):
- Yêu cầu: Nêu đúng danh từ các loại, mỗi loại được 0,5 điểm.
- Gợi ý nội dung cần đạt:
Danh từ chỉ sự vật: Chó, chân,..trạm y tế,
Danh từ chỉ đơn vị hành chính: xã, xóm, 
b.(0,5) Nêu được hai cụm danh: Cả bắp chân; chiều nay.
+ Mức tối đa 1,5 điểm: Đạt các yêu cầu ở ý a, b một cách tuyệt đối, trình bày rõ ràng, sạch sẽ.
+ Mức chưa tối đa 0,25, 0,5, 0,75, 1,0, 1,25 điểm: Chưa đạt các yêu cầu ở mức tối đa.
+ Mức chưa đạt 0 điểm: Làm không đúng yêu cầu hoặc bỏ bài.
Câu 4 (1,5 điểm)
a. (0,5): Gọi đúng tên thành phần câu(0,5): Thành phần trạng ngữ.
b. (1,0: Thay được từ “la” bằng từ khác phù hợp văn cảnh (0,5); Giải nghĩa từ chạy đúng (0.5)
+ Mức tối đa 1,5 điểm: Đạt các yêu cầu ở ý a, b một cách tuyệt đối, trình bày rõ ràng, sạch sẽ.
+ Mức chưa tối đa 0,25, 0,5, 0,75, 1,0, 1,25 điểm: Chưa đạt các yêu cầu ở mức tối đa.
+ Mức chưa đạt 0 điểm: Làm không đúng yêu cầu hoặc bỏ bài.
Câu 5 (5,0 điểm):
A. Tiêu chí nội dung (4,0 diểm)
Mở bài (0,5)
– Cho biết thời gian xảy ra sự việc.
– Sự việc đó là gì và em cảm thấy như thế nào?
+ Mức tối đa 0,5 điểm: Đạt yêu cầu phần mở bài.
+ Mức chưa tối đa 0,25 điểm: Chỉ nêu được việc.
+ Mức chưa đạt: Làm không đúng yêu cầu mở bài hoặc không có mở bài.
Thân bài: (3,0 điểm)
- Hoàn cảnh, nguyên nhân khiến em gây ra lỗi lầm.(0,5)
– Diễn biến sự việc. (2,0)
- Hậu quả, bài học của thân(0,5)
+ Mức tối đa 3,0 điểm: kể đảm bảo cốt truyện. lời kể hay, chân thành.
+ Mức chưa tối đa (0,5, 1,0, 1,5, ,2,9, 2,5 ddiemr: Tùy mức độ kể đạt được,có thể chấm tới điểm 0,25.
+ Mức chưa đạt 0,điểm: làm không đúng yêu cầu baifkeer chuyện. hoặc bỏ bài.
Kết bài (0,5)
- Cảm nghĩ của em về những lỗi lầm mắc phải và quyết tâm sửa chữa để cuộc sống tốt đẹp hơn.
+ Mức tối đa 0,5 điểm: Đạt yêu cầu phần kết bài.
+ Mức chưa tối đa 0,25 điểm: Chỉ nêu được cảm nghĩ về việc.
+Mức chưa đạt 0 điểm: Làm không đúng, hoặc bỏ bài.
B. Các tiêu chí về hình thức, sáng tạo, sắp xếp ý(1,0 điểm)
1. Hình thức (0,25 điểm)
- Mức tối đa: Viết được bài văn kể chuyện có đủ bố cục 3 phần Mở bài; Thân bài; Kết bài: các ý phần thân bài sắp xếp hợp lí theo lời của người kể; Chữ viết sạch sẽ, không có lỗi về chính tả.
- Mức không đạt; Chưa đầy đủ bố cục cho bài văn; chữ xấu, sai chính tả, tẩy xóa, hoặc không làm bài.
2. Tính sáng tạo (0,5 điểm):
- Mức tối đa (0,5): bài làm đạt các yêu cầu sau: 
 Có cách kể riêng, thể hiện rõ cảm xúc của mình.
 Ngôn ngữ sáng tạo, chọn lọc, sử dụng linh hoạt từ ngữ biểu cảm để bộc lộ rõ thái độ của các đồ vật đối với cậu chủ và cảm xúc của cậu khi nghe được cuộc trò chuyện.
- Mức chưa tối đa (0,25): Bài văn đạt được một trong 2 ý trên.
- Mức không đạt 0 điểm: Còn kể máy móc, thiếu cảm xúc cá nhân. 
3. Trình tự kể (0,25):
- Mức tối đa 0,25 điêm: Học sinh biết kể lại câu chuyện theo trình tự hợp lí, các ý quan hệ chặt chẽ.
- Mức chưa đạt 0 điểm: Chưa biết sắp xếp sự việc cần kể theo trình tự, viết lan man, luẩn quẩn hoặc không làm bài.
------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docDe_khao_sat_NGu_van_6.doc