Trường TH,THCS, THPT VIỆT ÚC Họ và tên HS : Lớp : KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2014-2015 Ngày : .. Số Thứ tự Môn: Sử 8 Thời gian làm bài :45’ Số báo danh Chữ ký Giám thị 1 Chữ ký Giám thị 2 SỐ MẬT MÃ . ĐIỂM BÀI KIỂM TRA ..... Chữ ký Giám khảo 1 Chữ ký Giám khảo 2 SỐ MẬT MÃ SỐ THỨ TỰ Câu 1: Vì sao giới cầm quyền Nhật Bản tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược, bành trướng ra bên ngoài? (2,0đ) Câu 2: Nêu những nét chung trong phong trào độc lập dân tộc ở châu Á sau chiến tranh thế giới thứ nhất? Tại sao phong trào lại bùng nổ mạnh mẽ vào thời gian này? (3,0đ) Câu 3: Em có nhận xét gì về phong trào độc lập dân tộc ở Đông Nam Á (1918-1939)? (2,0đ) Câu 4: Trình bày nguyên nhân dẫn đến chiến tranh thế giới thứ hai? (3,0đ) Bài làm . . .. Thí sinh không được viết vào khung này Ma trận đề Đề Mức độ Chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Tổng Nhật Bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918-1939) Vì sao giới cầm quyền Nhật Bản tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược, bành trướng ra bên ngoài Số câu Số điểm Tỉ lệ % 1 câu 2 điểm 1câu 2 điểm 20% Phong trào độc lập dân tộc ở châu Á (1918-1939) Nêu những nét chung trong phong trào độc lập dân tộc ở châu Á sau chiến tranh thế giới thứ nhất Tại sao phong trào lại bùng nổ mạnh mẽ vào thời gian này Em có nhận xét gì về phong trào độc lập dân tộc ở Đông Nam Á (1918-1939) Số câu Số điểm Tỉ lệ % 2/3 câu 2 điểm 1/3 câu 1 điểm 1 câu 2 điểm 2 câu 5 điểm 50% Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945) Nguyên nhân dẫn đến chiến tranh thế giới thứ hai Số câu Số điểm Tỉ lệ % 1 câu 3 điểm 1 câu 3 điểm 30% Tổng số câu Tổng số điểm Tỉ lệ % 2/3+1 5,0 50% 1 + 1/3 3,0 30% 1 2,0 20% 4 câu 10 điểm 100% ĐÁP ÁN Sử 8 CÂU NỘI DUNG ĐIỂM 1 Giới cầm quyền Nhật Bản tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược, bành trướng ra bên ngoài vì: Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933 đã giáng một đòn nặng nề vào nền kinh tế Nhật Bản: + sản lượng các ngành công nghiệp, ngoại thương đều giảm + số người thất nghiệp tăng + cuộc đấu tranh của công nhân, nông dân diễn ra quyết liệt. Để đưa nước Nhật thoát ra khỏi khủng hoảng kinh tế, giải quyết khó khăn do thiếu nguồn nguyên liệu và thị trường tiêu thụ hàng hóa, giới cầm quyền Nhật đã tăng cường chính sách quân sự hóa đất nước, gây chiến tranh xâm lược, bành trướng ra bên ngoài. (2,0đ) 0,25 0,25 0,25 0,25 0,5 0,5 2 Những nét chung trong phong trào độc lập dân tộc ở châu Á sau chiến tranh thế giới thứ nhất: - Phong trào độc lập diễn ra mạnh mẽ và lan rộng khắp các khu vực, tiêu biểu là phong trào đấu tranh ở Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam, In đô nê xia. - Giai cấp công nhân tích cực tham gia đấu tranh giành độc lập. - Nhiều Đảng cộng sản được thành lập và giữ vai trò lãnh đạo cách mạng. Phong trào bùng nổ mạnh mẽ vì : - Ảnh hưởng của CTTG thứ nhất, giai cấp tư sản tăng cường bóc lột thuộc địa và đàn áp nhân dân. - Tác động của cuộc cách mạng tháng 10 Nga, nhất là cách thức lãnh đạo và vai trò của Đảng cộng sản. (3,0đ) 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 3 Nhận xét về phong trào độc lập dân tộc ở Đông Nam Á (1918-1939) - Phong trào đấu tranh diễn ra liên tục và mạnh mẽ ở khắp các nước Đông nam Á. - Thu hút đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia. - Có nhiều con đường đấu tranh: cách mạng vô sản, dân chủ tư sản. - Hình thức đấu tranh phong phú: vũ trang, chính trịnhưng cuối cùng đều thất bại (2,0đ) 0.5 0,5 0,5 0,5 4 Nguyên nhân dẫn đến chiến tranh thế giới thứ hai: Những mâu thuẫn về quyền lợi, về thị trường và thuộc địa tiếp tục nảy sinh giữa các nước đế quốc sau chiến tranh thế giới thứ nhất. Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 – 1933) làm cho mâu thuẫn giữa các nước đế quốc ngày càng thêm sâu sắc. Chủ nghĩa phát xít hình thành ở Đức, I – ta – li – a, Nhật Bản sau cuộc khủng hoảng kinh tế đã có ý đồ gây chiến tranh để phân chia lại thế giới. Chính sách thỏa hiệp của các nước Anh, Pháp, Mĩ đã tạo điều kiện để phát xít Đức, I-ta-li-a, Nhật châm ngòi lửa chiến tranh. 1/9/1939, phát xít Đức tấn công Ba Lan => Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ. (3,0đ) 0,5 0,5 0,75 0,75 0,5
Tài liệu đính kèm: