Kì thi học sinh giỏi cấp trường năm học : 2014 – 2015 môn : Lịch sử - Lớp 8 - thcs thời gian : 120 phút ( không kể thời gian giao đề )

doc 4 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 891Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kì thi học sinh giỏi cấp trường năm học : 2014 – 2015 môn : Lịch sử - Lớp 8 - thcs thời gian : 120 phút ( không kể thời gian giao đề )", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kì thi học sinh giỏi cấp trường năm học : 2014 – 2015 môn : Lịch sử - Lớp 8 - thcs thời gian : 120 phút ( không kể thời gian giao đề )
TRƯỜNG THCS LÊ HỒNG PHONG 
Đề thi thử lần 1
 KÌ THI HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG 
 Năm học : 2014 – 2015 
 MÔN : LỊCH SỬ - LỚP 8 - THCS
 Thời gian : 120 phút ( không kể thời gian giao đề )
ĐỀ BÀI 
Câu 1: ( 6 điểm )
	Bằng sự hiểu biết về lịch sử Việt Nam giai đoạn 1858 → 1884. Em hãy chứng minh : Trong quá trình xâm lược Việt Nam, thực dân Pháp đã vấp phải sự kháng cự mạnh mẽ, quyết liệt của nhân dân ta? 
Câu 2: ( 4 điểm )
	Nói rõ trách nhiệm để mất nước ta của triều đình nhà Nguyễn
Câu 3: ( 5 điểm )
 	Hãy so sánh những điểm cơ bản của xu hướng cứu nước cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX
Nội dung so sánh
Xu hướng cuối thế kỷ XIX
Xu hướng đầu thế kỷ XX
Mục tiêu
Thành phần lãnh đạo
Phương thức hoạt động
Tổ chức
Lực lượng tham gia
Câu 4: ( 5 điểm )
 	Nêu nguyên nhân, diễn biến và ý nghĩa của cách mạng tháng mười năm 1917
-------------------Hết----------------------
* Thí sinh không được sử dụng tài liệu.
* Giám thị không được giải thích gì thêm.
Họ và tên học sinh : .......................................................số báo danh.....................
ĐÁP ÁN
Câu 1: Bằng sự hiểu biết về lịch sử Việt Nam giai đoạn 1858 à 1884.Em hãy chứng minh : Trong quá trình xâm lược VN, thực dân Pháp đã vấp phải sự kháng cự mạnh mẽ, quyết liệt của nhân dân ta?
Đáp án:
-Trong quá trình xâm lược VN, P đã từng vấp phải sự kháng cự mạnh mẽ của nhân dân ta đó là : Dưới sự chỉ huy của Nguyễn Tri Phương đã anh dũng chống trả, làm cho quân P bước đầu thất bại
-Năm 1859, khi quân P đánh vào Gia Định, phong trào kháng chiến của nhân dân ta càng sôi nổi. Nghĩa quân của Nguyễn Trung Trực đã đốt cháy chiếc tàu Et pê răng của P trên sông vàm cỏ Đông 10/12/1861
-Khi quân P kéo đến HN và các tỉnh đồng bằng bắc kỳ 1973-1874 – nhân dân ta đã anh dũng đứng lên kháng chiến , các toán nghĩa binh bí mật vào thành phố quấy rối địch, kho đạn của chúng bị đốt cháy 
-Tại các tỉnh đồng bằng ,đi tới đâu P cũng vấp phải sự kháng cự của nhân dân ta
-Thấy thế lực của địch ở HN tương đối yếu, quân ta khép chặt vòng vây
-Ngày 21/12/1873 khi quân P đánh ra Cầu Giấy, chúng đã bị đội quân của Hoàng Tá Viêm phối hợp với quân cờ đen của Lưu Vĩnh Phúc phục kích. Gac niê cùng nhiều sĩ quan thực dân và binh lính bị giết tại trận
-Khi quân P tiến đánh bắc kỳ lần thứ hai, nhân dân đã tích cực phối hợp với quan quân triều đình kháng chiến, nhân dân tự tay đốt nhà, tạo thành bức tường lửa chặn giặc
-Nhân dân HN không bán lương thực cho P, phối hợp với đồng bào các vùng xung quanh, đào hào, đắp lũy, lập ra các đội dân dũng, cắm kè trên sông, làm hầm chông ..chống P
-Ngày 19/5/1883 hơn 500 tên địch của P đã lọt vào trận địa mai phục của ta. Quân cờ đen phối kết hợp với quân của Hoàng ta Viêm ..đã làm cho nhiều sĩ quan của P bị giết tại chổ 
-Chiến thắng cầu giấy lần 1 và 2 khiến cho quân P hoang mang, dao động 
Câu 2: Nói rõ trách nhiệm để mất nước ta của triều đình nhà Nguyễn:
Đáp án:
*Cơ sở đầu hàng của triều Nguyễn:
-Không ổn định về chính trị ( có hơn 500 cuộc khởi nghĩa chống lại triều đình)
-Kinh tế nông nghiệp không được chú trọng
-Quân đội rối loạn, không có khả năng chống xâm lược, không quyết tâm đánh giặc
-Đời sống nhân dân cực khổ do tham nhũng của vua, quan. Thiên tai, mất mùa đói kém xảy ra liên tiếp..
-Nhà nguyễn nắm ngọn cờ dân tộc trực tiếp chống pháp nhưng lại hèn nhát, đặt quyền lợi giai cấp, dòng họ lên trên quyền lợi dân tộc, sợ mất ngai vàng, sợ dân hơn sợ giặc
-Nhà nguyễn không động viên được sức mạnh toàn dân, không đoàn kết được các dân tộc trong kháng chiến, thụ dộng đầu hàng, để mất nước dễ dàng
Câu 3: Em hãy so sánh những điểm cơ bản của xu hướng cứu nước cuối thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX.
Đáp án:
So sánh được những đặc điểm cơ bản sau đây:
Nội dung
so sánh
Xu hướng cuối thế kỷ XIX
Xu hướng đầu thế kỷ XX
Mục đích, mục tiêu
Đánh Pháp, dành độc lập dân tộc, xây dựng lại chế độ phong kiến
Đánh Pháp, dành độc lập dân tộc, kết hợp với cải cách xã hội xây dựng chế độ quân chủ lập hiến và dân chủ tư sản
Thành phần lãnh đạo
Văn thân, sỹ phu phong kiến yêu nước
Tầng lớp nho học trẻ đang trên đường tư sản hóa (tiếp thu những tư tưởng mới)
Phương thức hoạt động
Vũ trang chống Pháp (Cần vương, k/n)
Vũ trang, tuyên truyền giáo dục vận động cải cách xã hội kết hợp lực lượng bên trong và bên ngoài
Tổ chức
Theo lề lối phong kiến
Biến đấu tranh giai cấp thành thành tổ chức chinh trị sơ khai
Lực lượng tham gia
Văn thân, sỹ phu, nông dân
Nhiều tầng lớp, giai cấp, thành phần xã hội
Câu 4: Trong số các sự kiện lịch sử thế giới 1917 đến 1945, em chọn 5 sự kiện tiêu biểu nhất ? Và nêu lí do vì sao em chọn 5 sự kiện đó? ( Ls8)
Đáp án: 
* Chọn 5 sự kiện tiêu biểu nhất:
-1917: cách mạng tháng 10 Nga
-1919: Phong trào ngũ tứ ở TQ
-1918-1920: Nước Nga xô viết đánh thắng thù trong giặc ngoài
-1929-1933: Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới
-1939-1945: Chiến tranh thế giới thứ hai
*Lí do:
-Thắng lợi cách mạng tháng 10 Nga đã làm thay đổi hoàn toàn vận mệnh đất nước và số phạn của hàng triệu người ở Nga. Lần đầu tiên trong lịch sử cách mạng đã đưa người lao động lên nắm chính quyền, xây dựng chế độ mới, chế độ xã hội chủ nghĩa 
-Cách mạng tháng 10 nga đã dẫn đến thay đổi lớn lao trên thế giới, mở ra thời kì thế giới hiện đại và để lại nhiều bài học quý báu cho nhân loại
-Phong trào ngũ tứ ở TQ mở đầu cho cao trào chống đế quốc, chống phong kiến ở Châu Á
-Suốt 3 năm 1918 -1920 nước nga tiến hành chiến tranh cách mạng chống thù trong giặc ngoài trong điều kiện vô cùng khó khăn, gian khổ nhưng đã giành được thắng lợi. Nhà nước xô viết – xã hội chủ nghĩa được bảo vệ vững chắc
-1929-1933: cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới đã tàn phá nặng nề kinh tế các nước tư bản chủ nghĩa, mức sản xuất bị đẩy lùi hàng chục năm. Hàng trăm triệu người rơi vào tình trạng đói khổ -1939-1945: chiến tranh thế giới thứ hai lôi kéo 38 nước vào cuộc chiến tranh đẫm máu. Chiến tranh thế giới kết thúc với sự sụp đổ hoàn toàn của chủ nghĩa phát xít Đức, NB, Italia. Tuy nhiên đây là cuộc chiến tranh lớn nhất, khốc liệt nhất và tàn phá nặng nề nhất trong lịch sử loài người
-chiến tranh kết thúc đã dẫn đến những biến đổi căn bản của tình hình thế giới.
Câu 5: Nêu nguyên nhân, diễn biến và ý nghĩa của cách mạng tháng mười năm 1917 
Đáp án:
a) Nguyên nhân: Sau cách mạng tháng 2/1917 – nước Nga rơi vào tình trạng hai chính quyền song song tồn tại
-Lê Nin và đảng Bôn sê vích quyết định tiếp tục làm cách mạng
b)Diễn biến: 
-Đêm 24/10 ( 6/11) : Lê Nin đến điện Xmo nưi trực tiếp chỉ huy cuộc khởi nghĩa . Ngay đên đó, quân khởi nghĩa đã chiếm được toàn bộ petơrograt và bao vây cung điện mùa đông
-Đêm 25/10 ( 7/11)Cung điện mùa đông bị chiếm, các bộ trưởng của chính phủ bị bắt, chính phủ lâm thời tư sản lật đổ hoàn toàn
-Đến đầu năm 1918 cách mạng XHCN tháng 10 đã giành được thắng lợi hoàn toàn trên đất nước Nga rộng lớn
c)Ý nghĩa:
-Cách mạng tháng 10 đã làm thay đổi hoàn toàn vận mệnh đất nước 
-Lần đầu tiên trong lịch sử, cách mạng đã đưa những người lao động lên nắm chính quyền, xây dựng chế độ mới – chế độ XHCN 
-Cách mạng tháng 10 đã dẫn đến những thay đổi lớn lao trên thế giới và để lại nhiều bài học quý báu cho cuộc đấu tranh giải phóng của giai cấp vô sản, nhân dân lao động và các dân tộc bị áp bức, tạo ra những điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của phong trào giải phóng dân tộc ở nhiều nước.
Câu 6:
Câu 3: Hãy lập bảng thống kê các cuộc khỏi nghĩa lớn trong thời kỳ Bắc thuộc ( Ls6 )
Thời gian
Tên cuộc khởi nghĩa
Người lãnh đạo
Diễn biến chính
Kết quả và ý nghĩa 
40
Khởi nghĩa HBT
Trưng Trắc – Trưng Nhị
Tháng 3 dương lịch HBT dừng cờ khởi nghĩa ở Hát Môn, làm chủ Mê Linh 
Nghĩa quân nhanh chóng đánh bại kẻ thù
Tô Định hoảng hốt bỏ thành, lẻn trốn về Nam Hải TQ
cuộc khởi nghĩa đã giành được thắng lợi
248
Khởi nghĩa bà triệu
Bà Triệu ( Triệu Thị Trinh ) 
248, cuộc khởi nghĩa bùng nổ , bà triệu lãnh đạo nghĩa quân đánh phá các thành ấp của bọ quan lại nhà Ngô ở quân Cửu Chân, đánh ra khắp Giao Châu : Làm toàn thể Giao Châu đều chấn động
Cuộc khởi nghĩa bị đàn áp 
Bà triệu hi sinh trên núi Tùng
542 – 602
Khởi nghĩa Lí Bí
Lý Bí ( Lý Bôn) 
542 Lí Bí phất cờ khởi nghĩa, hào kệt khắp nơi kéo về hưởng ứng
Chưa đầy 3 tháng, nghĩa quân đã chiếm được hầu hết các quận huyện
Tiêu Tư hoảng sợ và bỏ chạy về TQ
Quân Lương 10 phần chết đến 7-8 phần
Cuộc khởi nghĩa giành được thắng lợi
Nước vạn xuân được thành lập, dựng kinh đô ở vùng cửa Sông Tô Lịch
Lí Bí lên ngôi hoàng đế ( Lý Nam Đế ) 

Tài liệu đính kèm:

  • docDe_thi_HSG_cap_truong.doc