PHÒNG GD - ĐT VŨNG LIÊM KIỂM TRA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2015-2016 TRƯỜNG THCS TÂN QUỚI TRUNG MÔN: VẬT LÍ 6 THỜI GIAN: 60 PHÚT ĐỀ : I. Trắc nghiệm: (3 điểm) Học sinh chọn câu trả lời đúng nhất , mỗi câu đúng đạt 0.25 điềm Câu 1: Nhiệt kế nào có thể đo nhiệt độ cơ thể người ? a/Nhiệt kế rượu. b/Nhiệt kế thuỷ ngân . c/Nhiệt kế thuỷ tinh. d/Nhiệt kế y tế. Câu 2: Quả bóng bàn bị bẹp khi nhúng vào nước nóng lại có thể phồng lên là do sự nở vì nhiệt của a/Chất rắn. b/Chất khí. c/Chất lỏng. d/Cả a,b,c. Câu 3:Hiện tượng tháp Epphen ở Pari cao thêm 10cm vào tháng 7/1890 đó là do sự nở vì nhiệt của : a/Chất rắn. b/Chất khí. c/Chất lỏng. d/Cả a,b,c. Câu 4: Sự nóng chảy là sự chuyển từ: a/Thể lỏng sang thể hơi . b/Thể rắn sang thể hơi . c/Thể rắn sang thể lỏng d/Thể lỏng sang thể rắn. Câu 5: Cái kéo thuộc loại máy cơ đơn giản nào sau đây : a/Ròng rọc động. b/Ròng rọc cố định. c/Đòn bẩy. d/Mặt phẳng nghiêng. Câu 6: Khi dùng ròng rọc cố định sẽ được lợi về: a/Hướng b/Độ lớn c/Cả hướng và độ lớn d/Không được lợi . Câu 7: Sự nở vì nhiệt của . . nhỏ hơn sự nở vì nhiệt của chất lỏng a/Chất rắn b/Chất lỏng c/Chất khí d/Cả 3 câu đều sai Câu 8: Nhiệt độ cao nhất ghi trên nhiệt kế y tế là: a. 1000C b. 420C c.370C d.200C Câu 9: Trong các cách sắp xếp các chất nở vì nhiệt từ nhiều tới ít , cách nào đúng ? a/Rắn , lỏng , khí. b/Khí , lỏng , rắn. c/Rắn , khí , lỏng. d/Khí , rắn , lỏng. Câu 10: Khi chất khí trong bình nóng lên thì đại lượng nào sau đây của nó thay đổi ? a/Khối lượng riêng. b/Khối lượng. c/Trọng lượng. d/Khối lượng riêng và khối lượng. Câu 11: Khi ghép hai ròng rọc động và một ròng rọc cố định . Hệ thống này gọi là gì ? a/Ròng rọc. b/Đòn bẩy. c/Palăng. d/Mặt phẳng nghiêng. Câu 12: Khi nung nóng vật rắn thì: a/Khối lượng vật tăng. b/Khối lượng vật giảm c/Thể tích vật tăng d/Thể tích vật giảm. II. Tự luận: (7 điểm) Câu 1: Thế nào là sự nóng chảy? Thế nào là sự đông đặc ?(2 điểm) Câu 2: So sánh sự nở vì nhiệt của chất rắn và chất khí?( 2 điểm) Câu 3: Bỏ nước đá đập vụn vào cốc thuỷ tinh rồi dùng nhiệt kế theo dõi sự thay đổi nhiệt độ, người ta lập được bảng sau: Thời gian (phút) 0 2 4 6 8 Nhiệt độ (oC) - 4 0 0 0 8 a. Vẽ đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian. (1 điểm) b. Hiện tượng gì xảy ra từ phút 2 đến phút thứ 6? Lúc này nó tồn tại ở thể nào? (0.5 điểm) Câu 4: Tại sao tấm tol lợp nhà lại có dạng gợn sóng? ( 1,5 điểm) -----------------------------------HẾT------------------------------------- PHÒNG GD - ĐT VŨNG LIÊM KIỂM TRA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2015-2016 TRƯỜNG THCS TÂN QUỚI TRUNG MÔN: VẬT LÍ 6 THỜI GIAN: 60 PHÚT HƯỚNG DẪN CHẤM I.Trắc nghiệm: ( 3 điểm) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Đ.án d b a c c a a b b a c c II. Tự luận: (7 điểm) Câu 1: - Sự chuyển từ thể rắn sang thể lỏng gọi là sự nóng chảy (1đ) - Sự chuyển từ thể lỏng sang thể rắn gọi là sự đông đặc (1đ) Câu 2: - Giống nhau : Các chất đều nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi (0.5 đ) - Khác nhau : + Các chất rắn khác nhau nở ví nhiệt khác nhau (0.5 đ) + Các chất khí khác nhau nở vì nhiệt khác nhau (0.5 đ) + Chất khí nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn. (0.5 đ) Câu 3: Nhiệt độ ( o C) 8 4 0 Thời gian (phút) -4 2 4 6 8 a/ - Vẽ được hai trục nhiệt độ và thời gian 0,25 đ - Ghi đúng các số liệu nhiệt độ, thời gian trên các trục 0,25 đ - Vẽ được chính xác các điểm có thời gian và nhiệt độ tương ướng 0,25 đ - Vẽ chinh xác đường biểu diễn sự nóng chảy của nước đá 0,25 đ b/ - Từ phút 2 đến 6: nước đá nóng chảy. 0,25 đ - Tồn tại ở thể rắn, thể lỏng, thể khí 0,25 đ Câu 4: Vì khi trời nóng các tấm tôn có thể giãn nở vì nhiệt mà ít bị ngăn cản hơn nên tránh được hiện tượng sinh ra lực lớn, có thể làm rách tôn lợp mái (1.5 đ) -----------------------------------HẾT-------------------------------------
Tài liệu đính kèm: