Đề cương ôn tập thi học kỳ 2 năm học: 2015 – 2016 môn: Vật lý 6

doc 5 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 1210Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập thi học kỳ 2 năm học: 2015 – 2016 môn: Vật lý 6", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề cương ôn tập thi học kỳ 2 năm học: 2015 – 2016 môn: Vật lý 6
THCS THANH TÂN	ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP THI HỌC KỲ 2
Năm học: 2015 – 2016
Môn: Vật Lý 6
Phần 1: Trắc nghiệm (3 điểm) (Mỗi câu đúng +0.25 điểm)
1. Nhận biết: (12 câu)
Câu 1. Hiện tượng nào sau đây xảy ra khi nung nóng một vật rắn ?
Trọng lượng của vật tăng.
Trọng lượng riêng của vật tăng.
Trọng lượng riêng của vật giảm.
Cả 3 hiện tượng trên đều không xảy ra.
Câu 2. Tại sao khi làm lạnh một vật rắn thì khối lượng riêng của vật tăng ? Hãy chọn câu trả lời đúng nhất.
Vì khối lượng của vật tăng.
Vì thể tích của vật tăng.
Vì khối lượng của vật không thay đổi còn thể tích của vật thay đổi.
Vì khối lượng của vật không thay đổi còn thể tích của vật giảm.
Câu 3. Hiện tượng nào sau đây xảy ra khi đun nóng một lượng chất lỏng ?
Khối lượng của chất lỏng tăng.
Trọng lượng của chất lỏng tăng.
Khối lượng riêng của chất lỏng tăng.
Thể tích của chất lỏng tăng.
Câu 4. Tại sao khi đặt đường ray xe lửa người ta phải để một khe hở ở chỗ tiếp giáp giữa hai thanh ray ?
Vì không thể hàn hai thanh ray được.
Vì để lắp các thanh ray được dễ dàng hơn.
Vì khi nhiệt độ tăng, thanh ray có thể dài ra.
Vì chiều dài của thanh ray không đủ.
Câu 5. Trong các cách sắp xếp các chất nở vì nhiệt từ nhiều tới ít sau đây, cách nào là đúng ?
A)	Rắn, lỏng, khí.
B)	Lỏng, khí, rắn.
C)	Khí, lỏng, rắn.
D)	Khí, rắn, lỏng.
Câu 6. Quả bóng bàn bị bẹp nhúng vào nước nóng thì phòng lên vì :
Vỏ bóng bàn bị nóng mềm ra và bóng phồng lên.
Vỏ bóng bàn nóng lên, nở ra.
Không khí trong bóng nóng lên, nở ra.
D) Nước nóng tràn qua khe hở vào trong bóng.
Câu 7. Không khí, hơi nước, khí ôxy đều là những ví dụ về :
Thể rắn.	
Thể lỏng. 	
Thể khí.
Cả 3 thể rắn, lỏng, khí.
Câu 8. Nước đá, nước, hơi nước có đặc điểm chung nào sau đây ?
Cùng ở một thể.	
Cùng một loại chất.	
Cùng một khối lượng riêng.
Không có đặc điểm nào chung.
Câu 9. Trong các hiện tượng sau đây, hiện tượng nào không liên quan đến sự nóng chảy ?
Để một cục nước đá ra ngoài nắng.	
Đốt một ngọn nến.	
Đúc một bức tượng.
Đốt một ngọn đèn dầu.
Câu 10. Hãy so sánh xem lực kéo vật lên trực tiếp sẽ như thế nào so với lực kéo vật lên khi dùng mặt phẳng nghiêng.
Bằng.
Ít nhất bằng.
Nhỏ hơn.
Lớn hơn.
Câu 11. Có thể làm tăng độ nghiêng của mặt phẳng nghiêng bằng cách nào sau đây ?
Giảm chiều cao kê mặt phẳng nghiêng.
Tăng chiều cao kê mặt phẳng nghiêng.
Tăng chiều dài mặt phẳng nghiêng.
Tăng chiều dài mặt phẳng nghiêng và đồng thời giảm chiều cao kê mặt phẳng nghiêng.
Câu 12. Máy cơ đơn giản nào sau đây không thể làm thay đổi đồng thời cả độ lớn và hướng của lực ?
A)	Ròng rọc động.
B)	Ròng rọc cố định.
C)	Đòn bẩy.
D)	Mặt phẳng nghiêng.
2. Thông hiểu: (12 câu)
Câu 13. Hiện tượng nào sau đây xảy ra đối với khối lượng riêng của chất lỏng khi đun nóng chất lỏng trong một bình thủy tinh ?
Khối lượng riêng của chất lỏng tăng.
Khối lượng riêng của chất lỏng giảm.
Khối lượng riêng của chất lỏng không thay đổi.
Khối lượng riêng của chất lỏng thoạt đầu giảm rồi sau đó mới tăng.
Câu 14. Hiện tượng nào sau đây xảy ra khi hơ nóng không khí đựng trong một bình kín ?
Thể tích của không khí tăng.
Khối lượng riêng của không khí tăng.
Khối lượng riêng của không khí giảm.
Cả 3 hiện tượng trên đều không xảy ra.
Câu 15. Trong các cách sắp xếp các chất nở vì nhiệt từ nhiều tới ít sau đây, cách nào là đúng ?
A)	Rắn, lỏng, khí.
B)	Lỏng, khí, rắn.
C)	Khí, lỏng, rắn.
D)	Khí, rắn, lỏng.
Câu 16. Quả bóng bàn bị bẹp nhúng vào nước nóng thì phòng lên vì :
A) Vỏ bóng bàn bị nóng mềm ra và bóng phồng lên.
 Vỏ bóng bàn nóng lên, nở ra.
 Không khí trong bóng nóng lên, nở ra.
 Nước nóng tràn qua khe hở vào trong bóng.
Câu 17. Trong các cách sắp xếp các chất nở vì nhiệt từ nhiều tới ít sau đây, cách nào là đúng ?
A)	Đồng, thủy ngân, không khí.
B)	Thủy ngân, đồng, không khí.
C)	Không khí, thủy ngân, đồng.
D)	Không khí, đồng, thủy ngân.
Câu 18. Hiện tượng nào sau đây xảy ra khi nung nóng một quả cầu bằng đồng ?
A)	Trọng lượng của quả cầu tăng.
B)	Trọng lượng của qủa cầu giảm.
C)	Trọng lượng riêng của quả cầu tăng.
D)	Trọng lượng riêng của quả cầu giảm.
Câu 19. Trong các hiện tượng sau đây, hiện tượng nào không liên quan đến sự nóng chảy ?
 Để một cục nước đá ra ngoài nắng.	
 Đốt một ngọn nến.	
Đúc một bức tượng.
Đốt một ngọn đèn dầu.
Câu 20. Trong các hiện tượng sau đây, hiện tượng nào không liên quan đến sự đông đặc ?
Tuyết rơi.
Đúc tượng đồng	
làm đá trong tủ lạnh
Rèn thép trong lò rèn.
Câu 21. Rượu nóng chảy ở –117 oC. Hỏi rượu đông đặc ở nhiệt độ nào sau đây ?
117oC.
–117oC.
Cao hơn –117oC.
D) Thấp hơn –117oC
Câu 22. Hãy so sánh xem lực kéo vật lên trực tiếp sẽ như thế nào so với lực kéo vật lên khi dùng ròng rọc cố định.
A)	Bằng.
B)	Ít nhất bằng.
C)	Nhỏ hơn.
D)	Lớn hơn.
Câu 23. Cầu thang xoắn là một ví dụ về máy cơ đơn giản nào ?
A)	Ròng rọc động.
B)	Đòn bẩy.
C)	Mặt phẳng nghiêng.
D)	Ròng rọc cố định.
Câu 24. Để bê trực tiếp một bao xi măng có khối lượng 50kg, người ta phải dùng lực nào trong số các lực sau :
A)	F = 500N.
B)	50N < F < 500N.
C)	F = 50N.
D)	F < 50N.
3. Vận dụng thấp: (12 câu)
Câu 25. Trong các cách sắp xếp các chất nở vì nhiệt từ nhiều tới ít sau đây, cách nào là đúng ?
A)	Đồng, thủy ngân, không khí.
B)	Thủy ngân, đồng, không khí.
C)	Không khí, thủy ngân, đồng.
D)	Không khí, đồng, thủy ngân.
Câu 26. Hiện tượng nào sau đây xảy ra khi nung nóng một quả cầu bằng đồng ?
A)	Trọng lượng của quả cầu tăng.
B)	Trọng lượng của qủa cầu giảm.
C)	Trọng lượng riêng của quả cầu tăng.
D)	Trọng lượng riêng của quả cầu giảm.
Câu 27. Hiện tượng nào sau đây xảy ra đối với khối lượng riêng của nước khi đun nước trong một bình thủy tinh ?
A)	Khối lượng riêng của nước tăng.
B)	Khối lượng riêng của nước giảm.
C)	Khối lượng riêng của nước không thay đổi.
D)	Khối lượng riêng của nước thoạt đầu giảm rồi sau đó mới tăng.
Câu 28. Hiện tượng nào sau đây xảy ra đối với khối lượng riêng của nước khi đun nước trong một bình thủy tinh ?
A)	Khối lượng riêng của nước tăng.
B)	Khối lượng riêng của nước giảm.
C)	Khối lượng riêng của nước không thay đổi.
D)	Khối lượng riêng của nước thoạt đầu giảm rồi sau đó mới tăng.
Câu 29. Hiện tượng nào sau đây xảy ra khi dùng tay áp chặt vào một bình thủy tinh có nút chặt ?
A)	Thể tích của không khí trong bình tăng.
B)	Khối lượng riêng của không khí trong bình tăng. 
C)	Khối lượng riêng của không khí trong bình giảm.
D)	Cả 3 hiện tượng trên đều không xảy ra.
Câu 30. Nhiệt kế nào sau đây có thể dùng để đo nhiệt độ của nước đang sôi ?
A)	Nhiệt kế dầu.
B)	Nhiệt kế y tế.
C)	Nhiệt kế thủy ngân.
D)	Cả ba loại nhiệt kế trên.
Câu 31. Băng phiến nóng chảy ở:
A. 600C	B. 800C	C. 1000C	D. 1200C
Câu 32. Sự chuyển từ thể hơi sang thể lỏng gọi là:
A. Sự đông đặc	B. Sự sôi	C. Sự bay hơi	D. Sự ngưng tụ
Câu 33. Nhiệt độ của nước đá đang tan và của hơi nước đang sôi trong nhiệt giai Xenxiut là:
A. 00C và 1000C	B. 370C và 1000C	
C. -1000C và 1000C	D. 320C và 2120C
Câu 34. Trong các dụng cụ sau đây, dụng cụ nào không thể coi là đòn bẩy ?
Cái kim.	
Cái cầu thang gác.	
Cái cân đòn.
Cái kéo.
Câu 35. Người ta sử dụng ròng rọc động trong công việc nào dưới đây :
Dắt xe máy lên bậc thềm nhà.
Dịch chuyển tảng đá đi nơi khác.
Kéo thùng nước từ dưới giếng lên.
Đưa những vật nặng lên nóc nhà cao tầng.
Câu 36. Tác dụng chính của máy cơ đơn giản ( ròng rọc; đòn bẩy; mặt phẳng nghiêng) là:
A. Làm việc nhanh hơn	B. Đỡ tốn công hơn
	C. Làm việc dễ dàng hơn	D. Làm việc an toàn hơn
Phần 2: Tự luận: (7 điểm)
Thông hiểu: 
Câu 1: Nêu kết luận về sự nở vì nhiệt của chất rắn? So sánh sự nở vì nhiệt của các chất rắn, lỏng, khí?
Câu 2: Nêu kết luận về sự nở vì nhiệt của chất lỏng? So sánh sự nở vì nhiệt của các chất rắn, lỏng, khí?
Câu 3: Nêu kết luận về sự nở vì nhiệt của chất khí? So sánh sự nở vì nhiệt của các chất rắn, lỏng, khí?
Câu 4: Tại sao người ta không đóng chai nước ngọt thật đầy?
Câu 5: Tại sao khi đun nước ta không đổ nước thật đầy ấm?
Câu 6: Tại sao quả bóng bàn bị bẹp khi nhúng vào nước nóng lại phồng lên như cũ?
Câu 7: Thế nào là sự nóng chảy? Nêu ví dụ về sự nóng chảy?
Câu 8: Thế nào là sự đông đặc? Nêu ví dụ về sự đông đặc?
Câu 9: Thế nào là sự bay hơi? Nêu ví dụ về sự bay hơi?
Vận dụng thấp:
Câu 10: Tại sao bác sĩ khuyên ta không nên ăn thức ăn quá nóng hay quá lạnh?
Câu 11: Tại sao khi rót nước sôi vào cốc thủy tinh dày thì dễ vở hơn khi rót vào cốc thủy tinh mỏng?
Câu 12: Nhiệt kế là gì? Trình bày cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của nhiệt kế rượu mà em đã học?
Vận dụng cao:
Câu 13: Đổi 200C, 860C, -100C, 1000C sang 0F
Câu 14: Đổi 300C, 540C, -150C, 1000C sang 0F
Câu 15: Trong việc đúc tượng đồng có những quá trình chuyển thể nào của đồng?
CẤU TRÚC ĐỀ KIỂM TRA
Phần 1: Trắc nghiệm: (3 điểm)
Nhận biết: 	(4 câu *0.25 điểm = 1 điểm)
Thông hiểu: 	(4 câu * 0.25 điểm = 1 điểm)
Vận dụng thấp: 	(4 câu * 0.25 điểm = 1 điểm)
Phần 2: Tự luận: (7 điểm)
1. Thông hiểu: 	(3 câu *1 điểm = 3 điểm)
Vận dụng thấp: 	(2 câu * 1 điểm = 2 điểm)
Vận dụng cao:	(1 câu * 2 điểm = 2 điểm)

Tài liệu đính kèm:

  • docDe_cuong_Vat_Ly_6_HK2_nam_20152016.doc