Kiểm tra học kì I – Năm học: 2015 – 2016. Môn: Hóa học – Lớp 9. Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề)

doc 6 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 952Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kiểm tra học kì I – Năm học: 2015 – 2016. Môn: Hóa học – Lớp 9. Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kiểm tra học kì I – Năm học: 2015 – 2016. Môn: Hóa học – Lớp 9. Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề)
PHÒNG GD – ĐT NINH SƠN
TRƯỜNG THCS TRẦN QUỐC TOẢN.
 KIỂM TRA HKI – Năm học: 2015 – 2016.
 Môn: Hóa học – lớp 9. 
 Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề).
A. Ma trận:
Nội dung
Cấp độ nhận thức
Tổng số
Nhận biết
 Thông hiểu 
Vận dụng thấp
Vận dụng cao 
TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL
Chủ đề1: Các loại hợp chất vô cơ
- Biết TCHH của axit. 
- Biết TCHH của oxit axit
Hiểu TCHH của bazơ, axit, muối để nhận biết các hợp chất trên và viết các PTHH thực hiện chuỗi biến hóa
- Dựa vào TCHH của axit, để viết PTHH.
- Dựa vào PTHH tính mdd
-Dựa vào TCHH của axit, để viết PTHH.
- Dựa vào PTHH tính D
Số câu
2
2
2(C18a,b)
1(C18c)
5
Số điểm
0.5
3.0
1.5
1.0
6.0
Tỷ lệ %
5%
30%
15%
10%
60%
Chủ đề 2: Kim loại
- Biết tính chất vật lí kim loại .Biết dãy hoạt động hóa học kim loại
- Biết tính chất hóa học của Fe, Al
Biết khái niệm hợp kim; sự ăn mòn kim loại
Từ khối lượng của Fe tính được số nguyên tử Fe.
Dựa vào TCHH của kim loại tính toán tìm ra tên kim loại.
Số câu
6
2
1
1
 10
Số điểm
1.5
1.0
0.25
0.25
 3.0
Tỷ lệ %
15%
10%
2.5%
2.5%
 30 %
Chủ đề 3: Phi kim 
Biết tính chất hóa học của clo
Số câu
2
1
3
Số điểm
0.5
0.5
1.0
Tỷ lệ %
5%
5%
10%
T. số câu.
13
3
1
1
18
T.số điểm
4.0
3.25
1.75
1.0
10
Tỉ lệ %
40%
32.5%
17.5%
10%
100%
ĐỀ CƯƠNG ÔN THI HKI - Năm học 2015 - 2016
 Môn: Hóa - Lớp 9
Câu 1: Oxit bazơ nào sau đây được dùng làm chất hút ẩm (chất làm khô) trong phòng thí nghiệm?
CuO B. ZnO C. PbO D. CaO
Câu 2: Cần điều chế một lượng đồng sunfat. Phương pháp nào sau đây tốn axit sunfuric nhất?
A. H2SO4 tác dụng với Cu(OH)2 B. H2SO4 tác dụng với CuO
C. H2SO4(đặc) tác dụng với Cu D. H2SO4 tác dụng với Cu2O
Câu 3: Khí oxi bị lẫn tạp chất là các khí CO2, SO2, H2S. Có thể dùng chất nào sau đây để loại bỏ tạp chất?
A. Nước B. Dung dịch Ca(OH)2 C. H2SO4loãng D. CuSO4
Câu 4: Có 3 dung dịch: NaOH, H2SO4, HCl có cùng nồng độ mol, chỉ dùng thêm một chất nào cho dưới đây để nhận biết?
A. Phenolphtalein B. Quì tím C. Dung dịch AgNO3 D. BaCl2 
 Câu 5: Trường hợp nào tạo ra chất kết tủa khi trộn hai dung dịch của các cặp chất sau
Dd NaCl và dd AgNO3 B. Dd Na2CO3 và dd KCl 
C. Dd NaSO4 và dd AlCl3 D. Dd ZnSO4 và dd CuCl2
Câu 6: Thể tích khí N2 chiếm bởi 280g nitơ ở đktc là:
A. 112 lit B. 224 lit C. 336 lit D. 448 lit
Câu 7: Kim loại nào sau đây có tính dẫn điện tốt nhất trong số tất cả các kim loại?
Vàng B. Bạc C. Đồng D. Nhôm
Câu 8: Cho kim loại X tác dụng với dung dịch H2SO4loãng để lấy khí H2 khử oxit kim loại Y (các phản ứng đều xảy ra). X và Y có thể là những kim loại nào?
Đồng và sắt B. Sắt và đồng C. Đồng và bạc D. Bạc và đồng
Câu 9: Dãy các kim loại nào sau đây được sắp xếp đúng theo chiều hoạt động hóa học tăng dần?
K, Mg, Cu, Al, Zn, Fe B. Fe,Cu, K, Mg, Al, Zn
C. Cu, Fe, Zn, Al, Mg, K D. Zn, K, Mg Cu, Al, Fe
Câu 10: Sau một ngày lao động người ta phải làm vệ sinh các thiết bị, máy móc, dụng cụ lao động bằng kim loại.
Việc làm này có mục đích chính là gì?
Để kim loại sáng bóng đẹp mắt B. Để không gây ô nhiễm môi trường
C. Để kim loại đỡ bị ăn mòn D. Để không làm bẩn quần áo khi lao động
Câu 11: Có dung dịch muối AlCl3 lẫn tạp chất là CuCl2. Có thể dùng chất nào sau đây để làm sạch muối nhôm?
AgNO3 B. HCl C. Mg D. Al 
Câu 12: Kết luận nào sau đây đúng khi nói về axit:
A. Dung dịch axit làm đổi màu quì tím thành xanh 
B. Dung dịch axit tác dụng được với mọi kim loại và giải phóng khí H2
C. Axit tác dụng được với bazơ tạo thành muối và nước 
D. Axit chỉ tác dụng được với các oxit bazơ tan được trong nước. 
Câu 13: Khi đun nóng hỗn hợp Fe và S thì tạo thành sản phẩm nào sau đây:
A. Fe2S3 B. FeS C. FeS2 D. Fe2S3 và FeS.
Câu 14: Số nguyên tử sắt có trong 280 g sắt là:
A. 10,1 x 1023 B. 20,1 x 1023 C. 25,2 x 1023 D. 30,1 x 1023 
Câu 15: Trong bốn hỗn hợp dưới đây, hỗn hợp nào là nước Gia-ven?
NaCl + NaClO + H2O B. NaCl + NaClO2 + H2O 
NaCl + NaClO3 + H2O D. NaCl + NaClO4 + H2O 
Câu 16: Chọn phát biểu đúng về hiđro clorua ở điều kiện thường:
Là chất khí tan nhiều trong nước B. Là chất khí không tan trong nước 
Là chất lỏng tan nhiều trong nước D. Là chất lỏng không tan trong nước 
Câu 17: Hợp kim là gì? Thế nào là sự ăn mòn kim loại?
Câu 18: Biện pháp bảo vệ kim loại không bị ăn mòn?
Câu 19: Điều kiện để xảy ra phản ứng trao đổi? 
Câu 20: Có thể thu khí clo bằng cách đẩy nước và đẩy không khí được không? Vì sao?
Câu 21: Tính chất hóa học của nhôm và sắt?
Câu 22: Viết các phương trình hóa học biểu diễn chuyển đổi hóa học sau:
 a) Fe FeCl2 Fe(NO3)2 Fe(OH)2 FeO
 b) A
 Fe2O3 FeCl3 
 Fe
 c) Al Al2O3 AlCl3 Al(OH)3 Al2O3 Al AlCl3
Câu 23: Có 4 lọ không nhãn mỗi lọ đựng một dung dịch các chất sau: Ba(OH)2 , 
AgNO3, NaCl, HCl. Hãy nhận biết chất đựng trong mỗi lọ bằng phương pháp hóa học. 
Viết phương trình hóa học. 
Câu 24: Cho 19,6 g một kim loại hóa trị II phản ứng hoàn toàn với 140 ml dd AgNO3, sau phản ứng thu được 75,6 g Ag.
 a) Tìm kim loại đã dùng
 b) Tìm CM của dd AgNO3
 c) Tìm nồng độ mol muối sau phản ứng, biết thể tích dd không đổi.
Câu 25: Cho một khối lượng mạt sắt dư vào 50 ml dung dịch HCl. Phản ứng xong thu được 3,36 lit khí (đktc).
a) Viết phương trình phản ứng xảy ra,
b) Tính khối lượng mạt sắt đã tham gia phản ứng.
c) Tính nồng độ mol của dung dịch HCl đã dùng.
Câu 26: Đốt cháy hết 5,4g nhôm bằng khí oxi rồi lấy sản phẩm thu được hòa tan trong dung dịch HCl 14,6%.
a) Viết các phương trình phản ứng xảy ra,
b) Tính thể tích khí oxi (ở đktc) đã dùng.
c) Tính khối lượng dung dịch HCl vừa đủ để phản ứng.
Câu 27: Trung hòa 200 ml dung dịch axit nitric 2M bằng dung dịch bari hiđroxit 10%.
a) Viết phương trình phản ứng xảy ra,
b) Tính khối lượng muối tạo thành.
c) Tính khối lượng dung dịch Ba(OH)2 đã dùng.
 KIỂM TRA HKI - Năm học 2015 - 2016
 Môn: Hóa - Lớp 9
 Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề)
ĐỀ : (Đề gồm 2 trang)
I. Trắc nghiệm khách quan: (3 điểm)
Câu 1: Kết luận nào sau đây đúng khi nói về axit:
A. Dung dịch axit làm đổi màu quì tím thành xanh 
B. Dung dịch axit tác dụng được với mọi kim loại và giải phóng khí H2
C. Axit tác dụng được với bazơ tạo thành muối và nước 
D. Axit chỉ tác dụng được với các oxit bazơ tan được trong nước. 
Câu 2: Khí oxi bị lẫn tạp chất là các khí CO2, SO2, H2S. Có thể dùng chất nào sau đây để loại bỏ tạp chất?
A. Nước B. Dung dịch Ca(OH)2 C. H2SO4loãng D. CuSO4
Câu 3: Khi đun nóng hỗn hợp Fe và S thì tạo thành sản phẩm nào sau đây:
A. Fe2S3 B. FeS C. FeS2 D. Fe2S3 và FeS.
Câu 4: Số nguyên tử sắt có trong 280 g sắt là:
A. 10,1 x 1023 B. 20,1 x 1023 C. 25,2 x 1023 D. 30,1 x 1023 
Câu 5: Kim loại nào sau đây có tính dẫn điện tốt nhất trong số tất cả các kim loại?
A. Vàng B. Bạc C. Đồng D. Nhôm
Câu 6: Cho kim loại X tác dụng với dung dịch H2SO4loãng để lấy khí H2 khử oxit kim loại Y (các phản ứng đều xảy ra). X và Y có thể là những kim loại nào?
A. Đồng và sắt B. Sắt và đồng C. Đồng và bạc D. Bạc và đồng
Câu 7: Dãy các kim loại nào sau đây được sắp xếp đúng theo chiều hoạt động hóa học tăng dần?
A. K, Mg, Cu, Al, Zn, Fe B. Fe,Cu, K, Mg, Al, Zn
C. Cu, Fe, Zn, Al, Mg, K D. Zn, K, Mg Cu, Al, Fe
Câu 8: Sau một ngày lao động người ta phải làm vệ sinh các thiết bị, máy móc, dụng cụ lao động bằng kim loại.
Việc làm này có mục đích chính là gì?
A. Để kim loại sáng bóng đẹp mắt B. Để không gây ô nhiễm môi trường
C. Để kim loại đỡ bị ăn mòn D. Để không làm bẩn quần áo khi lao động
Câu 9: Có dung dịch muối AlCl3 lẫn tạp chất là CuCl2. Có thể dùng chất nào sau đây để làm sạch muối nhôm?
A. AgNO3 B. HCl C. Mg D. Al 
Câu 10: Cho 1.4 g kim loại hóa trị II tác dụng hết với dung dịch HCl thu được 0.56 lit khí H2 (đktc). Hỏi đó là kim loại nào trong số các kim loại sau:
A. Mg B. Zn C. Ni D. Fe
Câu 11: Trong bốn hỗn hợp dưới đây, hỗn hợp nào là nước Gia-ven?
NaCl + NaClO + H2O B. NaCl + NaClO2 + H2O 
C. NaCl + NaClO3 + H2O D. NaCl + NaClO4 + H2O 
Câu 12: Chọn phát biểu đúng về hiđro clorua ở điều kiện thường:
.A. Là chất khí tan nhiều trong nước B. Là chất khí không tan trong nước 
 C.Là chất lỏng tan nhiều trong nước D. Là chất lỏng không tan trong nước 
II. Tự luận: (7đ) 
Câu 13: Hợp kim là gì? (0.5đ) 
Câu 14: Thế nào là sự ăn mòn kim loại? (0.5đ) 
Câu 15: Có thể thu khí clo bằng cách đẩy nước được không? Vì sao? (0.5đ) 
Câu 16: (1.5đ) Viết các phương trình hóa học biểu diễn chuyển đổi hóa học sau:
 Fe (1) FeCl2 (2) Fe(OH)2 (3) FeO
Câu 17: (1.5đ) Có 4 lọ không nhãn mỗi lọ đựng một dung dịch các chất sau: Ba(OH)2 ,AgNO3, NaCl, HCl. Hãy nhận biết chất đựng trong mỗi lọ bằng phương pháp hóa học. 
Viết phương trình hóa học. 
Câu 18: (2.5đ). Trung hòa 200 ml dung dịch axit nitric 2M bằng dung dịch bari hiđroxit 10%.
a) Viết phương trình phản ứng xảy ra,
b) Tính khối lượng dung dịch Ba(OH)2 đã dùng.
c) Thay dung dịch bari hiđroxit bằng 400 ml dung dịch canxi hiđroxit 5%. Hãy tính khối lượng riêng của dung dịch canxi hiđroxit để trung hòa lượng axit trên. 
 (Cho Ba = 137; O = 16; H = 1; Ca = 40; Fe = 56)
 *******HẾT***********
KIỂM TRA HKI - Năm học 2015 - 2016
 Môn: Hóa - Lớp 9
 Thời gian: 45 phút 
 ĐÁP ÁN – BIỂU ĐIỂM. 
**********
I.Trắc nghiệm: (3đ)
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Đáp án
C
B
B
D
B
B
C
C
D
D
A
A
Biểu điểm
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
II. Tự luận: (7đ)
Câu 13:
Hợp kim là chất rắn thu được sau khi làm nguội hỗn hợp nóng chảy của nhiều kim loại khác nhau hoặc của kim loại và phi kim
(0.5đ)
Câu 14:
Sự phá hủy kim loại và hợp kim do tác dụng hóa học trong môi trường 
(0.5đ)
Câu 15:
Không thể thu khí clo bằng cách đẩy nước được. Vì clo tan trong nước.
(0.5đ)
Câu 16:
 Fe + 2HCl FeCl2 + H2 
 FeCl2 + 2NaOH Fe(OH)2 + 2NaCl Fe(OH)2 FeO + H2O
(0.5đ)
(0.5đ)
(0.5đ)
Câu 17:
Trích mỗi lọ một ít cho vào ống nghiệm để làm mẫu thử.
Nhúng quì tím vào 4 ống nghiệm. Ống nghiệm có quì tím chuyển sang đỏ là HCl, Ống nghiệm có quì tím chuyển sang xanh là Ba(OH)2. Hai ống nghiệm còn lại có quì tím không đổi màu là AgNO3 và NaCl.
- Cho dd NaCl vào 2 ống nghiệm còn lại. Ống nghiệm có kết tủa trắng là AgNO3, ống nghiệm không có hiện tượng gì là NaCl
 PTHH: AgNO3 + NaCl AgCl + NaNO3
(0.5đ)
(0.5đ)
(0.5đ)
Câu 18:
a) 2HNO3 + Ba(OH)2 Ba(NO3)2 + 2H2O
b) nHNO3 = 0,2 x 2 = 0,4 (mol)
 2HNO3 + Ba(OH)2 Ba(NO3)2 + 2H2O
(mol) 2 : 1 : 
(mol) 0,4 0,2 
 mBa(OH)2 = 0,2 x 171 = 34,2 (g) 
 mddBa(OH)2 = (34,2 x 100) : 10 = 342 (g)
c) 2HNO3 + Ca(OH)2 Ca(NO3)2 + 2H2O
(mol) 2 : 1 
(mol) 0,4 0,2 
 mCa(OH)2 = 0,2 x 74 = 14,8 (g) 
 mddCa(OH)2 = (14,8 x 100) : 5 = 296 (g)
 DddCa(OH)2 = 296 : 400 = 0,74 (g/ml).
(0.5đ)
(0.25đ)
(0.25đ)
(0.25đ)
(0.25đ)
(0.25đ)
(0.25đ)
(0.25đ)
(0.25đ)

Tài liệu đính kèm:

  • docDE CUONG ON TAP HKI HOA 9.doc