ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN 3 PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ DỰ BỊ (Đề thi có 01 trang) KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC: 2014 - 2015 MÔN: SINH HỌC 9 Thời gian làm bài: 45 phút ( Không kể thời gian phát đề) Câu 1: (2,5 điểm) Nêu những điểm khác nhau giữa nhiễm sắc thể giới tính và nhiễm sắc thể thường. Tại sao trong cấu trúc dân số, tỉ lệ nam: nữ xấp xỉ 1: 1? Câu 2: (2 điểm) Nêu đặc điểm cấu tạo hóa học của ADN.Vì sao ADN có cấu tạo rất đa dạng và đặc thù? Câu 3: (2 điểm) Trình bày chức năng của protein. Vì sao nói protein có vai trò quan trọng đối với tế bào và cơ thể? Câu 4: (2,5 điểm) Đột biến gen là gì? Tại sao các đột biến gen biểu hiện ra kiểu hình thường có hại cho bản thân sinh vật? Câu 5: (1 điểm) Mạch 1 của gen có trình tự các nucleotit như sau: A – T – G – X – X – T – A – G – G – A – T – X – Viết lại cho hoàn chỉnh đoạn gen nói trên (gồm cả hai mạch đơn) . Viết trình tự các nucleotit trên đoạn mARN được tổng hợp từ mạch 2 của gen. ---Hết --- - Học sinh không được sử dụng tài liệu Giám thị không giải thích gì thêm HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA HỌC KỲ I Môn Sinh học 9 (đề dự bị) Năm học 2014-2015 Câu 1: (2,5đ) Những điểm khác nhau giữa NST giới tính và NST thường: NST giới tính NST thường -Thường tồn tại một cặp trong tế bào lưỡng bội. -Thường tồn tại với số cặp lớn hơn một trong tế bào lưỡng bội. -Tồn tại thành cặp tương đồng (XX) hoặc không tương đồng (XY). -Luôn luôn tồn tại thành cặp tương đồng. -Chủ yếu mang gen quy định giới tính của cơ thể. -Chỉ mang gen quy định tính trạng thường của cơ thể. (0,25đ x 6 ý) Trong cấu trúc dân số, tỉ lệ nam: nữ xấp xỉ 1: 1 vì: Sự phân ly của cặp NST XY trong phát sinh giao tử tạo ra hai loại tinh trùng mang NST X và Y với số lượng ngang nhau. Qua thụ tinh của hai loại tinh trùng này với trứng mang NST X tạo ra hai loại tổ hợp XX (phát triển thành con gái) và XY (phát triển thành con trai) với số lượng ngang nhau, do đó, tạo ra tỉ lệ nam : nữ xấp xỉ 1 : 1. (0,5đ x 2 ý) Câu 2: (2đ) Đặc điểm cấu tạo hóa học của ADN: Phân tử ADN được cấu tạo từ các nguyên tố C, H, O, N và P./ ADN thuộc loại đại phân tử,/ được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân/, mà đơn phân là nucleotit thuộc 4 loại A, T, G, X/.(0,25đ x 4 ý) ADN có cấu tạo rất đa dạng và đặc thù: Do trình tự sắp xếp khác nhau của 4 loại nucleotit đã tạo nên tính đa dạng của ADN. ADN của mỗi loài được đặc thù bởi thành phần, số lượng và trình tự sắp xếp của các nucleotit. (0,5đ x 2 ý) Câu 3: (2đ) Chức năng của protein: protein có nhiều chức năng quan trọng như: Là thành phần cấu trúc của tế bào./ Xúc tác và điều hòa/ các quá trình trao đổi chất (enzim và hoocmon)./ Bảo vệ cơ thể (kháng thể)./ Vận chuyển./ Cung cấp năng lượng/ Protein có vai trò quan trọng đối với tế bào và cơ thể vì: protein liên quan đến toàn bộ hoạt động sống của tế bào,/ biểu hiện thành các tính trạng của cơ thể./ (0,25đ x 8 ý) Câu 4: (2,5đ) Đột biến gen là những biến đổi trong cấu trúc của gen, liên quan tới một cặp hoặc một số cặp nuclêôtit,/ điển hình là các dạng: mất, thêm, thay thế một cặp nuclêôtit./ Các đột biến gen biểu hiện ra kiểu hình thường là có hại cho bản thân sinh vật vì chúng phá vỡ sự thống nhất hài hoà trong kiểu gen/ đã qua chọn lọc tự nhiên và duy trì lâu đời trong điều kiện tự nhiên,/ gây ra những rối loạn trong quá trình tổng hợp prôtêin./ ( 0,5đ x 5 ý) Câu 5: (1đ) Đoạn gen gồm hai mạch đơn: A – T – G – X – X – T – A – G – G – A – T – X – - T – A – X – G – G – A – T – X – X – T – A – G – (0,5đ) b) Đoạn mARN được tổng hợp từ mạch 2: - A – U – G – X – X – U – A – G – G – A – U – X - (0,5đ)
Tài liệu đính kèm: