ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN 3 PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ CHÍNH THỨC (Đề thi có 01 trang) KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC: 2014 - 2015 MÔN: SINH HỌC 8 Thời gian làm bài: 45 phút ( Không kể thời gian phát đề) Câu 1: (2 điểm) Chú thích hỉnh vẽ: Hình dạng mặt ngoài phía trước của tim 1 2 2 4 5 6 7 9 10 11 8 3 Câu 2: (1,5 điểm) Phản xạ là gì? Cho ví dụ. Nêu các yếu tố của một cung phản xạ Câu 3: (2,5 điểm) Máu gồm những thành phần cấu tạo nào? Vì sao khi truyền máu cần làm xét nghiệm trước? Câu 4: (1,5 điểm) Hô hấp có vai trò quan trọng như thế nào với cơ thể sống? Quá trình hô hấp gồm những giai đoạn chủ yếu nào? Câu 5: (2,5 điểm) Trình bày về sự tiêu hóa ở ruột non. ---Hết --- - Học sinh không được sử dụng tài liệu Giám thị không giải thích gì thêm HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA HỌC KỲ I MÔN SINH HỌC 8 NĂM HỌC 2014-2015 Câu 1: (2đ) (hình 17.1 / trang 54 SGK) có 11 chú thích: cứ đúng 3 chú thích thì được 0,5đ. 1/ Tĩnh mạch chủ trên 2/ Tâm nhĩ phải 3/ Động mạch vành phải 4/ Tâm thất phải 5/ Tĩnh mạch chủ dưới 6/ Tâm thất trái 7/ Động mạch vành trái 8/ Tâm nhĩ trái 9/ Tĩnh mạch phổi 10/ Động mạch phổi 11/ Cung động mạch chủ Câu 2: (1,5đ) Phản xạ là phản ứng của cơ thể/ trả lời các kích thích của môi trường/ thông qua hệ thần kinh./Ví dụ/ (0,25đ x 4 ý) Một cung phản xạ gồm 5 yếu tố là: cơ quan thụ cảm, nơron hướng tâm, nơron trung gian, nơron ly tâm, và cơ quan phản ứng. (0,5đ) Câu 3: (2,5đ) Máu gồm huyết tương (55%) và các tế bào máu (45%)./ Các tế bào máu gồm hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu./ (0,5đ x 2 ý) Khi truyền máu cần làm xét nghiệm trước để lựa chọn loại máu truyền cho phù hợp,/ tránh tai biến (hồng cầu người cho bị kết dính trong huyết tương người nhận gây tắc mạch)/ và tránh bị nhận máu nhiễm các tác nhân gây bệnh./ (0,5đ x 3 ý) Câu 4: (1,5đ) Hô hấp cung cấp oxi cho tế bào/ để tham gia vào các phản ứng tạo năng lượng/ cho mọi hoạt động sống của tế bào và cơ thể,/ đồng thời thải loại cacbonic ra khỏi cơ thể./ (0,25đ x 4 ý) Quá trình hô hấp gồm sự thở, trao đổi khí ở phổi và trao đổi khí ở tế bào. (0,5đ) Câu 5: (2,5đ) Thức ăn xuống đến ruột non được biến đổi tiếp về mặt hóa học là chủ yếu./(0,5đ) Nhờ có nhiều tuyến tiêu hóa hỗ trợ (như gan, tụy, các tuyến ruột)/ nên ở ruột non có đủ các loại enzim/ phân giải các phân tử phức tạp của thức ăn (gluxit, lipit, protein)/ thành các chất dinh dưỡng có thể hấp thụ được (đường đơn, axitamin, glixerin và axit béo)./ (0,5đ x 4 ý)
Tài liệu đính kèm: