Kiểm tra học kì I – Năm học 2014 - 2015 môn: Lịch sử 8 thời gian: 45 phút

doc 3 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 593Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kiểm tra học kì I – Năm học 2014 - 2015 môn: Lịch sử 8 thời gian: 45 phút", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kiểm tra học kì I – Năm học 2014 - 2015 môn: Lịch sử 8 thời gian: 45 phút
Trường THCS & THPT Việt Mỹ
KIỂM TRA HỌC KÌ I – NĂM HỌC 2014-2015
MÔN: LỊCH SỬ 8
THỜI GIAN: 45 PHÚT
Câu 1: Trình bày tình hình kinh tế, chính trị nước Đức cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX? Tại sao nói Đức là “con hổ đói đến bàn tiệc muộn”? (3đ)
Câu 2: Nhận xét về tình hình chung ở các nước Đông Nam Á vào cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX ?(3đ)
Câu 3: Nêu nội dung và ý nghĩa của cuộc Duy tân Minh Trị (1868) ở Nhật Bản. (4đ)
Đáp án:
Câu 1: 3đ
* Tình hình kinh tế, chính trị nước Đức cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX (2đ)
- Kinh tế:
+Sau khi hoàn thành thống nhất, công nghiệp Đức phát triển vươn lên vị trí thứ hai thế giới, vượt Anh và Pháp, đứng sau Mỹ.
 + Tập trung tư bản cao→ nhiều công ti độc quyền ra đời chi phối nền kinh tế
- Chính trị: là nước quân chủ lập hiến theo thể chế liên bang
 + Đối nội: Đề cao chủng tộc Đức, đàn áp phông trào công nhân, truyền bá bạo lực
 + Đối ngoại: chạy đua vũ trang, xâm chiến thuộc địa
→ Đức là “chủ nghĩa đế quốc quân phiệt, hiếu chiến”
*Đức được xem như “con hổ đói đến bàn tiệc muộn vì: (1đ)
 Cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, kinh tế Đức phát triển mạnh mẽ vươn lên hàng thứ hai thế giới. Nước Đức tiến sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa khi phần lớn đất đai trên thế giới đã được trở thành thuộc địa hay nửa thuộc địa của Anh, Pháp. Như “con hổ đói đến bàn tiệc muộn”, giới cầm quyền Đức hung hãn dung vũ lực đòi chia lại thị trường và các khu vực ảnh hưởng trên thế giới.
Câu 2: 3đ
-Đến cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX ,trừ Xiêm (Thái Lan),các nước Đông Nam Á đều trở thành thuộc địa hay nửa thuộc địa của các nước đế quốc 
-Các nước đế quốc đều thi hành những chính sách cai trị hà khắc ,khai thác,bóc lột thuộc địa dã man.
-Nhân dân ở khu vực này liên tiếp nổi dậy đấu tranh dưới nhiều hình thức chống thực dân ,phong kiến ,giành độc lập dân tộc .
-Các phong tào đấu tranh giải phóng dân tộc cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX đều thất bại, song phong trào vẫn tiếp tục làm cơ sở cho sự phát triển tiếp theo ở những giai đoạn sau này .
Câu 3: 4đ
Đến giữa thế kỉ XIX, chế độ PK NB lâm vào tình trạng khủng hoảng nghiêm trọng→các nước tư bản phương Tây, đi đầu là Mĩ tìm cách xâm nhập Nhật Bản.
- Tháng 1/1868, Thiên Hoàng Minh Trị đã tiến hành một loạt cải cách tiến bộ
+ Về kinh tế: thống nhất thị trường, tiền tệ, xóa bỏ sự độc quyền ruộng đất phong kiến, phát triển kinh tế TBCN ở nông thôn, xây dựng cơ sở hạ tầng, đường sá, cầu cống.phục vụ giao thông liên lạc.
+ Về chính trị: xóa bỏ chế độ nông nô, đưa quí tộc tư sản hóa và đại tư sản lên nắm chính quyền, ban hành Hiến pháp 1889, thiết lập chế độ quân chủ lập hiến, 
+ Về quân sự: tổ chức và huấn luyện quân dội theo kiểu phương Tây, thực hiện chế dộ nghĩa vụ quân sự, phát triển kinh tế quốc phòng.
 + Về giáo dục: thi hành chính sách giáo dục bắt buộc, chú trọng nội dung KHKT, cử học sinh ưu tú đi du học phương Tây
→ Cuối thế kỉ XIX đầu XX, NB thoát khỏi nguy cơ trở thành thuộc địa và phát triển thành một nước tư bản công nghiệp.
*Ý nghĩa (1đ): Đây là cuộc cải cách toàn diện, sâu sắc và là cuộc cách mạng tư sản không triệt để.

Tài liệu đính kèm:

  • docSu 8.VM.doc