PHÒNG GD- ĐT QUẬN PHÚ NHUẬN KIỂM TRA HỌC KÌ I- NĂM HỌC: 2014- 2015 TRƯỜNG THCS CẦU KIỆU MÔN: GDCD 7 Thời gian: 45 phút ( Không kể thời gian phát đề) Câu 1 (2 điểm) : Thế nào giản dị ? Ý nghĩa của việc sống giản dị? Câu 2 (2 điểm) : Tấm hình trên thể hiện phẩm chất đạo đức gì mà em đã được học ? Em hãy nêu khái niệm và tìm một câu ca dao hoặc tục ngữ hoặc thành ngữ nói về phẩm chất đạo đức đó? Câu 3 (2 điểm) : Giờ kiểm tra môn Giáo dục công dân, Thái ngồi lặng người vì hôm qua mãi chơi điện tử nên không học bài. Hải ngồi kế bên đang quay cóp. Sợ Thái mách cô giáo, Hải đưa bài cho Thái chép. Hãy nêu nhận xét của em về việc làm Thái và Hải ? Vì sao? Câu 4 (1điểm) Em hãy tìm và giải thích câu tục ngữ về khoan dung. Câu5 (1điểm) : Là học sinh em phải làm gì và không nên làm gi để góp phần xây dựng gia đình văn hóa (kể 2 việc nên làm và 2 việc không nên làm)? Câu 6 (2điểm) : Hiện nay ở TP Hồ Chí Minh có những quán cơm 2.000 đồng "mọc" lên đã giúp cho nhiều người nghèo bớt đi một phần gánh nặng lo toan "cơm áo gạo tiền" mỗi ngày Quán cơm từ thiện ở số 14/1, đường Ngô Quyền, P.5, Q.10, TP HCM mở đầu năm 2010. mỗi ngày quán cơm đón hơn 500 lượt khách là các bạn học sinh - sinh viên nghèo và hàng trăm người lao động có thu nhập thấp, người vô gia cư ở TP HCM. Quán cơm bán từ 11h-13h nhưng từ 10h30, trong nhà bếp, cơm đã đầy các khay. Phần cơm gồm các món: mặn, xào, cơm), trà đá Em viết đoạn văn nêu suy nghĩ của mình về việc làm của những người thành lập nên quán cơm 2000 đồng. (viết từ 8 đến 10 câu) . HẾT PHÒNG GD- ĐT QUẬN PHÚ NHUẬN TRƯỜNG THCS CẦU KIỆU ĐÁP ÁN KIỂM TRA HỌC KÌ I – NĂM HỌC 2014-2015 Môn: GIÁO DỤC CÔNG DÂN 7 Câu 1: Sống giản dị là sống phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của bản thân, gia đình và xã hội, biểu hiện ở chỗ: không xa hoa lãng phí, không cầu kì kiểu cách ..(1 đ) Ý nghĩa: sống giản dị là phẩm chất đạo đức cần có của mỗi của con người. Người sống giản dị sẽ được mọi người xung quanh yêu mến, thông cảm và giúp đỡ (1 đ) Câu 2: Tấm hình trên thể hiện phẩm chất đạo đức là tôn sư trọng đạo( 0.5 đ) Tôn sư trọng đạo là tôn trọng, kính yêu, biết ơn đối với những người làm thầy giáo, cô giáo (đặc biệt đối với những Thầy Cô giáo đã dạy mình), ở mọi lúc mọi nơi, coi trọng và làm theo những điều mà Thầy đã dạy cho mình. (1đ) HS 1 câu ca dao hoặc tục ngữ hoặc thành ngữ nói về tôn sư trọng đạo (0,5đ) Câu 3: HS giải quyết tình huống theo nhiều ý khác nhau nhưng trên cân nêu được các ý cơ bản sau: Không đồng ý với việc làm của 2 bạn vì đó là việc làm trái với nội quy nhà trường, là hành vi thiếu trung thực, không có lòng tự trọng của người hs (2 điểm) Câu 4 Hs tìm câu ca dao hoặc tục ngữ về khoan dung hoặc danh ngôn về khoan dung (0,5đ)và giải thích (0,5đ) Câu 5: HS tìm 2 việc nên làm và 2 việc không nên làm để góp phần xây dựng gia đình văn hóa , mỗi VD đúng 0,25 đ. Câu 6: HS viết đoạn văn 3 đ MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HK I MÔN GDCD KHỐI 7 NĂM HỌC: 2014_2015 Nội dung chủ đề(mục tiêu) Các cấp độ tư duy Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Nhận biết và hiểu được thế nào là giản dị và ý nghĩa của giản dị. Câu 1: ( 1 điểm) Câu1: (1 điểm) Nhận biết được thế nào là tôn sư trọng đạo và nêu TN- CD. Câu 2: (1 .5điểm) Câu 2: (0.5điểm) Liên hệ bản thân giải quyết tình huống về lòng trung thực, tự trọng Câu 3: ( 2điểm) Tìm và giải thích câu tục ngữ về khoan dung. Câu 4: (1 điểm) Bản thân nên và không nên làm gì để góp phần xây dựng gia đình văn hóa. Câu 5: (1 điểm) Vận dụng kiến thức đã học để viết một đoạn văn nêu lên suy nghĩ của bản thân về yêu thương con người. Câu 6: (2 điểm) Tổng số câu 2 3 3 Tổng số điểm 2.5 2.5 5 Tỉ lệ 25% 25% 50%
Tài liệu đính kèm: