Kiểm tra học kì I môn: Toán thời gian: 40 phút năm học: 2015 - 1016 lớp: 5

doc 8 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 807Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kiểm tra học kì I môn: Toán thời gian: 40 phút năm học: 2015 - 1016 lớp: 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kiểm tra học kì I môn: Toán thời gian: 40 phút năm học: 2015 - 1016 lớp: 5
PHÒNG GD-ĐT MỘ ĐỨC
Trường Tiểu học Văn Bân
Họ và tên: 
Lớp: 5
KIỂM TRA HỌC KÌ I
Môn: Toán
Thời gian: 40 phút
Năm học: 2015 - 1016
Điểm:
Nhận xét của giáo viên:
Phần I: Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng:
Câu 1 (1 điểm): Trong số thập phân 72,364 chữ số 3 có giá trị là: 
A. 3 B. C. 
Câu 2 (1 điểm): Số bảy mươi bảy phẩy năm mươi lăm viết là:
A. 707,55 B. 77,55 C. 77,505
Câu 3 (1 điểm): Cho hình tam giác MNQ có M
 đường cao MI bên: 
 Diện tích của hình tam giác MNQ là:
 A. 9 cm 3 cm 
 B. 24cm N I Q 
 C. 6 cm 6 cm
Phần II: 
Câu 1 (1 điểm): Viết số thích hợp vào chỗ chấm :
a. 145kg =  tạ
b. 40,05 m =  cm. 
Câu 2 (1 điểm): Tính bằng cách thuận tiện nhất:
7,8 + 5,6 + 6,2 + 3,4 =..
..
6,8 x 115,2 – 15,2 x 6,8 =.
..
Câu 3 (2 điểm) : Đặt tính rồi tính:
a. 30,75 + 87,465 b. 231,25 – 168,9 
c. 80,93 x 3,6 d. 57,81 : 4,7
 .
 .
 .
 .
 .
Câu 4:(2 điểm) Một trường tiểu học có 245 học sinh nam và 255 học sinh nữ.
Tính tỉ số phần trăm của số học sinh nam với số học sinh toàn trường.
Tính tỉ số phần trăm của số học sinh nữ với số học sinh toàn trường.
...
...
Câu 5 (1 điểm): Phép chia 45,87 : 37 có thương là 1,239 và số dư là bao nhiêu?
45,87 37
 8 8 1,239 ..
 147 ..
 360 ..
 27
Đáp án và hướng dẫn chấm:
Phần 1: Mỗi câu đúng ghi 1 điểm
Câu 1: C
Câu 2: B
Câu 3: A
Phần 2:
Câu 1: Mỗi trường hợp đúng ghi 0,5 điểm: 
1,45 tạ
400500 cm. 
Câu 2: Mỗi trường hợp đúng ghi 0,5 điểm:
20
680
Câu 3: Mỗi trường hợp đúng ghi 0,5 điểm:
118,215
62,35
291,348
12,3
Câu 4: Làm đúng mỗi yêu cầu ghi 1 điểm:
49%
51%
Câu 5: Làm đúng được 1 điểm:
 0,027
Trường Tiểu học Văn Bân
Họ và tên: 
Lớp: 5
KIỂM TRA HỌC KÌ I
Môn: Tiếng Việt(Đọc)
Năm học: 2015 - 1016
Điểm:
Nhận xét của giáo viên:
Đọc thầm bài: 
 ĐÔI TAI CỦA TÂM HỒN
 Một cô bé vừa gầy vừa thấp bị loại ra khỏi dàn đồng ca của trường. Buồn bã, cô vào công viên khóc một mình. Cô bé nghĩ: “ Tại sao mình lại không được hát? Chẳng lẽ mình hát tồi đến thế sao?” Cô bé nghĩ mãi rồi cô cất giọng hát khe khẽ. Cô bé cứ hát bài này đến bài khác cho đến khi mệt lả mới thôi.
 “ Cháu hát hay quá!” – Một giọng nói vang lên: “ Cám ơn cháu, cháu gái bé nhỏ, cháu đã cho ta cả buổi chiều thật vui vẻ”. Cô bé ngẩn người nhìn người vừa khen mình. Đó là một cụ già tóc bạc trắng, khuôn mặt hiền từ. Ông cụ nói xong liền chậm rãi đứng dậy bước đi.
 Hôm sau, đến công viên, cô bé đã thấy cụ già ngồi ở chiếc ghế đá hôm trước mỉm cười chào mình. Cô bé lại hát, cụ già vẫn chăm chú lắng nghe. Cụ vỗ tay nói lớn: “ Cám ơn cháu gái bé nhỏ của ta, cháu hát hay quá!” Nói xong, cụ già lại chậm rãi một mình bước đi.
 Cứ như vậy nhiều năm trôi qua, cô bé giờ đây đã trở thành ca sĩ nổi tiếng. Cô gái vẫn không quên cụ già ngồi tựa lưng vào thành ghế đá trong công viên nghe cô hát. Một buổi chiều mùa đông, cô đến công viên tìm cụ nhưng ở đó chỉ còn chiếc ghế đá trống không.
 “ Cụ già ấy đã qua đời rồi. Cụ ấy điếc đã hơn 20 năm nay.” – Một người trong công viên nói với cô. Cô gái sững người. Một cụ già ngày ngày vẫn chăm chú lắng nghe và khen cô hát lại là một người không có khả năng nghe.
 Theo Hoàng Phương.
Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng cho mỗi câu hỏi dưới đây:
Câu 1: Vì sao cô bé khóc?
Vì cô bé bị loại ra khỏi dàn đồng ca của trường.
Vì cô bé không có tiền đóng học phí
Vì cô bé hát không hay
Câu 2: Trong công viên, vị khán giả thường nghe và khích lệ cô bé hát là ai?
Một cháu gái bé nhỏ
Chiếc ghế đá trong công viên
Một cụ già tóc bạc trắng, khuôn mặt hiền từ.
Câu 3: Sau khi trở thành ca sĩ nổi tiếng, điều gì dã khiến cô bé ngày xưa bất ngờ?
Từ một cô bé bị loại ra khỏi dàn đồng ca nay cô đã trở thành một ca sĩ nổi tiếng.
Cụ già thường nghe cô hát rất giàu có
Cụ già lâu nay nghe và khen cô hát hay là một người không có khả năng nghe
Câu 4: Những câu nói và hành động của cụ già trong công viên cho biết ông là người như thế nào?
Là một người có tính tình vui vẻ
Là một người nhân hậu, biết quan tâm và đem lại niềm vui cho người khác.
Là một người hiền lành
Câu 5: Quan hệ từ trong câu: “Một buổi chiều mùa đông, cô đến công viên tìm cụ nhưng ở đó chỉ còn chiếc ghế đá trống không.”
Nguyên nhân – kết quả
Giả thiết – kết quả
Tương phản
Câu 6: Câu văn “ Một cô bé vừa gầy vừa thấp bị loại ra khỏi dàn đồng ca của trường” có mấy tính từ, hãy viết những tính từ ấy:
 .
 .
Câu 7: Các từ “ đánh cờ, đánh giặc, đánh trống” có quan hệ với nhau như thế nào?
Là từ đồng nghĩa
Là từ đồng âm
 c. Là từ nhiều nghĩa
Câu 8: Điền từ trái nghĩa với từ in đậm vào chỗ chấm trong các thành ngữ sau:
Hẹp nhà, ..bụng
thác, xuống ghềnh
Xấu người, nết
Trường Tiểu học Văn Bân
Họ và tên: 
Lớp: 5
KIỂM TRA HỌC KÌ I
Môn: Tiếng Việt:
Thời gian: 40 phút
Năm học: 2015 - 1016
Điểm:
Nhận xét của giáo viên:
I. Chính tả: ..
.
.
II. Tập làm văn:
Tả một người bạn thân của em.
.
.
.
.
.
.
ĐÁP ÁN 
I.ĐỌC TIẾNG : 1đ
II. PHẦN ĐỌC HIỂU:
 Mỗi câu làm đúng đạt 0,5 điểm.
 - Câu 1- a      Câu 2- c       Câu 3- c         Câu 4- b      Câu 5- c      Câu 6-  2 tính từ: gầy – thấp        
 - Câu 7: c 
 - Câu 8: a. rộng; b. lên; c. đẹp 
B. PHẦN KIỂM TRA VIẾT (5 điểm)
I. Chính tả nghe- viết (2 điểm)
 - Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày đúng đoạn văn 2 điểm.
 - Mỗi lỗi chính tả trong bài viết sai – lẫn phụ âm đầu hoặc vần, thanh; không viết hoa đúng quy định trừ: 0,2 điểm.
 - Lưu ý: Nếu viết chữ không rõ ràng, sai về độ cao, khoảng cách, kiểu chữ hoặc trình bày bẩn bị trừ 0,5 điểm toàn bài
II. Tập làm văn (3 điểm)	
 - Bài viết đủ ba phần, rõ ý, viết câu đúng ngữ pháp, bài văn có cảm xúc, chữ viết rõ rang (3đ)
 - Viết câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng không mắc lỗi chính tả.
 - Viết chữ rõ ràng, trình bày bài viết sạch sẽ.
 - Tuỳ theo mức độ bài làm có thể cho theo các mức điểm 0,5; 1; 1,5; 2; 2,5; 3

Tài liệu đính kèm:

  • docDE_KT_CUOI_KI_I_LOP_5.doc