KIỂM TRA HỌC KÌ II MÔN HÓA 8 NĂM HỌC: 2015 - 2016 I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Chủ đề 1: Chất, nguyên tử, phân tử (biết được hóa trị của H và O; phân biệt được đơn chất và hợp dựa vào công thức hóa học; tìm được hóa trị của nguyên tố khác dựa vào hóa trị của H và O; lập công thức theo hóa trị). - Chủ đề 2: Phương trình hóa học. (lập được phương trình hóa học; chọn chất thích hợp điền vào phản ứng). - Chủ đề 3: Mol và tính toán hóa học (tìm được khối lượng mol chất; biết tỉ khối của chấ khí so với không khí; tính được chuyển đổi giữa khối lượng, thể tích và số mol chất). - Chủ đề 4: Tổng hợp các chủ đề trên (lập được phương trình hóa học theo phản ứng và áp dụng định luật bảo toàn khối lượng). 2. Kĩ năng - Rèn luyện kĩ năng lập phương trình hóa học. - Rèn luyện kĩ năng lập công thức và tìm hóa trị của nguyên tố. - Rèn luyện kĩ năng áp dụng định luật bảo toàn khối lượng để tính toán. - Rèn luyện kĩ năng sử dụng một số công thức chuyển đổi. 3. Thái độ. - Có thái độ cẩn thận khi tính toán. - Có thái độ yêu thích khoa học đặc biệt là môn hóa học. II. MA TRẬN ĐỀ. Nội dung kiến thức Mức độ nhận thức Cộng Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao TN TL TN TL TN TL TN TL Chủ đề 1: Chất, nguyên tử, phân tử. Số câu c2,5 c4 c8 4 Số điểm 1,0 0,5 2,0 3,5 Chủ đề 2: Phương trình hóa học Số câu c1,3 7a,b 7c,d 6 Số điểm 1,0 1,0 1,0 3,0 Chủ đề 3: Mol và tính toán hóa học Số câu c9 c6 2 Số điểm 1,0 0,5 1,5 Chủ đề 4: Tổng hợp các chủ đề trên Số câu c10 1 Số điểm 2,0 2,0 Tổng cộng 1,5 1,0 1,0 3,0 3,0 0,5 10,0 III. ĐỀ KIỂM TRA (Đính kèm) TRƯỜNG THCS VĨNH KHÁNH _______________ ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I - NH 2015 – 2016 MÔN: HOÁ HỌC, LỚP 8 Thời gian: 45 phút (không kể thời gian phát đề) ĐỀ CHÍNH THỨC PHẦN A: TRẮC NGHIỆM (3,0 điểm) Chọn chữ cái A, B, C hoặc D đứng trước câu trả lời đúng Câu 1: Cho phương trình phản ứng sau: 2 X + O2 ® 2ZnO. (X) là chất nào sau đây ? A. ZnO. B. ZnCl2. C. Zn(OH)2. D. Zn. Câu 2: Trong hợp chất H, O có hóa trị lần lượt là: A. I, II. B. I, I. C. II, II. D. II, I. Câu 3: Hiện tượng nào sau đây thuộc hiện tượng vật lí ? A. Đốt cháy đường biến đổi thành than và nước. B. Sắt để lâu trong không khí ẩm bị gỉ sét. C. Cồn đựng trong lọ đậy không kín bị bay hơi. D. Rượu nhạt để ngoài không khí lâu ngày bị lên men thành giấm. Câu 4: Trong hợp chất NH3, Cr2O3. Nguyên tử N, Cr lần lượt có hóa trị là: A. III, II. B. II, III. C. III, III. D. II, II. Câu 5 : Cho các chất sau: khí cacbon đioxit (CO2), khí nitơ (N2), kim loại sắt (Fe), axit nitric (HNO3). Số đơn chất là: A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 6: Khí nào sau đây khi bơm vào bông bóng làm cho bông bóng bay ? (Cho: C =12; H=1;O=16) A. C2H2. B. O2. C. CO2. D. C2H6. PHẦN B: TỰ LUẬN (7,0 điểm) Câu 7: (2,0 điểm) Lập phương trình hóa học cho các sơ đồ phản ứng sau: a) Fe + Cl2 ¾® FeCl3 b) Ca + O2 ¾® CaO c) Ba(OH)2 + Fe2(SO4)3 ¾® BaSO4 + Fe(OH)3 d) FeS + O2 ¾® Fe2O3 + SO2 Câu 8 : (2,0 điểm) Lập công thức hóa học của những hợp chất sau: a) Fe (II) và O. b) N (III) và H c) Na (I) và nhóm (SO4) (II) d) Al (III) và nhóm (NO3) (I) Câu 9: (1,0 điểm) Hãy tìm thể tích của 6,6 gam khí CO2 đo ở đktc. (Cho biết nguyên tử khối: C = 12; O = 16) Câu 10: (2,0 điểm) Đốt cháy hoàn toàn 5,4 gam nhôm (Al) trong khí oxi (O2) tạo ra 10,2 gam nhôm oxit (Al2O3). a) Viết phương trình hóa học cho phản ứng trên. b) Tính khối của khí oxi tham gia phản ứng. ---------Hết-------- IV. HƯỚNG DẪN CHẤM PHẦN A: TRẮC NGHIỆM (3,0 điểm) Mỗi câu chọn đúng đạt 0,5 điểm x 6 = 3,0 điểm Câu 1 2 3 4 5 6 Đáp án D A C C B A PHẦN B: TỰ LUẬN (7,0 điểm) Câu Nội dung Điểm 7. 2,0đ Cân bằng đúng mỗi phương trình đạt 0,5 điểm x 4 = 2,0 điểm a) 2Al + 3Cl2 ® 2AlCl3 0,5 b) 2Ca + O2 ® 2CaO 0,5 c) 3Ba(OH)2 + Fe2(SO4)3 ® 3BaSO4 +2Fe(OH)3 0,5 d) 4FeS + 7O2 ® 2Fe2O3 + 4SO2 0,5 8. 2,0đ Lập đúng mỗi công thức đạt 0,5 điểm x 4 = 2,0 điểm a) FeO. 0,5 b) NH3 0,5 c) Na2SO4 0,5 d) Al(NO3)3 0,5 9. 1,0đ MCO2 = 12+ 16.2 = 44 (g/mol) 0,25 nCO2 = = 0,15 (mol) 0,25 VCO2 = 22,4.0,15 = 3,36 (lít) 0,5 10. 2,0đ a) Phương trình hóa học: 4Al + 3O2 2Al2O3 1,0 *Chú ý : Học sinh viết đúng sơ đồ phản ứng được 0,5 điểm ; cân bằng đúng 0,5 điểm. b) Định luật bảo toàn khối lượng: mAl + mO2 = mAl2O3 0,5 5,4 + mO2 = 10,2 Þ mO2 = 10,2 – 5,4 = 4,8 g 0,5 *Chú ý: Học sinh làm cách khác đúng, đảm bảo tính khoa học vẫn được hưởng trọn số điểm. ---------Hết-------
Tài liệu đính kèm: