KIỂM TRA HỌC KÌ 1(TL)– ĐỀ 2 MÔN: VẬT LÝ 7 Thời gian: 45 phút Câu 1.(2 điểm) a. Em hãy cho biết thế nào là nguồn sáng, vật sáng? b. Lấy hai ví dụ về nguồn sáng? Vật sáng? Câu 2. (1,5 điểm) Vùng sáng, vùng bóng nửa tối và vùng bóng tối là gì? Câu 3.(3 điểm) So sánh vùng nhìn thấy của gương phẳng, gương cầu lồi, gương cầu lõm. Hãy nêu một ứng dụng của gương cầu lồi và một ứng dụng của gương cầu lõm. Câu 4.(2 điểm) Ô nhiễm tiếng ồn là gì? Hãy chỉ ra trường hợp gây ô nhiễm tiếng ồn gần nơi em sinh sống và đề ra biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn đó? Câu 5.(1,5 điểm) Trong 15 giây một lá thép thực hiện được 4500 dao động. Hỏi lá thép có phát ra âm không? Tai con người có thể cảm nhận được âm thanh do lá thép phát ra không? Tại sao? -------------------------------Hết------------------------------- (Giáo viên coi thi không giải thích gì thêm) MÔN: VẬT LÍ 7 Thời gian: 45 phút (Không kể thời gian phát đề) ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM (Đáp án này gồm 01 trang) Câu Nội dung Điểm Câu 1 (2 điểm) - Nguồn sáng là vật tự nó phát ra ánh sáng? VD: Mặt trời, bóng đèn sáng khi có nguồn điện đi qua - Vật sáng gồm nguồn sáng và những vật hắt lại ánh sáng chiếu vào nó. VD: Mặt gương, tờ giấy trắng 1 điểm 1 điểm Câu 2 (1,5 điểm) - Vùng sáng là vùng ánh sáng truyền tới từ nguồn sáng mà không bị vật chắn sáng chắn lại. - Vùng bóng tối là vùng không gian ở phía sau vật chắn sáng và không nhận được ánh sáng từ nguồn sáng truyền tới. - Vùng bóng nửa tối là vùng không gian ở phía sau vật chắn sáng và chỉ nhận được một phần ánh sáng của nguồn sáng truyền tới. 0,5 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm Câu 3 (3 điểm) - Vùng nhìn thấy của gương phẳng lớn hơn vùng nhìn thấy của gương cầu lõm và nhỏ hơn của gương cầu lồi. - Ứng dụng của gương cầu lồi: gương chiếu hậu của ôtô, xe máy, gương cầu lồi lắp ở những chỗ đường gấp khúc - Ứng dụng của gương cầu lõm: thiết bị dùng gương cầu lõm hứng ánh sáng mặt trời để nung nóng vật, gương cầu lõm trong đèn pin 1 điểm 1 điểm 1 điểm Câu 4 (2 điểm) + Ô nhiễm tiếng ồn là những âm thanh to và kéo dài làm ảnh hưởng đến sức khỏe con người. + Tùy theo các trường hợp gây ra tiếng ồn mà nêu ví dụ và đề ra phương án cho phù hợp. Ví dụ: Nhà học sinh gần đường quốc lộ thì tiếng ồn gây ô nhiễm là tiếng ô tô chạy hàng ngày. Do đó các biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn là: 1. Treo biển cấm bóp còi. 2. Trồng cây xanh để phân tán đường truyền. 3. Xây tường chắn, làm tường nhà, trần nhà bằng xốp, phủ dạ, đóng cửa... 0,5 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm Câu 5 (1,5 điểm) - Có phát ra âm thanh, tính được: - Ta có: 20 Hz < 300 Hz < 20.000 Hz nên tai người cảm nhận được âm thanh do lá thép dao động phát ra. 1 điểm 0,5 điểm
Tài liệu đính kèm: