Kiểm tra HK II – Môn Hóa – Lớp 12

doc 4 trang Người đăng tuanhung Lượt xem 1237Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kiểm tra HK II – Môn Hóa – Lớp 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kiểm tra HK II – Môn Hóa – Lớp 12
Sôû Giaùo Duïc Tp Hoà Chí Minh 	 KIỂM TRA HKII – MÔN HÓA – LỚP 12 
Tröôøng THPT Maïc Ñónh Chi 	 NĂM HỌC : 2014 – 2015 
Mã đề 224
	 Ñeà coù 04 trang , goàm 40 caâu , Thôøi gian laøm baøi : 60 phuùt 
Chuù yù: HS khoâng söû duïng baûng tuaàn hoaøn.
Cho: Na = 23; Al = 27; Ag =108 ; Ca = 40; Fe = 56 ; Cr = 52; Ni = 59; Cu = 64; O =16; N =14; H = 1; 
S = 32; C=12 
A.PHẦN CHUNG (8.0 ĐIỂM)
01. Nhôm phản ứng được với chất nào sau đây? 
(1) NaOH; (2) Cl2 ; (3) Mg(OH)2; (4) CuSO4 ; (5) FeCl3; (6) HNO3 đđ, nguội.
	A. 1,2,3,4,5,6. 	B. 1,2,4,5. C. 1,2,4,5,6. 	D. 1,3,4,5.
02. Phát biểu nào sau đây là sai ?
A. Clo có thể dùng để diệt trùng nước trong hệ thống cung cấp nước sạch.
B. SO2 và NO2 là nguyên nhân chính gây ra mưa axit.
C. Khí biogas sản xuất từ chất thải chăn nuôi là nguyên nhân gây ra biến đổi khí hậu.
D. Chất gây hại chủ yếu có trong khói thuốc lá là nicotin.
03. Ứng dụng nào sau đây không đúng ?
	A. Crom là kim loại nhẹ, nên được sử dụng tạo các hợp kim dùng trong ngành hàng không.
	B. Phèn crom – kali dùng làm chất cầm màu trong ngành nhuộm vải.
	C. Crom (III) oxit được dùng tạo màu lục cho đồ sứ , đồ thuỷ tinh. 
	D. Tinh thể Al2O3 có lẫn tạp chất Cr3+ gọi là hồng ngọc hay rubi (ngọc có màu đỏ) , có lẫn tạp chất Fe2+ , Fe3+ và Ti4+ gọi là saphia (ngọc có màu xanh) dùng làm đồ trang sức.
04. Lần lượt thực hiện các thí nghiệm sục khí clo vào các dung dịch sau: Fe2(SO4)3; 
(NaCrO2 + NaOH); FeSO4; NaOH; CuCl2; CrCl2. Số thí nghiệm làm thay đổi số oxi hóa của nguyên tố kim loại trong hợp chất là
	A. 6.	B. 4.	C. 3.	D. 5.
05. Cho phản ứng: FeO + HNO3 ® Fe(NO3)3 + NO + H2O. Tổng hệ số (các số nguyên tối giản) của các chất tham gia phản ứng trên là
	A. 13. 	B. 9.	C. 22.	D. 10.
06. Phát biểu nào sau đây không đúng?
	A. Kim loại crom có độ cứng nhất trong số các kim loại.
	B. nhôm là kim loại nhẹ, dễ kéo sợi và dát mỏng.
	C. Ở điều kiện thường, hầu hết các kim loại đều ở trạng thái rắn.
	D. Vàng có tính dẫn điện và dẫn nhiệt tốt nhất trong các kim loại.
07. Cation M3+ có cấu hình electron phân lớp ngoài cùng là 3d5. Cấu hình electron của nguyên tử M ở trạng thái cơ bản là
A. [Ar]3d64s2.	B. [Ar]3d8.	C. [Ar]4s23d6. 	D. [Ar]3d74s1.
08. Cho các tính chất sau :
 	(1) Tác dụng với nước ở nhiệt độ thường. 	(2) Tác dụng với dung dịch NaOH 
 	(3) Tác dụng với dung dịch AgNO3.	(4) Tác dụng với dung dịch HCl loãng, nóng. 
	(5) Tác dụng với dung dịch HNO3 đặc nóng. 	(6) Tác dụng với Cl2 ở nhiệt độ thường.
(7) Tác dụng với O2 nung nóng.	
Trong các tính chất này, Al và Cr có chung	
	A. 2 tính chất.	B. 5 tính chất.	C. 4 tính chất.	D. 3 tính chất.
09. Một hợp chất của crom có màu đỏ thẫm có khả năng làm bốc cháy S, C, P, C2H5OH khi tiếp xúc với nó. Hợp chất đó là
	A. Cr(OH)3.	B. Cr2O3.	C. CrO3.	D. Cr2(SO4)3.
10. Cho sơ đồ sau: FeS2 R Fe. Các chất X, R, Y lần lượt là
 	A. O2, FeO, CO. 	B. O2, Fe2O3 , CO. 	C. O2, Fe2O3, Al2O3.	D. O2 , FeO, Al2O3. 
11. Có 2 lọ mất nhãn chứa Fe3O4, Fe2O3 thuốc thử duy nhất dùng để nhận biết được 2 lọ trên là
	A. dd HNO3 loãng. 	B. dung dịch HCl. 	C. dung dịch NaOH.	D. dung dịch H2SO4 loãng. 
12. Phương pháp hóa học không dùng để điều chế kim loại là
A. khử Al2O3 bằng CO ở nhiệt độ cao.	B. khử Fe2O3 bằng CO ở nhiệt độ cao. 	
	C. điện phân nóng chảy NaCl.	D. đốt cháy HgS bởi oxi dư.
13.Trong 3 oxit FeO, Fe2O3, Fe3O4 chất nào tác dụng với dd HNO3 có tạo thành chất khí?
	A. FeO, Fe3O4.	B. Chỉ có Fe3O4.	C. Chỉ có FeO.	D. Fe2O3, Fe3O4.
14. Phát biểu nào sau đây là sai ?
	A. CrO3 tác dụng được với nước ở điều kiện thường.
	B. Cr(OH)3 tan được trong dung dịch NaOH.
	C. Trong môi trường kiềm , Zn khử Cr3+ thành Cr2+.	
	D. Trong môi trường axit H2SO4 loãng, ion Cr2O oxi hóa được I thành I2.
15. Một hỗn hợp kim loại gồm Al và Fe . Để tách riêng Fe (giữ nguyên lượng) từ hỗn hợp ta có thể cho hỗn hợp tác dụng với dung dịch:
A. KOH. 	B. HCl.	C. FeSO4. 	D. FeCl3.
16. Cho các thí nghiệm sau đây:
	1. Sục khí CO2 từ từ đến dư vào dung dịch natri aluminat. 
	2. Cho dung dịch KOH dư vào dung dịch K2Cr2O7. 
	3. Nhỏ từ từ đến dư dung dịch HCl vào dung dịch natri aluminat.
	4. Nhỏ từ từ đến dư dung dịch KOH vào dung dịch AlCl3. 
Những thí nghiệm có hiện tượng giống nhau là
	A. 1 và 3.	B. 3 và 4.	C. 1 và 4.	D. 2 và 3.	
17. Dãy gồm các kim loại đều tác dụng được với dung dịch FeCl3 là
A. Fe, Mg, Cu, Ag.	B. Au, Cu, Al, Mg.	C. Cu, Ag, Au, Mg.	D. Fe, Zn, Cu, Al.
18. Trong các tính chất vật lí của sắt, tính chất vật lí nào của sắt khác với kim loại khác ?
	A. Có nhiệt độ nóng chảy cao.	B. Dẫn điện, dẫn nhiệt tốt.
	C. Có tính nhiễm từ.	D. Có khối lượng riêng lớn.	
19. Phát biểu nào sau đây không đúng? 
	A. Nhôm ở chu kì 3, nhóm IIIA.
	B. Crom là kim loại chuyển tiếp , ở nhóm VIA , chu kì 4.
	C. Sắt là kim loại chuyển tiếp , ở nhóm VIIIB , chu kì 4.
	D. Cấu hình electron của Al (Z =13) là [Ne] 3s23p1. 
20. Phát biểu nào sau đây là sai ?
A. hỗn hợp tecmit (hỗn hợp Al và Fe2O3) dùng để hàn đường ray xe lửa. 
	B. Người ta có thể dùng thùng bằng nhôm để chuyên chở dung dịch HNO3 đặc nguội. 
	C. Hợp chất của kim loại Fe có mặt trong hồng cầu của máu , làm nhiệm vụ chuyển tải oxi đến các tế bào của cơ thể để duy trì sự sống của người và động vật. 
	D. Phèn chua [ K2SO4 . Al2(SO4)3 . 24 H2O ] dùng để khử trùng nước uống. 
21. Cho hỗn hợp X gồm Cu và Fe3O4 vào lượng dư dd H2SO4 loãng. Kết thúc các phản ứng thu được dd Y và chất rắn Z. Dãy chỉ gồm các chất mà khi cho chúng tác dụng lần lượt với dd Y thì đều có phản ứng oxi hóa - khử xảy ra là
	A. Fe2O3, KMnO4, K2Cr2O7, HNO3. 	B. KMnO4, NaNO3, Fe, Cl2.
C. BaCl2, Mg, SO2, KMnO4.	D. Fe(OH)3 , Mg(NO3)2, KCl, Cu.
22. Có các phản ứng:
	(1) 2CrCl3 + Zn 2CrCl2 + ZnCl2	(2) CrCl3 + 3NaOH Cr(OH)3 + 3 NaCl 
	(3) 2Cr(OH)3 Cr2O3 + 3H2O 	(4) 3Fe(OH)2+10HNO33Fe(NO3)3 + NO + 8H2O
	(5) 2CrO3 + 2NH3 Cr2O3 + N2 + 3H2O
Phản ứng nào là phản ứng oxi hóa khử ? 
	A. (4) và (5). 	B. (5) và (2). 	C. (1) , (3) và (4). 	D. (1) , (4) và (5).
23. Khử hoàn toàn 0,6 mol một oxit sắt FexOy bằng Al thu được 0,8 mol Al2O3 theo sơ đồ phản ứng sau: FexOy + Al Fe + Al2O3 . Công thức của oxit sắt là 
	A. FeO. 	B. Fe3O4. 	C. Fe2O3. 	D. Không xác định được 
24. Cho 5,6 gam Fe vào 250ml dung dịch AgNO3 1M . Sau khi phản ứng kết thúc thu được dung dịch X và m gam chất rắn . Giá trị của m là 
	A. 21,6. 	B. 32,4. 	C. 27. 	D. 10,8. 
25. Cho 100ml dd FeSO4 0,4M tác dụng với 200ml dd NaOH 1M. Sau phản ứng lọc lấy kết tủa rồi đem nung trong không khí đến khối lượng không đổi thu được chất rắn X. Khối lượng chất rắn X là 
	A. 4,5 gam.	B. 3,2 gam.	C. 4 gam.	D. 3,6 gam.	
26. Từ 1,6 tấn Fe2O3 điều chế được bao nhiêu tấn Fe , biết hiệu suất của quá trình điều chế là 80%.
 	A. 0,448 tấn.	B. 0,869 tấn.	C. 1,40 tấn. 	D. 0,896 tấn.
27. Đốt nóng một hỗn hợp gồm Al và 16 gam Fe2O3 (trong điều kiện không có không khí) đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp rắn X. Cho X tác dụng vừa đủ với V ml dung dịch NaOH 1M sinh ra 3,36 lít H2 (ở đktc). Giá trị của V là 
	A. 300.	B.100.	C. 200.	D. 150.
28. Điện phân dd AgNO3 với cường độ dòng điện là 1,5A, thời gian 1 giờ , khối lượng bạc thu được là 
	A. 6,00g.	B. 1,50g.	C. 3,02g. 	D. 6,04g.
29. Hòa tan hoàn toàn 7,68 gam Cu vào dung dịch chứa 0,48 mol HNO3, khuấy đều thu được V lít hỗn hợp khí NO2 , NO (đktc) và dung dịch X chứa hai chất tan. Cho tiếp 200ml dung dịch NaOH 2M vào dung dịch X, lọc bỏ kết tủa, cô cạn dung dịch rồi nung đến khối lượng không đổi thu được 25,28 gam chất rắn. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị V là
 	A. 1,792 lít. 	B. 5,376 lít. 	C. 2,688 lít. 	D. 3,584 lít. 
30. Cho 7,9 gam hỗn hợp gồm Al và Cr vào dung dịch NaOH dư thu được 3,36 lít H2 ( đktc) . Phần trăm về khối lượng của Cr trong hỗn hợp là
	A. 65,82%. 	B. 62,85 %. C. 56,28%. 	D. 34,18%. 	 
31. Nung 21,4 gam Fe(OH)3 ở nhiệt cao đến khối lượng không đổi, thu được m gam một oxit. Giá trị của m là	A. 12.	B. 14.	C. 8.	D. 16.
32. Cho luồng khí CO dư đi qua ống sứ chứa m gam hỗn hợp Al2O3 và Fe3O4 đốt nóng . Sau khi phản ứng kết thúc thấy còn lại 27 gam chất rắn . Khí ra khỏi ống sứ được hấp thụ hoàn toàn vào dung dịch Ca(OH)2 dư thu được 45 gam kết tủa .Giá trị của m là 
	A.18,82. 	B. 34,2.	C. 19,26 	D.16,7. 	
B.PHẦN RIÊNG (2.0 ĐIỂM) ( hs chọn 1 trong 2 phần B1 và B2 để làm tiếp)
PHẦN RIÊNG B1: (CT NÂNG CAO)
33. Cho m gam hỗn hợp Cu và Fe3O4 vào dd H2SO4 loãng (dư), khuẩy đều cho các phản ứng xảy ra hoàn toàn thấy có 3,2 gam kim loại không tan và dung dịch X. Cho dung dịch NH3 tới dư vào dung dịch X, lọc lấy kết tủa, nung trong không khí đến khối lượng không đổi còn lại 16 gam chất rắn. Giá trị của m là
 	A. 19,23 g. 	B. 22,933 g. 	C. 25,66 g. 	D. 32 g.
34. Một ống nghiệm đựng 2ml dung dịch K2Cr2O7 . Thêm từ từ từng giọt dung dịch NaOH vào ống nghiệm thu được dung dịch X , sau đó nhỏ tiếp dung dịch BaCl2 vào dung dịch X thu được kết tủa Y . Màu sắc của dd X và kết tủa Y lần lượt là 
	A. màu vàng , kết tủa trắng. 	B. màu vàng , kết tủa màu vàng. 
	C. màu da cam , kết tủa màu vàng. 	D. màu da cam, kết tủa trắng.
35. Cho sơ đồ phản ứng: 
Chất X, Z trong sơ đồ trên là
	A. CrCl2 , Na2CrO4. 	B. CrCl3 , Na2CrO4. 	C. NaCrO2 , Na2Cr2O7. D. CrCl3, Na2Cr2O7. 
36. Cho hỗn hợp X gồm Fe2O3 , Al2O3 và Cu tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng dư thu được dung dịch Y và phần không tan Z . Cho Y tác dụng với dd NaOH dư ( không có không khí) thu được kết tủa 
	A. Fe(OH)2 và Cu(OH)2. 	B. Fe(OH)3. 	 
	C. Fe(OH)2,Cu(OH)2 và Al(OH)3. 	D. Fe(OH)3 và Al(OH)3.
37. Chất rắn X phản ứng với dung dịch HCl được dung dịch Y. Cho từ từ dd NH3 đến dư vào dung dịch Y, ban đầu xuất hiện kết tủa xanh, sau đó kết tủa tan, thu được dung dịch màu xanh thẫm. Chất X là 	
	A. FeO. 	B. Fe. 	C. Cu. 	D. CuO.
38. Cho 400 ml dung dịch NaOH 2M vào V ml dung dịch AlCl3 1,2M. Kết quả thí nghiệm được biểu diễn trên đồ thị sau . Khối lượng kết tủa thu được sau phản ứng là
 	A. 7,8 gam.	B. 9,36 gam. 	C. 12,48 gam.	D. 6,24 gam.
nAl(OH)3
nOH–
0,72
0,8
0,96
39. Cho các dung dịch muối là: NaCl, AlCl3, CuCl2, FeCl3 . Chỉ dùng một dung dịch nào sau đây có thể nhận biết được các dung dịch trên? 
	A. dd NaOH.	B. dd HCl.	C. dd NaNO3.	D. dd H2SO4.	
40. Có các phản ứng sau :
	(1) FeO + H2SO4 loãng → FeSO4 + H2O. 	(2) 3Fe(OH)2+10HNO33Fe(NO3)3 + NO + 8H2O
	(3) FeO + H2 → Fe + H2O. 	(4) FeO + CO → Fe + CO2. 
	(5) 2Fe(OH)2 + ½ O2 + H2O → 2Fe(OH)3. 
Hợp chất sắt (II) thể hiện tính khử trong các phản ứng:
	A. 1 và 2. 	B. 1 và 5. 	C. 2 và 5. 	D. 3 và 4.
PHẦN RIÊNG B2: (CT CHUẨN)
41. Có các dung dịch: Cr(NO3)3, Cu(NO3)2, FeCl2, NaCl. Chỉ dùng hóa chất nào sau đây có thể nhận biết được các dụng dịch trên? 
	A. dd KOHdư. 	B. dd NaCl dư. 	C. dd AgNO3. 	D. dd Na2SO4. 	 
42. Khi cho Ba(OH)2 dư vào dung dịch chứa FeCl2 , CuSO4 , AlCl3 thu được kết tủa . Nung kết tủa trong không khí đến khi khối lượng không đổi , thu được chất rắn X . Chất rắn X gồm:
	A. FeO, CuO, Al2O3.	B. FeO,CuO, BaSO4.	C. Fe2O3, CuO. 	D. Fe2O3 , CuO , BaSO4. 
43. Phát biểu nào sau đây sai ?
	A. FeO được điều chế từ phản ứng nhiệt phân Fe(OH)2 (không có không khí).
	B. Thổi khí CO2 dư vào dung dịch NaAlO2 thu được Al(OH)3 . 
	C. Cho kim loại Fe tác dụng với dung dịch HNO3 loãng , dư thu được muối Fe(NO3)2.
	D. Điện phân Al2O3 nóng chảy sẽ thu được Al. 
44. Hòa tan hết 19,6 gam hỗn hợp X gồm Fe3O4 và CuO bằng một lượng vừa đủ dung dịch HCl 1M, thu được dung dịch Y. Cho Y tác dụng với lượng dư dung dịch H2S, kết thúc các phản ứng thu được 11,2 gam kết tủa. Thể tích dung dịch HCl 1M đã dùng là
A. 300 ml.	B. 615 ml.	C. 400 ml.	D. 600 ml.
45. Cho các phản ứng
	(1) 2CrCl3 + Zn 2CrCl2 + ZnCl2	
	(2) CrCl3 + 3NaOH ® Cr(OH)3 + 3NaCl
	(3) 2CrCl3 + 3Cl2 + 16NaOH ® 2Na2CrO4 + 12NaCl + 8H2O
	(4) 2NaCrO2 + 3Br2 + 8NaOH ® 2Na2CrO4 + 6NaBr + 4H2O
Muối Cr(III) thể hiện tính khử ở phản ứng
	A. (1).	B. (3) và (4). 	C. (3).	D. (1) và (2).
46. Trường hợp nào sau đây dung dịch chuyển từ màu da cam sang màu vàng?
	A. Cho dung dịch H2SO4 loãng vào dd K2Cr2O7.	B. Cho dung dịch KOH vào dd K2Cr2O7.
	C. Cho dung dịch H2SO4 loãng vào dd K2CrO4.	D. Cho dung dịch KOH vào dd K2CrO4.
47. Cho sơ đồ phản ứng: .Trong sơ đồ trên, mỗi mũi tên là một phản ứng, các chất X, Y lần lượt là những chất nào sau đây?
	A. Al2O3 và Al(OH)3.	B. Al(OH)3 và NaAlO2.C. Al(OH)3 và Al2O3.	D. NaAlO2 và Al(OH)3.
48. Hoà tan một oxit kim loại M(có hoá trị III) trong một lượng vừa đủ dung dịch H2SO4 25%, sau phản ứng thu được dung dịch muối có nồng độ 29,5181%. Công thức oxit đó là
A. Cr2O3.	B. Fe2O3.	C. Al2O3. 	D. Ni2O3.
------ HẾT ------

Tài liệu đính kèm:

  • docH12_HK2_Mac_Dinh_Chi_1415.doc