Kiểm tra định kỳ học kỳ II năm học: 2015 - 2016 môn: Tiếng Việt

doc 5 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 6182Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kiểm tra định kỳ học kỳ II năm học: 2015 - 2016 môn: Tiếng Việt", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kiểm tra định kỳ học kỳ II năm học: 2015 - 2016 môn: Tiếng Việt
ĐỀ CHÍNH THỨC
TRƯỜNG TH ĐỨC NGHĨA
KIỂM TRA ĐỊNH KỲ HỌC KỲ II
Họ và tên học sinh:
Năm học: 2015-2016
..
 Môn: Tiếng Việt
Lớp: ..
 Thời gian làm bài:
 Ngày kiểm tra:
GV coi
GV chấm
Điểm
Nhận xét
1.
1.
Bằng số: 
2.
2.
Bằng chữ: ...
I. KIỂM TRA ĐỌC: 
1. Đọc thành tiếng: ..	2. Đọc thầm và TLCH: 
 * Đọc thầm bài: 	 VẾT SẸO
 Chú bé đưa cho người mẹ tờ giấy mời họp cha mẹ học sinh của trường. Lạ thay, khi mẹ bảo sẽ tham dự, chú bé lộ vẻ sững sờ. Đây là lần đầu tiên bạn học và cô giáo có dịp gặp mặt mẹ, mà chú thì chẳng muốn chút nào. Chú rất ngượng ngập vì vẻ ngoài của mẹ. Mặc dù khá xinh đẹp nhưng bên má phải của bà có một vết sẹo rất lớn. Chú bé chưa bao giờ hỏi tại sao và trong trường hợp nào mà mẹ bị như vậy. 
 Suốt buổi họp, chẳng ai để ý đến vết sẹo ấy mà chỉ ấn tượng về vẻ duyên dáng và phong cách cư xử ấm áp của bà. Tuy vậy, chú bé vẫn bối rối và lẫn tránh mọi người. Tình cờ, chú nghe lõm được câu chuyện giữa mẹ và cô giáo chủ nhiệm :
 – Dạ, vì sao bà bị vết sẹo trên mặt ạ? – Cô giáo rụt rè hỏi.
 – Khi con trai tôi còn đỏ hỏn, nó kẹt trong căn phòng bị hỏa hoạn. Lửa bén dữ quá nên không ai dám xông vào, thế là tôi liều mình. Vừa lao chạy tới bên nôi của cháu, tôi thấy một thanh xà sắp rơi xuống. Không kịp suy nghĩ, tôi liền ghé thân che cho con rồi bất tỉnh luôn. May mà một anh cứu hỏa đến kịp và cứu hai mẹ con tôi ra. Vết sẹo đã thành vĩnh viễn nhưng tôi không bao giờ hối hận về điều đó. 
 Nghe xong, chú nhỏ ùa tới ôm chầm lấy mẹ, nước mắt lưng tròng. Người cậu run lên vì xúc động. Đức hy sinh của mẹ thanh cao quá! Cả ngày, chú bé cứ nắm riết lấy mẹ không rời. 
Theo Những hạt giống tâm hồn
* Dựa vào nội dung bài đọc, khoanh vào ý trả lời đúng nhất cho các câu (..) và làm các bài tập sau:	 
Câu 1: Chú bé ấy không muốn mẹ đi họp cha mẹ học sinh vì : ( 0,5 điểm)
A. Mẹ chú bé không biết cách nói chuyện.
B. Chú bé ngượng ngập vì vẻ bề ngoài của mẹ.	
C. Chú bé không biết vì sao bên má phải của mẹ có vết sẹo lớn.
Câu 2: Trong suốt buổi họp, mọi người đã ấn tượng về điều gì ở mẹ chú bé? 
( 0,5 điểm)
A. Đó là người phụ nữ biết cách nói chuyện hoạt bát.
B. Đó là người phụ nữ có vết sẹo khá lớn bên má phải. 
C. Đó là người phụ nữ duyên dáng và cư xử ấm áp với mọi người.
Câu 3 : Dòng nào dưới đây nêu đúng ý nghĩa câu chuyện ? ( 0,5 điểm)
A. Tình thương yêu và lòng dũng cảm của người mẹ dành cho con
B. Sự hi sinh của người mẹ dành cho con.
C. Vẻ duyên dáng và phong cách cư xử ấm áp của người mẹ.
Câu 4 : Hai câu “ Chú bé đưa cho người mẹ tờ giấy mời họp cha mẹ học sinh của trường. Lạ thay, khi mẹ bảo sẽ tham dự, chú bé lộ vẻ sững sờ. ”được liên kết với nhau bằng cách nào ? ( 0,5 điểm)
Lặp từ ngữ
Dùng từ ngữ nối
Thay thế từ ngữ.
Câu 5: Các vế trong câu ghép : “Mặc dù mẹ cậu khá xinh đẹp nhưng bên má phải của bà có một vết sẹo rất lớn.” được nối với nhau bằng cách nào ? ( 0,5 điểm)
A. Nối trực tiếp (không dùng từ nối).
B. Nối bằng cặp quan hệ từ. 
C. Nối bằng một cặp từ hô ứng.
Câu 6: Dấu phẩy trong câu: “Cả ngày, chú bé cứ nắm riết lấy mẹ không rời.” có tác dụng gì? ( 0,5 điểm)
A. Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ. 
B. Ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trong câu.
C. Ngăn cách các vế câu trong câu ghép.
Câu 7: Thái độ của chú bé như thế nào khi biết mẹ nhận lời đi họp cha mẹ học sinh? ( 0,5 điểm) 
..
Câu 8: Em hãy đặt 1 câu ghép có cặp quan hệ từ biểu thị quan hệ tương phản. 
( 0,5 điểm)
..
TRƯỜNG TH ĐỨC NGHĨA ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI KỲ 2
 Năm học : 2015- 2016
 Môn: Tiếng việt lớp 5
 Ngày kiểm tra: / / 2016
I. KIỂM TRA ĐỌC : ( 5 điểm)
 1. Đọc thành tiếng : ( 1 điểm) 
 GV cho HS bốc thăm đọc và TLCH một trong các đoạn sau :
+ Bài : Một vụ đắm tàu” SGK-TV5- Tập 2- trang 108) 
Đoạn 1 – Câu hỏi 1; Đoạn 2 – Câu hỏi 2; Đoạn 3 – Câu hỏi 3; 
+ Bài: Con gái ( TV; tập 2, trang 112 ) Đoạn 1 – Câu hỏi 1; Đoạn 2 – Câu hỏi 2; 
+ Bài: Tà áo dài Việt Nam ( TV; tập 2, trang 122) Đoạn 1 – Câu hỏi 1; Đoạn 2,3 – Câu hỏi 2; Đoạn 3,4 – Câu hỏi 3; 
+ Bài: Công việc đầu tiên.( TV; tập 2, trang 126) Đoạn 1 – Câu hỏi 1; Đoạn 2, – Câu hỏi 2,3; 
+ Bài: Út Vịnh.( TV; tập 2, trang 136) ) Đoạn 1 – Câu hỏi 1; Đoạn 2 – Câu hỏi 2; 
+ Bài: Lớp học trên đường.( TV; tập 2, trang 153) Đoạn 1 – Câu hỏi 1; Đoạn 2 – Câu hỏi 2; Đoạn 3 – Câu hỏi 3. 
2. Đọc thầm và làm bài tập ( 4 điểm) 
 * Đọc thầm bài: 	 VẾT SẸO
 Chú bé đưa cho người mẹ tờ giấy mời họp cha mẹ học sinh của trường. Lạ thay, khi mẹ bảo sẽ tham dự, chú bé lộ vẻ sững sờ. Đây là lần đầu tiên bạn học và cô giáo có dịp gặp mặt mẹ, mà chú thì chẳng muốn chút nào. Chú rất ngượng ngập vì vẻ ngoài của mẹ. Mặc dù khá xinh đẹp nhưng bên má phải của bà có một vết sẹo rất lớn. Chú bé chưa bao giờ hỏi tại sao và trong trường hợp nào mà mẹ bị như vậy. 
 Suốt buổi họp, chẳng ai để ý đến vết sẹo ấy mà chỉ ấn tượng về vẻ duyên dáng và phong cách cư xử ấm áp của bà. Tuy vậy, chú bé vẫn bối rối và lẫn tránh mọi người. Tình cờ, chú nghe lõm được câu chuyện giữa mẹ và cô giáo chủ nhiệm :
 – Dạ, vì sao bà bị vết sẹo trên mặt ạ? – Cô giáo rụt rè hỏi.
 – Khi con trai tôi còn đỏ hỏn, nó kẹt trong căn phòng bị hỏa hoạn. Lửa bén dữ quá nên không ai dám xông vào, thế là tôi liều mình. Vừa lao chạy tới bên nôi của cháu, tôi thấy một thanh xà sắp rơi xuống. Không kịp suy nghĩ, tôi liền ghé thân che cho con rồi bất tỉnh luôn. May mà một anh cứu hỏa đến kịp và cứu hai mẹ con tôi ra. Vết sẹo đã thành vĩnh viễn nhưng tôi không bao giờ hối hận về điều đó. 
 Nghe xong, chú nhỏ ùa tới ôm chầm lấy mẹ, nước mắt lưng tròng. Người cậu run lên vì xúc động. Đức hy sinh của mẹ thanh cao quá! Cả ngày, chú bé cứ nắm riết lấy mẹ không rời. 
Theo Những hạt giống tâm hồn
* Dựa vào nội dung bài đọc, khoanh vào ý trả lời đúng nhất cho các câu (..) và làm các bài tập sau:
Câu 1: Chú bé ấy không muốn mẹ đi họp cha mẹ học sinh của trường vì : 
( 0,5 điểm)
A. Mẹ chú bé không biết cách nói chuyện.
B. Chú bé ngượng ngập vì vẻ bề ngoài của mẹ.	
C. Chú bé không biết vì sao bên má phải của mẹ có vết sẹo lớn.
Câu 2: Trong suốt buổi họp, mọi người đã ấn tượng về điều gì ở mẹ chú bé? 
( 0,5 điểm)
A. Đó là người phụ nữ biết cách nói chuyện hoạt bát.
B. Đó là người phụ nữ có vết sẹo khá lớn bên má phải. 
C. Đó là người phụ nữ duyên dáng và cư xử ấm áp với mọi người.
Câu 3 : Dòng nào dưới đây nêu đúng ý nghĩa câu chuyện ? ( 0,5 điểm)
A. Tình thương yêu và lòng dũng cảm của người mẹ dành cho con
B. Sự hi sinh của người mẹ dành cho con.
C. Vẻ duyên dáng và phong cách cư xử ấm áp của người mẹ.
Câu 4 : Hai câu “ Chú bé đưa cho người mẹ tờ giấy mời họp cha mẹ học sinh của trường. Lạ thay, khi mẹ bảo sẽ tham dự, chú bé lộ vẻ sững sờ. ”được liên kết với nhau bằng cách nào ? ( 0,5 điểm)
Lặp từ ngữ
Dùng từ ngữ nối
Thay thế từ ngữ.
Câu 5: Các vế trong câu ghép : “Mặc dù mẹ cậu khá xinh đẹp nhưng bên má phải của bà có một vết sẹo rất lớn.” được nối với nhau bằng cách nào ? ( 0,5 điểm)
A. Nối trực tiếp (không dùng từ nối).
B. Nối bằng cặp quan hệ từ. 
C. Nối bằng một cặp từ hô ứng.
Câu 6: Dấu phẩy trong câu: “Cả ngày, chú bé cứ nắm riết lấy mẹ không rời.” có tác dụng gì? ( 0,5 điểm)
A. Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ. 
B. Ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trong câu.
C. Ngăn cách các vế câu trong câu ghép.
Câu 7: Thái độ của chú bé như thế nào khi biết mẹ nhận lời đi họp cha mẹ học sinh? ( 0,5 điểm) 
..
Câu 8: Em hãy đặt 1 câu ghép biểu thị quan hệ tương phản. ( 0,5 điểm)
..
II. Kiểm tra viết: ( 5 điểm)
1/ Chính tả: ( Nghe-viết) ( 2 điểm) 
Bầu trời mùa thu
	Mùa thu, trời như một chiếc dù xanh bay mãi lên cao. Các hồ nước quanh làng như mỗi lúc một sâu hơn. Chúng không còn là hồ nước nữa, chúng là những cái giếng không đáy, ở đó ta có thể nhìn thấy bầu trời bên kia trái đất.
	Những con nhạn bay thành đàn trên trời cao, như một đám mây mỏng lướt qua thôn làng, gieo xuống những tiếng kêu mát lành, trong veo sương sớm, khiến tim tôi vang lên dịu dàng những câu thơ không nhớ đã thuộc tự bao giờ.
2.Tập làm văn: ( 3 điểm)
Đề bài: Hãy tả cô giáo( hoặc thầy giáo) mà em yêu quý nhất.
HƯỚNG DẪN CHẤM TIẾNG VIỆT LỚP 5
( PHẦN ĐỌC HIỂU VÀ PHẦN VIẾT )
KT CUỐI KÌ 2 - Năm học : 2015 – 2016
I/ KIỂM TRA ĐỌC ( 5 điểm)
Đọc thành tiếng: ( 1 điểm) 
GV đánh giá, cho điểm dựa vào những yêu cầu sau:
Đọc đúng tiếng, đúng từ. Giọng đọc bước đầu có biểu cảm. Tốc độ đọc đạt yêu cầu. Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ, rõ nghĩa. Trả lời được câu hỏi của Gv nêu ( 1đ)
 Đọc sai, ngắt nghỉ hơi không đúng, giọng đọc chưa thể hiện rõ tính biểu cảm hoặc trả lời chưa đúng câu hỏi ( Tùy vào mức độ mà Gv trừ từ 0,25đ 1đ)
 2/ Đọc thầm và làm bài tập: ( 4 điểm)
 Khoanh đúng mỗi câu : (0,5 điểm)
 1 .B 2. C 3. A 
 4. A	 5. B 6. A	 
 7. Khi biết mẹ nhận lời đi họp cha mẹ học sinh chú bé lộ vẻ sững sờ ( 0,5đ)
 8. HS đặt câu đúng yêu cầu và đúng ngữ pháp đạt 0,5 điểm. 
 II. KIỂM TRA VIẾT : ( 5 điểm)
 1/ Chính tả : ( 2 điểm)
- Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày đúng đoạn văn : 2 đ.
- Mỗi lỗi chính tả trong bài viết ( sai- lẫn phụ âm đầu hoặc vần, thanh; không viết hoa đúng qui định) : trừ 0,25 đ
* Lưu ý : Nếu chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao- khoảng cách- kiểu chữ, hoặc trình bày bẩn bị trừ 0,5 đ -> 1 đ toàn bài
 2/ Tập làm văn : ( 3 điểm)
 Đảm bảo các yêu cầu sau, được 3 điểm
- Viết được bài văn tả cảnh theo nội dung yêu cầu của đề bài; bài viết đủ 3 phần: Phần mở bài, phần thân bài, phần kết bài đúng yêu cầu đã học; độ dài bài viết từ 15 câu trở lên.
- Viết câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng, không mắc lỗi chính tả.
- Chữ viết rõ ràng, trình bày bài viết sạch sẽ.
* Tùy theo mức độ sai sót về ý, về diễn đạt và chữ viết, cò thể cho các mức độ: 2,5 đ – 3 đ; 1,5 đ – 2 đ; 0,5 đ – 1 đ – 1,5 đ.

Tài liệu đính kèm:

  • docDE_KIEM_TRA_CK2_MON_TV.doc