Kiểm tra định kì Hoá học 11 (chương: Hidrocacbon thơm-Ancol-Phenol)

doc 2 trang Người đăng tuanhung Lượt xem 7484Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kiểm tra định kì Hoá học 11 (chương: Hidrocacbon thơm-Ancol-Phenol)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kiểm tra định kì Hoá học 11 (chương: Hidrocacbon thơm-Ancol-Phenol)
Sở GD & ĐT Hà Hội
Trường THPT Hai Bà Trưng-TT
KIỂM TRA ĐỊNH KÌ HOÁ HỌC 11
(CHƯƠNG: Hidrocacbon thơm-Ancol-Phenol)
Điểm:
Họ và tên HS:.... Lớp: 11A
I./. PHẦN TRẮC NGHIỆM:(5 điểm) (Khoanh tròn vào đáp án đúng nhất bằng bút chì)
Câu 1: Stiren không phản ứng được với những chất nào sau đây ?
A. dd Br2. 	B. khí H2 (xt:Ni,to). 	 	C. dd KMnO4. 	 D. dd NaOH. 
câu 2: Đốt cháy hoàn toàn 6 gam chất hữu cơ A, đồng đẳng của benzen thu được 10,08 lít CO2 (đktc). Công thức phân tử của A là: 
A. C9H12. 	B. C8H10. 	C. C7H8. 	D. C10H14. 
Câu 3: Ancol no đơn chức tác dụng được với CuO tạo anđehit là
A. ancol bậc 2.	B. ancol bậc 3.	
C. ancol bậc 1.	 	D. ancol bậc 1 và ancol bậc 2.
Câu 4: Chọn cụm từ đúng nhất để điền vào chỗ trống sau:
Nhiệt độ sôi của rượu cao hơn hẳn nhiệt độ sôi của ankan tương ứng là vì giữa các phân tử rượu tồn tại..........
A. Liên kết cộng hóa trị. B. Liên kết hiđro.	 C. Liên kết phối trí. D. Liên kết ion.
Câu 5 : Khối lượng kim loại Na cần phải lấy để tác dụng đủ với 160g C2H5OH là:
A. 50g 	B. 70g 	 C. 80g 	 D. 90g
Câu 6: Tính chất nào không phải của benzen 
A. Tác dụng với Br2 (to, Fe). 	B. Tác dụng với HNO3 (đ) /H2SO4(đ).
C. Tác dụng với dung dịch KMnO4. 	D. Tác dụng với Cl2 (as).
Câu 7: Để phân biệt benzen, toluen, stiren ta chỉ dùng 1 thuốc thử duy nhất là:
A. Brom(dd). 	B. Br2(Fe). 	C. KMnO4(dd). 	D. Br2(dd) hoặc KMnO4(dd).
Câu 8: Số đồng phân ancol ứng với CTPT C5H12O là
A. 8.	B. 7.	C. 5.	D. 6.
Câu 9: Hóa chất nào dưới đây dùng để phân biệt 2 lọ mất nhãn chứa dung dịch phenol và benzen.
(1). Na.	 (2). dd NaOH.	(3). nước brom.
A. 1 và 2.	B. 1 và 3.	C. 2 và 3.	D. 1, 2 và 3.
Câu 10: Dãy đồng đẳng của rượu etylic có công thức tổng quát là:
A. CnH2n+2OH(n1). B. CnH2n-1OH(n1). C. CnH2n+1OH(n1). D. CnH2n-2O(n1).
II./. PHẦN TỰ LUẬN:(5 điểm)
Bài 1:(2 điểm) Viết các phương trình hóa học của các phản ứng thể hiện các chuỗi biến hóa sau
C2H2 → C6H6 → C6H5Cl → C6H5ONa → C6H5OH → C6H2(NO2)3OH
Bài 2: (3 điểm) Cho hỗn hợp gồm etanol và phenol tác dụng với natri dư thu được 3,36 lít khí hiđro (đktc). Nếu cho hỗn hợp trên tác dụng với dung dịch nước brom vừa đủ thu được 19,86 gam kết tủa trắng của 2,4,6-tribromphenol
Viết phương trình hóa học của phản ứng xảy ra
Tính khối lượng và thành phần phần trăm của mỗi chất trong hỗn hợp đã dùng
(cho: H=1; C=12; Na=23; O=16; Br=80)
Bài làm
....................................

Tài liệu đính kèm:

  • docktr_so_4_hoa_11.doc