Kiểm tra định kì giữa học kì II môn Tiếng Việt Lớp 1 - Năm học 2017-2018

doc 12 trang Người đăng duthien27 Lượt xem 706Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kiểm tra định kì giữa học kì II môn Tiếng Việt Lớp 1 - Năm học 2017-2018", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kiểm tra định kì giữa học kì II môn Tiếng Việt Lớp 1 - Năm học 2017-2018
KIỂM TRA ĐỊNH KÌ GIỮA HỌC KÌ II- NĂM HỌC 2017 – 2018
MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 1
 (Thời gian 40 phút)
A- Kiểm tra viết
-Chính tả- tập chép ( 25 phút)
Bài viết: Hoa ngọc lan	
Đoạn viết: ở ngay đầu hè....cây hoa ngọc lan .
 Hoa lan...khắp vườn.
 Bài tập: Điền vào chỗ chấm:
a/ uênh hay uynh ? phụ h............, h............. hoang, h............. huỵch
b/ c hay k ? thước......ẻ, quả .....am, ....éo....o, ....iên trì, đồng ....a
B- Kiểm tra đọc
Đọc và trả lời một câu hỏi về từ ngữ của bài do giáo viên nêu.
Bài1: Trường em 
Bài 2: Tặng cháu
Bài 3: Cái Bống
Biểu điểm: 
Viết: 10 điểm:-Tập chép 5 điểm (mỗi lỗi sai trừ 0,5 điểm, chữ xấu, sai kích
	 thước trừ 0,5 điểm toàn bài)
Bài tập chính tả: 4 điểm (mỗi từ đúng được 0,5 điểm) 
điểm trình bày toàn bài: 1 điểm (viết đúng, trình bày sạch đẹp)
Đọc: 10 điểm: - Đọc thành tiếng : 8điểm
	 -Trả lời câu hỏi : 2điểm
Điểm
Họ và tên....................................................	
Lớp.......Trường tiểu học ..............................
KIỂM TRA ĐỊNH KÌ GIỮA HỌC KÌ II- NĂM HỌC 2017 – 2018
MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 2
Kiểm tra đọc
(Thời gian 25 phút)
I-Đọc thầm bài “Tôm càng và cá con” ( trang 68 -tiếng Việt 2- tập 2) và làm bài tập:
1- (1,5 đ)/ Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng nhất.
a/ Làm thế nào Tôm Càng cứu được Cá Con thoát nạn?
Xông vào đánh nhau với cá mắt đỏ.
Nhử cá mắt đỏ đuổi theo mình.
Búng càng, vọt tới xô Cá Con vào một ngách đá nhỏ.
b/ Tôm Càng có gì đáng khen?
Tôm Càng thông minh, dũng cảm
Tôm Càng biết quý trọng tình bạn 
Tôm Càng thông minh, dũng cảm, biết bảo vệ bạn khi bạn gặp nguy hiểm.
 c/ Vì sao tình bạn của Tôm Càng và Cá Con càng khăng khít?
Vì Cá Con rất nể tài búng càng của Tôm Càng.
Vì Tôm Càng rất nể tài bơi của Cá Con.
Vì Tôm Càng đã dũng cảm cứu Cá Con qua khỏi hiểm nguy.
2 –(1đ)/ Hãy đặt câu hỏi cho bộ phận câu được gạch dưới.
	a/ Trên cánh đồng, lúa đã chín vàng.
	b/ Lan là một học sinh ngoan ngoãn và chăm chỉ.
....
3-(1,5đ)/ Ngắt đoạn văn sau thành 4 câu rồi chép lại. Nhớ viết hoa chữ đầu câu.	“Trời đã vào thu những đám mây bớt đổi màu trời bớt nặng gió hanh heo đã trải khắp cánh đồng”
II-Đọc thành tiếng một đoạn trong các bài sau và trả lời một câu hỏi nội dung bài do giáo viên nêu: 
1- Chim rừng Tây Nguyên (Trang 34)
2- Gấu trắng là chúa tò mò (Trang53)
3- Sông Hương (Trang 72)
4- Cá sấu sợ cá mập (Trang 74)
KIỂM TRA ĐỊNH KÌ GIỮA HỌC KÌ II- NĂM HỌC 2017 – 2018
MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 2
Kiểm traviết
(Thời gian 40 phút)
I-Chính tả (15 phút)
Bài: 	Mùa xuân đến
Đoạn viết: “Hoa mận ....bóng chim bay nhảy”
II -	 Tập làm văn	 (25 phút)
Viết một đoạn văn ngắn ( từ 7 đến 10 câu) nói về một con vật mà em yêu thích
Dựa vào gợi ý sau:
1/ Đó là con gì, ở đâu?
2/ Hình dáng con vật ấy có gì nổi bật?
3/Hoạt động của con vật ấy có gì ngộ nghĩng đáng yêu?
Biểu điểm:
Tiếng Việt viết: 10đ
-Chính tả: 5đ ( một lỗi chính tả trừ 0,5 đ - 
Viết xấu , sai kích thước toàn bài trừ 1đ )
 -Tập làm văn: 5đ (Nội dung đủ: 3đ
Đúng ngữ pháp, từ sử dụng đúng, không mắc lỗi chính tả: 1đ
Chữ viết rõ ràng, trình bày sạch: 1đ)
 Tiếng Việt đọc: 10đ 
 - Bài đọc thầm và trả lời câu hỏi : 4 đ (mỗi câu 1đ)
 -Bài đọc thành tiếng và trả lời câu hỏi: 6đ (Đọc 5đ ; trả lời đúng 1đ )
 Cách tính điểm
Điểm Tiếng Việt = (Tiếng Việt viết + Tiếng Việt đọc) :2 (lấy điểm nguyên)
Điểm
Họ và tên....................................................	
Lớp.......Trường tiểu học............................
KIỂM TRA ĐỊNH KÌ GIỮA HỌC KÌ II- NĂM HỌC 2017 – 2018
MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 3
Kiểm tra đọc
(Thời gian 25 phút)
I-Đọc thầm và làm bài tập:
Chiếc lá
	Chim sâu hỏi chiếc lá:
	- Lá ơi, bạn hãy kể cuộc đời của bạn cho tôi nghe đi!
	- Bình thường lắm, chẳng có gì đáng kể đâu.
	- Tôi không tin. Bạn đừng có giấu. Nếu vậy, sao bông hoa kia lại có thể rất biết ơn bạn?
	-Thật mà!Cuộc đời tôi rất bình thường. Ngày nhỏ tôi là một búp non. Tôi lớn lên thành một chiếc lá và cứ là như thế cho mãi tới bây giờ.
	- Thật như thế sao? Có khi nào bạn biến thành hoa, thành quả, thành một ngôi sao, thành vầng mặt trời đem lại niềm tin cho mọi người như trong các câu chuyện cổ tích mà bác Gió thường rì rầm kể suốt đêm ngày chưa?
	- Chưa. Chưa một lần nào tôi biến thành một thứ gì khác cả. Suốt đời, tôi chỉ là một chiếc lá nhỏ nhoi bình thường.
	-Thế thì chán thật! Cuộc đời của bạn bình thường thật! Bông hoa kia đã làm tôi thất vọng. Hoa ơi, bạn chỉ khéo bịa chuyện.
	- Tôi không bịa tí nào đâu. Mãi mãi tôi kính trọng những chiếc lá bình thường như thế! Chính nhờ có họ mới có chúng tôi: những hoa những quả những niềm vui mà bạn nói trên kia
1. Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng:
	a/ Vì sao bông hoa lại kính trọng chiếc lá? (0,5đ)
A -Vì lá có thể biến thành quả, thành ngôi sao, thành mặt trời.
	B - Vì nhờ có những chiếc lá mới có hoa, có quả, có những niềm vui
	C - Cả hai ý trên
	b/ Câu chuyện khuyên chúng ta điều gì? (1đ)
	A- Phải biết yêu quý mọi người, mọi vật xung quanh. 
B - Mọi người, mọi vật dù bình thường nhất đều có ích, đều có thể đem lại niềm vui. Ta cần phải biết quý trọng những người, những vật đó.
C - Mọi người, mọi vật đều có ích. 
	 c/ Sự vật nào ở trong câu chuyện được nhân hoá? (0,5đ) 
	A - Hoa, lá
	B - Chim sâu, gió, hoa, lá
	C - Hoa, lá, chim sâu
	 d/ Các sự vật trong truyện được nhân hoá bằng cách nào? (1đ)
A - Dùng những từ ngữ chỉ hoạt động, đặc điểm của người để nói về các sự vật đó.
	B - Để các sự vật tự xưng bằng các từ ngữ xưng hô của người.
	C - Bằng cả hai cách trên
2. Câu văn cuối cùng trong truyện còn thiếu dấu phẩy, em hãy viết lại câu đó sau khi đã điền dấu phẩy vào vị trí thích hợp: (1đ)
...............
3. Trong các câu văn sau, có một câu văn bị sai dấu câu, em hãy đánh dấu nhân vào 
trước câu văn đó và viết lại cho đúng : (1đ)
Hai chị em Xô-phi đã về nhà ngay vì nhớ lời mẹ dặn.
	Vì sao hai chị em Xô-phi về nhà ngay.
	 Vì nhớ lời mẹ dặn, hai chị em Xô-phi về nhà ngay.
II-Đọc thành tiếng một đoạn trong các bài sau và trả lời một câu hỏi nội dung bài do giáo viên nêu: 
1- Tiếng đàn (Trang54)
2- Hội đua voi ở Tây Nguyên (Trang 60)
3- Ngày hội rừng xanh(Trang 62) 
4- Đi hội chùa Hương (Trang 68)
KIỂM TRA ĐỊNH KÌ GIỮA HỌC KÌ II- NĂM HỌC 2017 – 2018
MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 3
Kiểm traviết
(Thời gian 40 phút)
I-Chính tả (15 phút)
Bài viết: 	Rước đèn ông sao
Đoạn viết: “Chiều rồi đêm xuống.những tua giấy đủ màu sắc. 
 Có lúc  “Tùng tùng tùng, dinh dinh !...”
II -	 Tập làm văn	 (25 phút)
Viết một đoạn văn ngắn ( từ 7 đến 10 câu) kể về một anh hùng chống ngoại xâm mà em biết.
Biểu điểm:
Tiếng Việt viết: 10đ
-Chính tả: 5đ ( một lỗi chính tả trừ 0,5 điểm - 
Viết xấu , sai kích thước toàn bài trừ 1đ)
 -Tập làm văn: 5đ (Nội dung đủ: 3điểm
Đúng ngữ pháp, từ sử dụng đúng, không mắc lỗi chính tả: 1đ
Chữ viết rõ ràng, trình bày sạch: 1đ)
 Tiếng Việt đọc: 10đ 
 -Bài đọc thầm và trả lời câu hỏi : 5 điểm 
 -Bài đọc thành tiếng và trả lời câu hỏi: 5đ (Đọc 4đ ; trả lời đúng 1đ )
 Cách tính điểm
Điểm Tiếng Việt = (Tiếng Việt viết + Tiếng Việt đọc) :2 (lấy điểm nguyên)
Điểm
Họ và tên....................................................	
Lớp.......Trường tiểu học ...........................
KIỂM TRA ĐỊNH KÌ GIỮA HỌC KÌ II- NĂM HỌC 2017 – 2018
MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 4
Kiểm tra đọc
(Thời gian 30 phút)
I- Đọc thầm và làm bài tập
Giọt sương kiều diễm
	Có giọt sương kiều diễm 	Khoe mãi không biết chán
	Tính đỏng đảnh, kiêu kì	Bỗng, nắng ập đến rồi
	Chẳng coi ai ra gì	Đang khoác lác liên hồi
	Luôn nghĩ mình đẹp nhất.	Sương thấy mình tan chảy
	Sương bảo chị Cỏ Mật:	Cỏ cây càng lộng lẫy 
	- Đấy, chị cứ nhìn xem	Hạt sương càng nóng ran
	Không có tôi đậu lên	Có phải thấy bẽ bàng
	Chị làm sao lấp lánh?	Mà giọt sương trốn biệt?
	Sương còn bảo chị Nấm:
	- Nếu tôi không đánh đu 
	Vành nón chị rất thô
	Chứ làm sao duyên dáng? 
	Em hãy khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng cho mỗi câu hỏi sau:
	1/ Trong bài thơ trên giọt sương được miêu tả bằng cách nào?
	A . Chỉ bằng biện pháp so sánh.
	B . Chỉ bằng biện pháp nhân hoá. 
	C . Bằng biện pháp so sánh và nhân hoá.
	2/ Em hiểu thế nào là tính tình đỏng đảnh?
	A . Có điệu bộ, cử chỉ, cách nói năng như không cần biết đến ai.
	B . Hay cáu gắt, mắng mỏ người khác.
	C . Thích chải chuốt, trang điểm.
	3/ Có thể thay từ “bẽ bàng” trong câu “Có phải thấy bẽ bàng / Mà giọt sương trốn biệt?” bằng từ nào cùng nghĩa?
	A . E lệ
	B . Bẽn lẽn
	C . Hổ thẹn
	4/ Bài thơ giúp em hiểu điều gì?
	A . Đừng trốn khi mắc lỗi.
	B . Đừng kiêu ngạo, phải biết tự đánh giá đúng bản thân mình.
	C . Hãy yêu thương mọi người.
	5/ Dòng nào dưới đây chỉ gồm các từ láy?
	A . Kiều diễm, đỏng đảnh, kiêu kì, nóng ran
	B . Lấp lánh, duyên dáng, khoác lác, cỏ cây
	C . Duyên dáng, khoác lác, lộng lẫy, bẽ bàng
6/ Trong câu “Vành nón chị rất thô.”, bộ phận nào là chủ ngữ?
vành nón chị
nón chị
chị
	7/ Dấu hai chấm (:) được sử dụng ở khổ thơ 2 và 3 có tác dụng gì?
	A . Báo hiệu bộ phận câu đứng sau nó là lời nói của một nhân vật.
	B . Báo hiệu bộ phận câu đứng sau nó là lời giải thích cho bộ phận đứng trước.
	C . Đánh dấu chỗ xuống dòng.
II. Đọc thành tiếng một đoạn trong các bài sau và trả lời một câu hỏi nội dung bài do giáo viên nêu: 
1- Đoàn thuyền đánh cá (Trang 59)
2- Bài thơ về tiểu đội xe không kính (Trang71)
3- Ga-vrốt ngoài chiến luỹ (Trang 80)
4- Con sẻ (Trang 90)
KIỂM TRA ĐỊNH KÌ GIỮA HỌC KÌ II- NĂM HỌC 2017 – 2018
MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 4
Kiểm traviết
(Thời gian 55 phút)
I-Chính tả (15 - 20phút)
Bài: Hoa sầu đâu (Trang 50 - Tiếng Việt 4/tập 2)
Đoạn viết: “Vào khoảnghoa mộc.”	
II - Tập làm văn	 (30 -35 phút)
Em hãy tả một cây bóng mát hoặc một cây hoa ở sân trường (vườn trường) em .
Biểu điểm:
Tiếng Việt viết: 10đ
-Chính tả: 5đ ( một lỗi chính tả trừ 0,5 đ - 
Viết xấu , sai kích thước toàn bài trừ 1đ )
 -Tập làm văn: 5đ (Nội dung đủ: 3đ
Đúng ngữ pháp, từ sử dụng đúng, không mắc lỗi chính tả: 1đ
Chữ viết rõ ràng, trình bày sạch: 1đ)
 Tiếng Việt đọc: 10đ 
 - Bài đọc thầm và trả lời câu hỏi : 5 đ
 ( Câu 1,2,3,4 mỗi câu 0,5đ; Câu5,6,7mỗi câu 1đ)
 -Bài đọc thành tiếng và trả lời câu hỏi: 5đ (Đọc 4đ ; trả lời đúng 1đ )
 Cách tính điểm
Điểm Tiếng Việt = (Tiếng Việt viết + Tiếng Việt đọc) :2 (lấy điểm nguyên)
Điểm
Họ và tên....................................................	
Lớp.......Trường tiểu học ...........................
KIỂM TRA ĐỊNH KÌ GIỮA HỌC KÌ II- NĂM HỌC 2017 – 2018
MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 5
Kiểm tra đọc
(Thời gian 30 phút)
I - Đọc thầm và làm bài tập – 25 phút
Thác y-a-ly
	ở Tây Nguyên có một hồ rộng mênh mông nằm trên dãy núi Chư-pa. Con sông Bô-cô chảy từ Kon Tum về tới đây, bị dãy núi Chư-pa chắn ngang, tạo nên một hồ nước tuyệt đẹp ở lưng chừng trời .
	ở phía bờ đông bắc, mặt hồ phẳng lặng như gương. Những cây gỗ tếch xoè tán rộng soi bóng xuống mặt nước. Nhưng về phía bờ tây, một khung cảnh hùng vĩ diễn ra trước mắt. Mặt hồ, sóng chồm dữ dội, bọt tung trắng xoá, nước réo ào ào. Cánh xa nửa ngày đường, đã nghe tiếng nước réo, tưởng như có trăm vạn tiếng quân reo giữa núi rừng trùng điệp. Đó là nguồn nước Bô-cô thúc mạnh vào sườn núi Chư-pa bắt núi phải cắt đôi. Nước ào ạt phóng qua núi rồi đổ xuống, tạo nên thác Y-a-ly. Thác nước thẳng đứng, chảy mòn đá, thành mười hai bậc từ trên đỉnh núi xuống mặt nước. Nước trút từ trên trời xuống, trông như một biển mù sương, đẹp tuyệt vời. Nhất là lúc sắp hoàng hôn, mặt trời xói thẳng vào dòng nước lấp lánh trông như người ta dát một mẻ vàng vừa luyện xong.
	Thác Y-a-ly là một thắng cảnh trên lưng chừng trời. ở đây sẽ có nhà máy thuỷ điện và sẽ là nơi nghỉ mát vô cùng hấp dẫn. Du khách chẳng những sẽ được tắm mát, được ngắm cảnh đẹp, mà chiều chiều còn được xem các chú tắc kè có cánh bay đi bắt muỗi trên bãi cỏ ven hồ và những cô chuột túi địu con chuyền trên các cành cây hái quả.
Em hãy khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng cho từng câu hỏi dưới đây: 
1/ Hình ảnh nào dưới đây tả vẻ đẹp của thác Y-a-ly?
	A . Mặt nước mênh mông, sáng long lanh giữa lưng chừng trời. 
	B . Mặt nước phẳng như gương soi bóng những cây gỗ tếch xoè tán rộng.
	C . Thác thẳng đứng, nước trút từ trên trời xuống như một biển mù sương.
2/ Em hiểu như thế nào hình ảnh “Nước trút từ trên trời xuống như một biển mù sương”?
	A . Thác nước đổ mạnh, toả hơi nước như biển lúc mù sương.
	B . Mưa đổ ào ạt tạo nên một màn mù mịt khói sương.
	C . Mưa xối xả như một biển nước dội xuống từ trời.
3/ Bài văn muốn nói lên điều gì?
	A . Thác Y-a-ly rộng mênh mông, ở giữa trời.
	B . Thác Y-a-ly đẹp, hữu ích và hấp dẫn khách du lịch.
	C . Thác Y-a-ly có nhiều động vật quý hiếm.
4/ Dòng nào dưới đây chỉ gồm những từ ghép?
	A . Mênh mông, dữ dội, lấp lánh, ào ào
	B . Phẳng lặng, trắng xoá, tuyệt vời, trùng điệp
	C . Lưng chừng, ào ạt, phẳng lặng, chiều chiều 
5/ Trong các câu dưới đây, câu nào là câu ghép? 
	A . Nước trút từ trên trời xuống, trông như một biển mù sương, đẹp tuyệt vời.
	B . ở đây sẽ có nhà máy thuỷ điện và sẽ là nơi nghỉ mát vô cùng hấp dẫn.
	C . Mặt hồ, sóng chồm dữ dội, bọt tung trắng xoá, nước réo ào ào.
6/ Câu ghép em vừa tìm được (ở bài tập 5) có mấy vế câu? 
	A . Hai vế 	B . Ba vế	C . Bốn vế
	(Viết lại câu đó và dùng dấu gạch chéo tách các vế câu em tìm được)
7/ Trong câu “Về phía bờ tây, một khung cảnh hùng vĩ hiện ra trước mắt.”, bộ phận nào là chủ ngữ?
	A . về phía bờ tây 
	B . một khung cảnh
	C . một khung cảnh hùng vĩ
8/ Trong hai câu văn sau, câu in đậm liên kết với câu đứng trước bằng cách nào: “ở phía bờ đông bắc, mặt hồ phẳng lặng như gương. Nhưng về phía bờ tây, một khung cảnh hùng vĩ hiện ra trước mắt.”
	A . Dùng từ ngữ nối thay thế từ ngữ. (Đó là:)
	B . Dùng từ ngữ nối và lặp từ ngữ.(Đó là:..)
	C . Lặp từ ngữ và thay thế từ ngữ. (Đó là:..)
II- Đọc thành tiếng một đoạn trong các bài sau và trả lời một câu hỏi nội dung bài do giáo viên nêu: - 5 phút
Trí dũng song toàn (Trang 25)
Đất nước (Trang 94)
Nghĩa thầy trò (Trang 79)
Tranh làng Hồ (Trang 88)
KIỂM TRA ĐỊNH KÌ GIỮA HỌC KÌ II- NĂM HỌC 2017 – 2018
MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 5
Kiểm traviết
(Thời gian 55 phút)
Chính tả nghe- viết (15 phút)
Bài viết:	Phong cảnh đền Hùng
 Đoạn viết: “Đền Thượng nằm chót vót..trấn giữ núi cao.”
II - Tập làm văn	 (40 phút)
Em hãy tả một người bạn thân của em ở trường.
hướng dẫn đánh giá, cho điểm
A - kiểm tra đọc: 10 điểm
Đọc thầm và làm bài tập ( 5 điểm)
Đáp án:
	Câu 1: C (0,5 điểm)	 Câu 5: C (0,5 điểm)
Câu 2: A (0,5 điểm) Câu 6: B (1 điểm)- sóng chồm dữ dội/ bọt tung trắng xoá/ nước réo ào ào
 	Câu 3: B (0,5 điểm)	 (nếu không tách được đúng vế câu chỉ cho 0,5điểm)
Câu 4: B(0,5 điểm) 	 Câu 7: C (0,5 điểm)
 Câu8: B (1điểm) – từ nối: nhưng; từ lặp: phía, bờ
(nếu không nêu được các từ chỉ cho 0,5điểm)
II - Đọc thành tiếng - 5 điểm (Đọc 4đ ; trả lời đúng 1đ )
B - kiểm tra viết: 10 điểm
I- Chính tả- 5điểm ( một lỗi chính tả trừ 0,5 đ - Viết xấu , sai kích thước toàn bài trừ 1điểm )
 	II-Tập làm văn -5 điểm (Nội dung đủ: 3đ
Đúng ngữ pháp, từ sử dụng đúng, không mắc lỗi chính tả: 1đ
Chữ viết rõ ràng, trình bày sạch: 1đ)
*Cách tính điểm
 Tiếng Việt viết: 10đ Tiếng Việt đọc: 10đ 
Điểm Tiếng Việt = (Tiếng Việt viết + Tiếng Việt đọc) :2 (lấy điểm nguyên)

Tài liệu đính kèm:

  • dockiem_tra_dinh_ki_giua_hoc_ki_ii_mon_tieng_viet_lop_1_nam_hoc.doc