Điểm Lớp: Họ và tên:. KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI NĂM NĂM HỌC 2015 - 2016 Môn: TOÁN LỚP 3 Ngày kiểm tra: Thời gian 40 phút (không tính thời gian phát đề) Bài 1.Khoanh vào chữ cái đặt trước kết quả đúng : a) Số liền trước số 42501 là: A. 42502 B. 42500 C. 42402 b) Các số xếp theo thứ tự từ bé đến lớn là: A. 5039, 5390, 5093, 5920 B. 5039 , 5093 , 5390 , 5920 C. 5093, 5390, 5920, 5039 c) Biết 424 : X = 4 , vậy X có giá trị là : A. 106 B.16 C.160 d) Hình chữ nhật có chiều dài 25cm, chiều rộng 8cm. Chu vi hình chữ nhật là: A 68cm B. 66cm C. 66cm2 D 68 cm2 e) Thứ bảy tuần này là ngày 15, vậy thứ bảy tuần trước là ngày: A. 8 B.20 C.22 g) Biểu thức 74625 – x = 23168 , x có giá trị là : A.51457 B. 51557 C.51567 Bài 2. Đặt tính rồi tính a.46285 + 3915 b. 78940 – 3375 c 10614 x 6 d. 16570 : 5 Bài 3.Điền số thích hợp vào ô trống : a. 8m 5 cm = .cm b. 2000 m = ..km c. 1 năm có : ..tháng d. 95cm2 - 48cm2 = cm2 Bài 4: Giải toán Một kho chứa 63000 ki –lô- gam thóc, người ta lấy thóc ra khỏi kho 3 lần , mỗi lần lấy 10470 ki –lô- gam thóc . Hỏi trong kho còn lại bao nhiêu ki –lô- gam thóc ? ............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. ................................................................................................................................................. Bài 5: Một hình vuông có chu vi bằng chu vi hình chữ nhật. Biết chiều dài hình chữ nhật là 19 cm, chiều rộng là 9cm. Diện tích hình chữ nhật bằng : A. 161cm2 B.171 cm2 C.181 cm2 b) Chu vi hình vuông là: A. 54cm B.55 cm C.56cm Điểm Lớp: Họ và tên:. KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI NĂM NĂM HỌC 2015 - 2016 Môn: TIẾNG VIỆT( ĐỌC) LỚP 3 Ngày kiểm tra: Thời gian 25 phút (không tính thời gian phát đề) A. Phần đọc thầm và làm bài trắc nghiệm: Bài đọc thầm : Anh bù nhìn Một cái que cắm dọc và một thanh tre nhỏ buộc ngang tạo thành một hình chữ thập. Khoác lên đấy một cái áo mưa cũ hoặc một mảnh bao tải rách, cũng có thể là một mê nón rách lơ xơ, thế là ruộng ngô, ruộng đỗ, ruộng vừng hoặc một ruộng mạ mới gieo đã có một người bảo vệ, một người lính gác: một anh bù nhìn. Để cho đủ bộ, tay anh bù nhìn cầm một cái vọt tre mềm như cần câu. Đầu cần câu buộc túm một nắm giấy, tốt hơn thì dùng một túm lá chuối khô tước nhỏ, giống như vẫn buộc trên đầu gậy của người chăn vịt trên đồng. Bị mắc lừa, tưởng người thật, nhiều loài chim không dám xuống ăn hạt trên các ruộng mới gieo. Anh bù nhìn hiền lành, dễ thương. Anh chăm chỉ làm việc của mình, chẳng đòi hỏi ăn uống gì và chẳng bao giờ kể công. Anh cũng không sợ nắng gắt, gió lạnh, mưa bão. Anh chẳng bao giờ lên mặt hoặc cáu gắt dù bọn trẻ chúng tôi có ào xuống ruộng bắt châu chấu, cào cào, giẫm cả lên những mầm ngô, mầm đỗ mới nhú. Bù nhìn chỉ nhẹ nhàng cười, bảo chúng tôi: “Các bạn đúng là lũ trẻ tinh nghịch.” * HS đọc thầm bài : “Anh bù nhìn ” sau đó chọn và khoanh vào chữ cái đặt trước ý trả lời đúng nhất của mỗi câu hỏi dưới đây : 1) Anh bù nhìn được làm bằng gì ? A. Giấy và bao tải cũ. B. Gỗ và áo mưa cũ. C. Thanh tre, bao tải rách hoặc áo mưa cũ hoặc mê nón rách. 2) Anh bù nhìn có nhiệm vụ gì ? A. Dọa trẻ con. B. Dọa chim, bảo vệ ruộng mới gieo hạt. C. Làm đồ chơi cho trẻ con. 3) Anh bù nhìn đáng yêu ở điểm nào ? A. Hiền lành, tốt bụng, cáu gắt, lên mặt với trẻ con. B. Vui tính, không cáu gắt với trẻ con. C. Không dọa dẫm, không cáu gắt, không lên mặt với trẻ con, giúp người nông dân bảo vệ ruộng mới gieo hạt. 4) Câu : “Tay anh bù nhìn cầm một cái vọt tre mềm như cần câu.” - Câu trên đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào ? A. Nhân hóa. B. So sánh. C. Cả nhân hóa và so sánh. 5) Câu : “Anh bù nhìn hiền lành, dễ thương.”thuộc kiểu câu gì em đã học: A. Ai (con gì, cái gì) là gì ? B. Ai (con gì, cái gì) thế nào ? C. Ai (con gì, cái gì) làm gì 6) Điền dấu chấm, dấu phẩy hoặc dấu hai chấm để điền vào ô trống trong câu sau: Sau vườn nhà em trồng rất nhiều loại cây rau rau muống , xà lách, cải , tía tô. 7) . Nối với câu tương ứng: a) Mẹ vén nắm cơm, trở cho cơm chín. 1. Ai là gì ? b) Cột kèo, mái rạ đen bóng màu bồ hóng. 2. Ai làm gì ? c) Bếp là nơi chim sẻ bay về sưởi lửa. 3. Ai thế nào ? 8) Gạch dưới bộ phận trả lời câu hỏi “ bằng gì ” trong câu sau: Chiếc bàn em ngồi học được làm bằng gỗ xoan. KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI NĂM NĂM HỌC 2015 - 2016 Môn: TIẾNG VIỆT (VIẾT) LỚP 3 Ngày kiểm tra: Thời gian : 50 phút PHẦN TIẾNG VIỆT ( Viết ) I. CHÍNH TẢ: Giáo viên đọc bài chính tả ( Nghe - viết ) cho học sinh viết trong thời gian 15 phút. Bài viết: Con cò Một con cò trắng đang bay chầm chậm bên chân trời.Vũ trụ như của riêng nó, khiến con người ta vốn không cất nổi chân khỏi mặt đất, cảm thấy bực dọc vì cái nặng nề của mình. Con cò bay là là, rồi nhẹ nhàng đặt chân lên mặt đất, dễ dãi, tự nhiên như mọi hoạt động của tạo hóa. Nó thong thả đi trên doi đất II . TẬP LÀM VĂN: ( Thời gian làm bài 35 phút – Yêu cầu giáo viên chép đề lên bảng lớp ) Đề bài: Em hãy viết một đoạn văn ngắn ( khoảng 7 đến 10 câu ) kể về một việc tốt mà em đã làm để góp phần bảo vệ trường lớp của em “ Xanh- Sạch – Đẹp ”. Câu hỏi gợi ý: 1.Công việc mà em đã làm là gì? 2. Em làm lúc nào , cùng với ai ? 3. Những việc đó diễn ra như thế nào? 4.Việc làm của em mang lại lợi ích gì? 5. Sau khi làm xong công việc đó, em cảm thấy thế nào? *Ghi chú: Yêu cầu học sinh làm bài Tiếng Việt ( viết ) trên tờ giấy kẻ ô li. HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA CUỐI NĂM HỌC - NĂM HỌC 2015-2016 MÔN TOÁN LỚP 3 Bài 1: ( 3 điểm ). CÂU a b c d e g ĐÁP ÁN B B A B A A ĐIỂM 0,5 điểm. 0,5 điểm. 0,5 điểm. 0,5 điểm. 0,5 điểm. 0,5 điểm. Bài 2: ( 2 điểm ) Mỗi câu làm đúng được 0,5 điểm. Đáp án: a. 50200 b. 75565 c.63684 d.3314 Bài 3: ( 2 điểm ) Mỗi đáp án đúng được 0,5 điểm a. 8m 5 cm = 805cm b. 2000 m = 2km c. 1 năm có : 12tháng d. 95cm2 - 48cm2 = 47cm2 Bài 4 : ( 2 điểm ) Học sinh có thể giải như sau: Số thóc lấy ra khỏi kho ba lần : ( 0,5 đ ) 10470 x 3 = 31410 ( kg ) ( 0,5 đ ) Số thóc trong kho còn lại là : ( 0,25 đ ) 63000 - 31410 = 31590 ( kg ) ( 0,5 đ ) Đáp số: 31590 kg ( 0,25 đ ) Bài 5 : ( 1 điểm ) Trong hình bên có: a) B b) C HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA CUỐI NĂM HỌC - NĂM HỌC 2015-2016 MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 3 A.TIẾNG VIỆT ĐỌC: I)Bài kiểm tra Đọc : (6 điểm) 1. Giáo viên cho học sinh đọc thành tiếng một đoạn văn và trả lời một câu hỏi của một trong các bài tập đọc sau: Bài 1: Lời kêu gọi toàn dân tập thể dục. ( SGK tập 2 trang 94 - 95 ) Đoạn 1: 1)Sức khỏe cần thiết như thế nào trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc? 2) Vì sao tập thể dục là bổn phận của một người yêu nước? Đoạn 2: 3)Em sẽ làm gì sau khi đọc bài :Lời kêu gọi toàn dân tập thể dục của Bác Hồ ? Bài 2: Bác sĩ Y – éc - xanh ( SGK tập 2 trang 106 -107 ) Đoạn 1: 1) Vì sao bà khách ước ao được gặp bác sĩ Y – éc - xanh ? Đoạn 2: 2) Y – éc – xanh có gì khác so với trí tưởng tượng của bà ? Đoạn 3: 3)Vì sao bà khách nghĩ là Y – éc – xanh quên nước Pháp ? 5) Theo em vì sao Y – éc - xanh ở lại Nha Trang ? Bài 3: Người đi săn và con vượn ( SGK tập 2 trang 113 ) Đoạn 1& 2: 1) Chi tiết nào nói lên tài săn bắn của bác thợ săn ? 2) Cái nhìn căm giận của vượn mẹ nói lên điều gì ? Đoạn 3 & 4 3 ) Những chi tiết nào cho thấy cái chết của vượn mẹ rất thương tâm ? 5 ) Câu chuyện muốn nói điều gì với chúng ta ? 2. Tiêu chuẩn cho điểm đọc: a) Đọc đúng tiếng, đúng từ : 3đ - Đọc sai từ 1 – 2 tiếng : 2,5 điểm - Đọc sai từ 3 – 4 tiếng : 2,0 điểm - Đọc sai từ 5 – 6 tiếng : 1,5 điểm - Đọc sai từ 7 – 8 tiếng : 1,0 điểm - Đọc sai từ 9 – 10 tiếng : 0,5 điểm - Đọc sai trên 10 tiếng : 0 điểm b)Ngắt, nghỉ hơi đúng các dấu câu:1đ - Không ngắt, nghỉ hơi đúng từ 3- 4 dấu câu : 0,5 đ - Không ngắt, nghỉ hơi đúng từ 5 dấu câu trở lên : 0 đ c) Tốc độ đọc đạt yêu cầu : 1đ - Đọc quá 1- 2 phút : 0,5 đ - Đọc quá 2 phút , phải đánh vần nhẩm hoặc đọc lí nhí : 0 đ d) Trả lời đúng ý câu hỏi : 1đ - Chưa đủ ý hoặc diễn đạt chưa rõ rang: 0,5đ -Không trả lời được hoặc câu trả lời sai: 0 đ II.Đọc thầm và làm bài tập: (4 điểm). Yêu cầu học sinh đọc hiểu và khoanh vào vào chữ trước ý đúng của mỗi câu. Nếu trong một câu hỏi HS khoanh hai chữ ( ý ) thì không được điểm câu đó. Đáp án- biểu điểm: Mỗi câu đúng được 0, 5 điểm. Câu 1 2 3 4 5 6 7 Đáp án C B C C B Dấu hai chấm a-2; b-3 ; c- 1 Điểm 0, 5 điểm 0, 5 điểm 0, 5 điểm 0, 5 điểm 0, 5 điểm 0, 5 điểm 0, 5 điểm Câu 8: Chiếc bàn em ngồi học được làm bằng gỗ xoan. * Điểm phần đọc:Là tổng điểm phần đọc thành tiếng, phần đọc thầm và làm bài tập, cho lẻ đến 0,5 điểm. B.TIẾNG VIỆT VIẾT: I .Chính tả: ( 5 điểm ) - Bài viết không mắt lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày đúng đoạn văn: 5 điểm - Mỗi lỗi chính tả trong bài viết sai ( phụ âm đầu hoặc vần, thanh , không viết hoc đúng theo qui định ) trừ 0,5 điểm . * Lưu ý: Nếu chữ viết không rõ ràng, khoảng cách, kiểu chữ không phù hợp hoặc trình bày bài viết bẩn sẽ bị trừ 1 điểm cho toàn bài. II Tập làm văn: ( 5 điểm ) 1. Yêu cầu chung:Học sinh dựa vào các câu hỏi gợi ý để trả lời và viết thành đoạn văn như trong đề bài yêu cầu với nội dung kể về một việc em đã làm trong phong trào “ Xanh – sạch – đẹp trường lớp ”. Các câu trả lời liên kết thành một đoạn văn ngắn ( từ 7 – 10 câu ) . Cách dùng từ, đặt câu đúng và rõ ý, không sai ngữ pháp, nội dung mạch lạc, diễn đạt trôi chảy, có tình cảm chân thật , đúng đắn, chữ viết rõ ràng, bài làm sạch sẽ, không sai lỗi chính tả. 2. Hình thức: Bài làm trình bày sạch sẽ, chữ viết rõ ràng, ít lỗi chính tả. 3. Biểu điểm: a. Nôi dung: + Điểm 5: Bài viết được một đoạn văn từ 7 – 10 câu thể hiện đầy đủ các ý cơ bản một cách cụ thể sinh động , liên kết câu mạch lạc, diễn đạt trôi chảy, có tình cảm chân thật và đúng đắn . + Tùy theo mức độ sai sót về ý, về diễn đạt, ngữ pháp và chữ viết,GV có thể cho các mức điểm:4,5 – 4,0 – 3,5 – 3,0 – 2,5 – 2,0 – 1,5 – 1,0 – 0,5 - Điểm bài kiểm tra Tiếng Việt được chấm theo thang điểm 10 , kết quả cuối cùng là một điểm nguyên , được làm tròn 0,5 điểm thành 1,0 ( không cho điểm 0 và điểm thập phân ở các bài kiểm tra ) b. Hình thức: - Trừ 0,5 điểm:Những bài làm trình bày bẩn , chữ viết xấu, không rõ ràng, hoặc những bài làm mắc tổng số trên 6 lỗi chính tả., dùng từ đặt câu. 4 .Cách cho điểm: Cho điểm phần nội dung trước rồi căn cứ vào mức trừ độ điểm ở phần hình thức . mà trừ đi, kết quả là điểm của bài tập làm văn. * Lưu ý: Điểm KTĐK môn Tiếng Việt là điểm trung bình cộng của 2 bài kiểm tra đọc và viết ( làm tròn 0,5 điểm thành 1 điểm) .
Tài liệu đính kèm: