PHÒNG GD&ĐT TÁNH LINH KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI HỌC KÌ I TRƯỜNG TIỂU HỌC LA NGÂU Năm học 2015-2016 Họ và tên: . . . . . . . . . . . . . . . . . Môn : Tiếng việt (Đọc hiểu) Lớp: 2 . . . . Thời gian: 40 phút Điểm Nhận xét của giám khảo Chữ kí của giám khảo Giám khảo 1 Giám khảo 2 A. Kiểm tra kĩ năng đọc và kiến thức tiếng Việt (5 điểm) I. Đọc thành tiếng: ( 1,5 điểm) Câu 1. Đọc một đoạn trong các phiếu và trả lời câu hỏi. thời gian đọc 1 phút/em II. Đọc thầm đoạn văn sau và làm bài tập: (3,5 điểm) Sự tích hoa dạ lan hương Ngày xưa, có một ông lão thấy một cây hoa bị vứt lăn lóc ở ven đường, bèn mang về nhà trồng . Nhờ ông hết lòng chăm bón, cây hoa sống lại. Rồi nó nở những bông hoa thật to và lộng lẫy để tỏ lòng biết ơn ông. Nhưng ban ngày ông lão bận, làm gì có thời gian mà ngắm hoa. Hoa bèn xin Trời cho nó đổi vẻ đẹp thành hương thơm để mang lại niềm vui cho ông lão tốt bụng. Cảm động trước tấm lòng của hoa, Trời biến nó thành một loài hoa nhỏ bé, sắc màu không lộng lẫy nhưng tỏa hương thơm nồng nàn vào ban đêm. Đó là hoa dạ lan hương. Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng nhất trong mỗi câu hỏi sau: Câu 2. Ông lão thấy một cây hoa bị vứt ở đâu ? A. Vứt lăn lóc ở giữa đường. B. Vứt lăn lóc trước sân nhà. C. Vứt lăn lóc ở ven đường. Câu 3. Lúc đầu cây hoa đã làm gì để biết ơn ông lão? A. Cây hoa giúp ông lão dọn dẹp nhà cửa. B. Cây hoa nở những bông thật to và lộng lẫy. C. Cây hoa ra trái thật nhiều. Câu 4. Về sau cây hoa xin Trời điều gì? ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... Câu 5. Tìm từ trái nghĩa với từ “ to” A. Dài B. Ngắn C. Nhỏ Câu 6. Từ “ chăm bón” ghép được với các từ nào sau đây: A. Học bài B. Cho em C. Cho cây Câu 7. Bộ phận in đậm trong câu: “Cây hoa nở bông để trả ơn ông cụ ” Trả lời cho câu hỏi nào: A. Vì sao? B. Để làm gì? C. Khi nào? Câu 8. Bộ phận in đậm trong câu “ Ban đêm hoa dạ lan hương tỏa hương thơm”. Trả lời cho câu hỏi nào: A. Vì sao? B. Như thế nào? C. Khi nào? B. Kiểm tra kĩ năng viết chính tả, viết văn và nghe nói. (5 điểm) Câu 9. Chính tả ( 2 điểm ). Giáo viên đọc cho học sinh nghe - viết một đoạn từ “ Giống như những đứa trẻ..... đòi bế” trong bài Đàn bê của anh Hồ Giáo TV2 tập 2 trang 140 Câu 10. Viết đoạn văn (2.0 điểm) Viết đoạn văn từ (4 đến 5 câu) nói về một loài cây mà em thích theo gợi ý sau: a. Đó là cây gì? b. Cây đó trồng ở đâu? c. Hình dáng cây như thế nào? d. Cây có ích lợi gì? ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 2 NĂM HỌC: 2014 – 2015 TT ĐÁP ÁN ĐIỂM Câu 1 Đọc thành tiếng (1,5 điểm) Đọc đúng tốc độ, đúng tiếng, từ. Ngắt nghỉ đúng ở các dấu câu 1,5 điểm Đọc sai từ 2 đến 3 tiếng. Ngắt nghỉ hơi không đúng từ 2 đến 3 chỗ 1 điểm Đọc sai từ 4 đến 7 tiếng . 0,5 điểm Câu 2 đến câu 8. Đọc thầm, làm BT (3,5 điểm) 2. C. Vứt lăn lóc ở ven đường. 0,5 điểm 3. B. Cây hoa nở những bông thật to và lộng lẫy. 0,5 điểm 4. Về sau cây hoa xin trời đổi vẻ đẹp thành hương thơm 0,5 điểm 5. D. Nhỏ 0,5 điểm 6. C. Cho cây 0,5 điểm 7. B. Để làm gì? 0,5 điểm 8. C. Khi nào? 0,5 điểm Câu 9. Chính tả (2 điểm) Bài viết không mắc lỗi, chữ viết rõ ràng, trình bày sạch đẹp 2 điểm Sai 3 lỗi ( phụ âm đầu, vần , thanh...) . chữ đẹp 1,5 điểm Sai 6 lỗi ( phụ âm đầu, vần , thanh...) , trình bày bẩn , chữ đọc được 1 điểm Sai 7 lỗi trở lên ( phụ âm đầu, vần , thanh...), trình bày bẩn, chữ xấu 0,5 điểm Câu 10. Tập làm văn (2 điểm) Viết đủ câu, đúng theo gợi ý, đúng đặc trưng yêu cẩu của đề -Viết câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng, không mắc lỗi chính tả. - Chữ viết rõ ràng, trình bày bài viết sạch sẽ. 2 điểm -Viết câu đúng số câu, phù hợp với đề, có mắc đến 4 lỗi dùng từ 1 điểm - Viết được 1 - 2 câu văn theo yêu cầu. Có sai lỗi chính tả. 0.5 điểm Câu 11. Nghe-Nói (1điểm) Biết trả lời đúng câu hỏi, nói rõ ràng, tự tin. 1 điểm Trả lời đúng câu hỏi nhưng còn ấp úng 0,5 điểm Viết: Đoạn viết chính tả: Đàn bê của anh Hồ giáo Giống như những đứa trẻ quấn quýt bên mẹ, đàn bê cứ quẩn vào chân anh Hồ Giáo. Những con bê đực chốc chốc lại ngừng ăn, nhảy quẩng lên rồi chạy đuổi nhau thành một vòng tròn xung quanh anh. Những con bê cái thì rụt rè. Có con sán vào lòng anh, quơ quơ đôi chân lên như đòi bế. PHIẾU ĐỌC THÀNH TIẾNG VÀ NGHE- NÓI Giáo viên gọi lần lượt từng học sinh lên bốc thăm và đọc một trong năm đoạn văn trong các bài tập đọc sau và trả lời câu hỏi cuối mỗi đoạn. 1. Sông Hương Sông Hương là một bức tranh phong cảnh gồm nhiều đoạn mà mỗi đoạn đều có vẻ đẹp riêng của nó. Bao trùm lên cả bức tranh là một màu xanh có nhiều sắc độ đậm nhạt khác nhau: màu xanh thẳm của da trời, màu xanh biếc của cây lá, màu xanh non của những bãi ngô, thảm cỏ in trên mặt nước. TLCH: Tìm những từ chỉ các màu xanh khác nhau của sông Hương? 2. Sông Hương Mỗi mùa hè tới, hoa phượng vĩ nở đỏ rực hai bên bờ. Hương Giang bỗng thay chiếc áo xanh hằng ngày thành dải lụa đào ửng hồng cả phố phường. Những đêm trăng sáng, dòng sông là cả một đường trăng lung linh dát vàng. Sông Hương là một đặc ân của thiên nhiên dành cho Huế, làm cho không khí thành phố trở nên trong lành, làm tan biến những tiếng ồn ào của chợ búa, tạo cho thành phố một vẻ êm đềm. TLCH: Vì sao nói sông Hương là một đặc ân của thiên nhiên dành cho thành phố Huế? 3. Bóp nát quả cam Thấy giặc âm mưu chiếm nước ta, Quốc Toản liều chết gặp vua xin đánh. Vua thấy Quốc Toản còn nhỏ đã biết lo cho nước nên tha tội và thưởng cho quả cam. Quốc Toản ấm ức vì bị xem như trẻ con, lại căm giận lũ giặc, nên nghiến răng, xiết chặt bàn tay, làn nát quả cam quí. TLCH: Trần Quốc Toản xin vua để làm gì? 4. QUA SUỐI Trên đường đi công tác, Bác Hồ và các chiến sĩ bảo vệ phải qua một con suối. Một chiến sĩ đi sau sẩy chân ngã vì dẫm phải hòn đá kênh. Bác bảo anh chiến sĩ kê lại hòn đá cho chắc chắn để người đi sau khỏi bị ngã TLCH: Khi biết hòn đá bị kênh,Bác bảo anh chiến sĩ làm gì? 5. Bác Hồ rèn luyện thân thể Bác Hồ rất chăm rèn luyện thân thể . Hồi ở chiến khu Việt Bắc, sáng nào Bác cũng dậy sớm luyện tập. Bác tập chạy ở ngoài bờ suối. Bác còn tập leo núi. Bác chọn những ngọn núi cao nhất trong vùng để leo lên với đôi bàn chân không, có đồng chí nhắc: Bác nên đi giày cho khỏi đau chân. Cảm ơn chú. Bác tập leo chân không cho quen. TLCH: Câu chuyện này kể về việc gì? Tổ trưởng duyệt: Người ra đề: Phan Thị An Nguyễn Trung Thu
Tài liệu đính kèm: