Kiểm tra cuối học kì I môn: Tiếng Việt lớp 4 năm học: 2014 - 2015 thời gian làm bài: 80 phút (đối với phần đọc thầm và làm bài tập - phần b)

doc 4 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 727Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kiểm tra cuối học kì I môn: Tiếng Việt lớp 4 năm học: 2014 - 2015 thời gian làm bài: 80 phút (đối với phần đọc thầm và làm bài tập - phần b)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kiểm tra cuối học kì I môn: Tiếng Việt lớp 4 năm học: 2014 - 2015 thời gian làm bài: 80 phút (đối với phần đọc thầm và làm bài tập - phần b)
TRƯỜNG TIỂU HỌC
ĐAN PHƯỢNG
---------------
KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I
MÔN: TIẾNG VIỆT LỚP 4
Năm học: 2014 - 2015
Thời gian làm bài: 80 phút (Đối với phần đọc thầm và làm bài tập + Phần B)
Điểm đọc: ........ Điểm viết:.............
Điểm chung: ...................
Nhận xét: ............................................
............................................................
Giáo viên chấm
(Họ tên, chữ ký)
 Phụ huynh
(Họ tên, chữ ký)
PHẦN A: KIỂM TRA ĐỌC (10 ĐIỂM)
I. Đọc thành tiếng (6 điểm)
1- Hình thức kiểm tra: Học sinh bắt thăm phiếu (do giáo viên chuẩn bị) để chọn bài đọc.
2- Nội dung kiểm tra: Học sinh đọc một đoạn văn hoặc đoạn thơ (khoảng 100 tiếng) trong các bài tập đọc từ tuần 1 đến tuần 16; sau đó trả lời 1 hoặc 2 câu hỏi liên quan đến nội dung đoạn vừa đọc.
II. Đọc thầm và làm bài tập (5 điểm)
Kiến Mẹ và các con
	Gia đình nhà kiến rất đông. Kiến mẹ có những chín nghìn bảy trăm con. Tối nào cũng vậy, trong phòng ngủ của các con, Kiến Mẹ vô cùng bận rộn, Kiến Mẹ phải dỗ dành, hôn lên má từng đứa con và nói:
Chúc con ngủ ngon! Mẹ yêu con. 
Cứ như vậy cho đến lúc mặt trời mọc, lũ kiến con vẫn chưa được mẹ hôn hết lượt. Điều đó làm Kiến Mẹ không yên lòng. Thế là, suốt đêm Kiến Mẹ không ngủ để chăm sóc đàn con.
Thấy Kiến Mẹ vất vả quá, bác Cú Mèo đã nghĩ cách để giúp Kiến Mẹ có thời gian nghỉ ngơi. Buổi tối, khi đến giờ đi ngủ, tất cả lũ kiến con đều lên giường nằm trên những chiếc đệm xinh xắn. Sau đó, Kiến Mẹ đến thơm vào má chú kiến con nằm ở hàng đầu tiên. Sau khi được mẹ thơm, chú kiến này bèn quay sang thơm vào má chú kiến bên cạnh và thầm thì: 
Đây là mẹ gửi một cái hôn cho em đấy!
Cứ thế, lần lượt các chú kiến con hôn truyền cho nhau và nhờ thế Kiến Mẹ có thời gian chợp mắt mà vẫn âu yếm được tất cả đàn con.
 ( Theo Chuyện của mùa Hạ) 	
Dựa vào nội dung bài đọc, hãy khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng nhất cho mỗi câu hỏi sau đây:
1. Mối buổi tối, Kiến Mẹ thường làm gì trong phòng ngủ của các con?
a) Dỗ dành và hôn lên má từng đứa con.
b) Đếm lại cho đủ những đứa con yêu. 
c) Sắp xếp chỗ ngủ cho từng đứa con.
2. Điều gì làm Kiến Mẹ không yên lòng và suốt đêm không được nghỉ ?
a) Chờ các con đi kiếm ăn ở xa về tổ cho đầy đủ.
b) Cho đến lúc mặt trời mọc vẫn chưa hôn hết các con.
c) Khó lòng đếm xuể chín nghìn bảy trăm kiến con.
3. Bác Cú Mèo đã nghĩ ra cách gì để giúp Kiến Mẹ có thời gian nghỉ ngơi?
a) Bảo các chú kiến con xếp hàng lần lượt đến hôn Kiến Mẹ.
b) Giúp sức cùng Kiến Mẹ lần lượt hôn tất cả các chú kiến con.
c) Nhờ kiến con lần lượt chuyển cái hôn của mẹ đến kiến bên cạnh.
4. Có thể dùng tên gọi nào dưới đây phù hợp nội dung chính của câu chuyện?
a) Kiến Mẹ vĩ đại.	
b) Cú Mèo thông minh.
c) Nụ hôn của mẹ. 
5. Dấu hai chấm trong bài có tác dụng gì?
a) Dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật.
b) Báo hiệu bộ phận đứng sau là lời nói của nhân vật.
c) Báo hiệu bộ phận đứng sau là lời giải thích cho bộ phận đứng trước nó.
6. Đặt câu hỏi cho bộ phận câu được in đậm dưới đây:
 Thấy Kiến Mẹ vất vả quá, bác Cú Mèo đã nghĩ cách để giúp Kiến Mẹ có thời gian nghỉ ngơi.
7. Câu văn: “Cứ thế, lần lượt các chú kiến con hôn truyền cho nhau và nhờ thế Kiến Mẹ có thời gian chợp mắt mà vẫn âu yếm được tất cả đàn con.” có mấy danh từ?
a) 3 từ. Đó là:	
b) 4 từ. Đó là:	
c) 5 từ. Đó là:	
 8. Dòng nào dưới đây gồm các từ láy:
 a) Các con, bận rộn, dỗ dành, vất vả.
 b) Nghỉ ngơi, xinh xắn, thầm thì, lần lượt, chín nghìn.
 c) Bận rộn, dỗ dành, vất vả, nghỉ ngơi, xinh xắn, thầm thì.
PHẦN B: KIỂM TRA VIẾT (10 ĐIỂM).
1. Chính tả: (Nghe- viết) (5 điểm)
Giáo viên đọc cho học sinh viết bài: “Cánh diều tuổi thơ” 
Tiếng Việt 4 - Tập I - Trang 146.
 Đoạn: “ Ban đêm  Bay đi diều ơi! Bay đi!”
2. Tập làm văn: (5 điểm)
Hãy kể một câu chuyện mà em đã được nghe hoặc được đọc về một người có nghị lực. 
HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I
MÔN: TIẾNG VIỆT LỚP 4
Năm học: 2014 - 2015
PHẦN A: KIỂM TRA ĐỌC
I. Đọc thành tiếng (6 điểm):
	GV gọi học sinh đọc và cho điểm như mọi lần
 2. ĐỌC THẦM VÀ LÀM BÀI TẬP ( 5 điểm)
	a. Đọc thầm
	b. Trả lời câu hỏi: 
Câu 1: ý a
 0,5 điểm
Câu 5: ý b
 0,5 điểm
Câu 2: ý b
 0,5 điểm
Câu 6: ý c
 0, 75 điểm
Câu 3: ý c
 0,75 điểm
Câu 7: ý c
 0, 75 điểm
Câu 4: ý c
 0,75 điểm
Câu 8: ý c
 0, 5 điểm
PHẦN II: BÀI KIỂM TRA VIẾT ( 10 điểm)
A. Chính tả: ( 5 điểm )
	- Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, đúng cỡ, trình bày đúng hình thức bài chính tả: 5 điểm
	- Mỗi lỗi chính tả trong bài viết ( sai, lẫn phụ âm đầu hoặc vần, dấu thanh, không viết hoa đúng quy định): trừ 0,5 điểm mỗi lỗi.
	( Nếu các lỗi trùng nhau, chỉ tính 1 lỗi) 
- Nếu chữ viết không rõ ràng, không đúng cỡ, .... hoặc trình bày bẩn : trừ 0,5 - 1 điểm toàn bài.
PHẦN B: KIỂM TRA VIẾT
I. Chính tả (5 điểm):
- Học sinh viết đúng cỡ chữ, khoảng cách, không sai lỗi chính tả cho 5 điểm
- Sai mỗi lỗi trừ 0,25 điểm.
- Nếu sai cỡ chữ, khoảng cách, chữ viết còn xấu,.. toàn bài trừ 1 điểm
II. Phần tập làm văn (5điểm)
Học sinh viết được bài văn kể chuyện gồm 3 phần, kể đúng nội dung câu chuyện, diễn đạt rõ ý. Chữ viết rõ ràng, sạch đẹp: 5 điểm
* Lưu ý:
	+ Tuỳ mức độ sai sót về diễn đạt và chữ viết có thể cho các mức điểm: 
 4,75 ; .... ; 0,5 điểm.
 + Nếu học sinh không viết được gì hoặc viết sai yêu cầu đề bài không cho điểm.

Tài liệu đính kèm:

  • docDe_kiem_tra_Tieng_Viet_HKI.doc