Kiểm tra chất lượng học kỳ II năm học: 2015 - 2016 môn thi: Địa lí – Lớp 12 thời gian: 90 phút (không kể thời gian phát đề)

doc 5 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 718Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kiểm tra chất lượng học kỳ II năm học: 2015 - 2016 môn thi: Địa lí – Lớp 12 thời gian: 90 phút (không kể thời gian phát đề)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kiểm tra chất lượng học kỳ II năm học: 2015 - 2016 môn thi: Địa lí – Lớp 12 thời gian: 90 phút (không kể thời gian phát đề)
 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO	 KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KỲ II
 ĐỒNG THÁP	NĂM HỌC: 2015 - 2016	
	TRƯỜNG THPT CAO LÃNH 2	 Môn thi: ĐỊA LÍ – Lớp 12
ĐỀ THAM KHẢO (Đề có 01 trang)
 	Thời gian: 90 phút (không kể thời gian phát đề)
	 Ngày thi: /5/2016 
I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ CÁC THÍ SINH (8 điểm)
Câu I. (2,0 điểm) Tại sao nói sự phát triển kinh tế - xã hội ở các huyện đảo có ý nghĩa chiến lược hết sức to lớn đối với sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội?
Câu II. (3,0 điểm) 
1. Phân tích các thuận lợi để phát triển cây công nghiệp của nước ta. Tại sao nói việc đẩy mạnh sản xuất cây công nghiệp lâu năm góp phần phát huy thế mạnh của nền nông nghiệp nhiệt đới?
2. Trình bày thế mạnh phát triển thủy điện vùng trung du miền núi Bắc Bộ. Ý nghĩa của việc phát triển thủy điện đối với vùng này.
Câu III. (3,0 điểm) Cho bảng số liệu:
GIÁ TRỊ SẢN XUẤT CỦA MỘT SỐ NGÀNH CÔNG NGHIỆP KHAI THÁC VIỆT NAM
(Đơn vị: Tỉ đồng)
              Năm
1996
2000
2005
2012
Khai thác than
3350,1
4143,1
15589,2
70209,8
Khai thác dầu thô, khí tự nhiên
15002,7
45401,6
86379,1
268390,4
Khai thác quặng kim loại
412,2
427,0
1440,2
10885,7
(Niên giám thống kê Việt Nam 2012, Nhà xuất bản Thống kê, 2013)
a. Vẽ biểu đồ đường thể hiện tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất các ngành công nghiệp khai thác của nước ta giai đoạn 1996 - 2012.
b. Nhận xét tốc độ tăng trưởng các ngành công nghiệp khai thác giai đoạn nói trên và giải thích.
II. PHẦN TỰ CHỌN (2 điểm) Thí sinh chỉ chọn một trong 2 câu 
 Câu IV.a Theo chương trình Chuẩn (2,0 điểm)
Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, em hãy:
1. Dựa vào Atlat địa lý Việt Nam kể tên các cảng biển của vùng Duyên hải NamTrung Bộ. 
2. Giải thích tại sao khai thác hợp lí và bảo vệ nguồn lợi thủy sản có ý nghĩa cấp bách trong phát triển kinh tế biển của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ. 
 Câu IV.b Theo chương trình Nâng cao (3,0 điểm)
 	Cho bảng số liệu sau:
Giá trị xuất, nhập khẩu của nước ta, giai đoạn 1990 - 2007
 (Đơn vị: tỉ USD)
Năm
1990
1996
2000
2005
2007
Tổng giá trị xuất nhập khẩu
5.2
18.4
30.1
69.2
111.4
Cán cân xuất nhập khẩu
-0.4
-3.8
-1.1
-4.4
-14.2
Tính giá trị xuất khẩu và nhập khẩu của nước ta trong giai đoạn 1990 -2007.
Vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu giá trị xuất, nhập khẩu của nước ta giai đoạn trên và nhận xét.
-----Hết-----
(Giám thị coi thi không giải thích gì thêm)
Họ và tên thí sinh:............................................................... Số báo danh:...................................
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THAM KHẢO
(Hướng dẫn chấm gồm có 2 trang)
Câu
Phần
Nội dung yêu cầu
Điểm
Câu I
(2,0 đ)
* Sự phát triển kinh tế - xã hội ở các huyện đảo có ý nghĩa chiến lược hết sức to lớn đối với sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của nước ta hiện tại cũng như trong tương lai vì:
- Các huyện đảo nước ta giàu tiềm năng, cho phép phát triển nhiều hoạt động kinh tế khác nhau, đặc biệt là đánh bắt, nuôi trồng và chế biến hải sản, du lịch. 
- Đây cũng là căn cứ để bảo vệ an ninh, quốc phòng trên các vùng biển và thềm lục địa của nước ta. Các huyện đảo là một bộ phận lãnh thổ không thể chia cắt.
-  Việc đẩy mạnh phát triển kinh tế xã hội ở các huyện đảo sẽ xóa bỏ dần sự chênh lệch về trình độ phát triển giữa hải đảo và đất liền, góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân.
-  Các đảo và quần đảo tạo thành hệ thống bảo vệ đất liền, hệ thống căn cứ để nước ta tiến ra biển và đại dương trong thời đại mới, khai thác có hiệu quả các nguồn lợi vùng biển, hải đảo và thềm lục địa.
0,5
0,5
0,5
0,5
Câu II
(3,0 đ)
1
* Điều kiện để phát triển cây công nghiệp:
- Thuận lợi:
+ Diện tích đất badan tập trung trên một diện rộng thuận lợi cho việc hình thành các vùng chuyên canh.
+ Khí hậu nhiệt đới nóng ẩm tạo thuận lợi cho phát triển các loại cây công nghiệp nhiệt đới.
+ Nguồn lao động dồi dào, có kinh nghiệm trồng và chế biến cây công nghiệp.
+ Mạng lưới cơ sở chế biến.
+ Thị trường tiêu thụ rộng lớn.
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
* Đẩy mạnh sản xuất cây công nghiệp lâu năm góp phần phát huy thế mạnh của nền nông nghiệp nhiệt đới vì:
- Giá trị sản xuất cây công nghiệp lâu năm chiếm tỉ trọng cao trong giá trị sản xuất cây công nghiệp.
- Đáp ứng thị trường tiêu thụ, nhất là xuất khẩu đem lại giá trị cao như: cà phê, cao su, hồ tiêu
- Việc hình thành các vùng chuyên canh qui mô lớn góp phần giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập người dân, nhất là ở trung du-miền núi; hạn chế nạn du du canh du cư.
- Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến.
0,25
0,25
0,25
0,25
2
* Thế mạnh phát triển thủy điện của Trung du miền núi Bắc Bộ: 
- Tiềm năng lớn nhất nước. Hệ thống sông Hồng chiếm hơn 1/3 trữ năng thủy điện cả nước.
 - Các nhà máy thủy điện: Sơn La (CS: 2400 MW), Hòa Bình (CS: 1920MW), Thác Bà (110 MW), Tuyên Quang (CS: 342MW S. Gâm).
* Ý nghĩa của việc phát triển thủy điện đối với vùng này.
 - Giữ vai trò quan trọng trong cung cấp điện năng, điều tiết nguồn nước, khai thác du lịch và điều hòa khí hậu tại địa phương.
0.25
0.5
0.25
Câu III.
(3,0 đ)
* Tính tốc độ tăng trưởng: 
TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG GIÁ TRỊ SẢN XUẤT
MỘT SỐ NGÀNH CÔNG NGHIỆP KHAI THÁC CỦA NƯỚC TA
GIAI ĐOẠN 1996 – 2012
(Đơn vị: %) 
              Năm
1996
2000
2005
2012
Khai thác than
100,0
123,7
465,3
2095,8
Khai thác dầu thô, khí tự nhiên
100,0
302,6
575,8
1788,9
Khai thác quặng kim loại
100,0
103,6
349,4
2640,9
* Vẽ biểu đồ: Vẽ 3 đường biểu diễn than và dầu thô, khí tự nhiên, quặng kim loại giai đoạn 1996- 2012.
* Nhận xét:
- Tăng trưởng giá trị sản xuất của các ngành công nghiệp khai thác đều tăng mạnh, nhất là từ năm 2005 đến 2012.
- Tăng nhanh nhất là giá trị sản xuất của khai thác quặng kim loại, tiếp đến là của than, dầu thô và khí tự nhiên.
* Giải thích:
- Do nhu cầu lớn về nguyên, nhiên liệu của các ngành công nghiệp trong quá trình công nghiệp hoá; do đẩy mạnh xuất khẩu.
0.5
1.5
0.25
0.25
0.5
Câu IVa
(2,0 đ)
1
2
* Kể tên 4 cảng biển : Đà Nẵng, Dung Quất, Quy Nhơn, Cam Ranh, Vân Phong, Nha Trang, Ba Ngòi (Cảng biển loại I) ; Quảng Nam, Vũng Rô, Sa Kỳ, Cà Ná, Phú Quí (Cảng biển loại II)
* Khai thác hợp lí và bảo vệ nguồn lợi thủy sản có ý nghĩa cấp bách trong phát triển kinh tế biển của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ vì:
- Hiệu quả khai thác thủy hải sản mang lại chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế của vùng.
- Nguy cơ cạn kiệt nguồn lợi thủy sản gần bờ.
- Dịch vụ hậu cần nghề cá, trang thiết bị phục vụ cho việc tìm kiếm ngư trường, đánh bắt, sơ chế, bảo quản vẫn còn lạc hậu chưa phát huy hiệu quả. 
- Trình độ phát triển của ngành thủy sản của vùng nói chung chưa cao, chưa bảo đảm ngư dân thoát khỏi sự phụ thuộc vào trời đất, vào thiên nhiên nên vùng cần khai thác hợp lý và bảo vệ nguồn lợi trong phát triển kinh tế.
0.5
0.25
0.25
0.5
0.5
Câu IVa
(2,0 đ)
a. Tính giá trị xuất, nhập khẩu :
GTXK = (Tổng XNK+Cán cân XNK)/2
Giá trị xuất, nhập khẩu của nước ta, giai đoạn 1990 - 2007
 (Đơn vị: tỉ USD)
Năm
1990
1996
2000
2005
2007
Giá trị xuất khẩu
2.4
7.3
14.5
32.4
48.6
Giá trị nhập khẩu
2.8
11.1
15.6
36.8
62.8
b. Vẽ biểu đồ miền : đúng và có đầy đủ tên, chú giải, số liệu 
* Nhận xét : Tỉ trọng giá trị xuất khẩu tăng, tỉ trọng giá trị nhập khẩu giảm ; Tuy nhiên trong giai đoạn từ 1990 đến 2007, cơ bản nước ta vẫn nhập siêu
-------------
Học sinh trình bày các khác đúng vẫn đủ điểm.
0,25
0,25
1.0
0.25
0.25

Tài liệu đính kèm:

  • docDe_thi_tham_khao_hk2_lop_12_dia_ly_nam_hoc_2016.doc