Kiểm tra chất lượng học kì II - Năm học 2014 – 2015 môn: Lịch sử – lớp 8 thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề)

doc 2 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 1048Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kiểm tra chất lượng học kì II - Năm học 2014 – 2015 môn: Lịch sử – lớp 8 thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kiểm tra chất lượng học kì II - Năm học 2014 – 2015 môn: Lịch sử – lớp 8 thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề)
KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ II - NĂM HỌC 2014 – 2015
Môn: Lịch sử – Lớp 8
Thời gian: 45 phút (Không kể thời gian giao đề)
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA
Tên chủ đề (nộidung,chương)
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
Xã hội Việt Nam trong những năm cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX
Chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp đã tác động như thế nào đến xã hội Việt Nam cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX
Số câu:
Số điểm: 
Tỉ lệ: 
Số câu:1
Số điểm:3
Tỉ lệ: 30%
Số câu
Số điểm
Tổng số câu: 1
Tổng số điểm: 3
Tỉ lệ: 30 % 
Phong trào yêu nước chống Pháp trong những năm đầu thế kỉ XX đến năm 1918
- Kể được tên các phong trào yêu nước chống Pháp trong những năm đầu thế kỉ XX đến năm 1918.
- Những hoạt động yêu nước của Nguyễn Tất Thành từ năm 1911 – 1917
Nhận xét về hướng đi và cách thức hoạt động của Nguyễn Tất Thành so với những nhà yêu nước chống Pháp trước đó
Số câu: 1+2/3
Số điểm: 5
Tỉ lệ: 50%
Số câu:
Số điểm:
Tỉ lệ: 
Số câu:1/3
Số điểm:2
Tỉ lệ: 20%
Tổng số câu:2
Tổng số điểm:7
Tỉ lệ: 70% 
Số câu:1 + 2/3
Số điểm:5
Tỉ lệ:50 %
Số câu:1
Số điểm:3
Tỉ lệ:30 %
Số câu:1/3
Số điểm:2
Tỉ lệ: 20 %
Tổng số câu:3
Tổng số điểm:10
Tỉ lệ:100%
BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA
Câu 1: (3điểm) 
Chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp đã tác động như thế nào đến xã hội Việt Nam cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX?
Câu 2: (3 điểm)
Kể tên các phong trào yêu nước chống Pháp trong những năm đầu thế kỉ XX đến năm 1918? Em có nhận xét gì về phong trào yêu nước chống Pháp ở Việt Nam trong những năm đầu thế kỉ XX đến năm 1918?
Câu 3 (4 điểm) 
Trình bày những hoạt động yêu nước của Nguyễn Tất Thành từ năm 1911 đến năm 1918? Em hãy nhận xét về hướng đi và cách thức hoạt động của Nguyễn Tất Thành so với những nhà yêu nước chống Pháp trước đó?
HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ BIỂU ĐIỂM
Câu 1 (3đ)
- Giai cấp địa chủ phong kiến: Đã đầu hàng, làm chỗ dựa, tay sai cho Pháp, ra sức áp bức, bóc lột nông dân. Một bộ phận địa chủ vừa và nhỏ có tinh thần yêu nước. (0,5đ)
- Giai cấp nông dân: Số lượng đông đảo, bị áp bức bóc lột nặng nề nhất. Họ sẵn sàng hưởng ứng, tham gia cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc. Một bộ phận nhỏ mất ruộng đất vào làm việc trong các hầm mỏ.(0,75đ)
- Tầng lớp tư sản : Có nguồn gốc từ các nhà thầu khoán, chủ xí nghiệp, xưởng thủ công, chủ hãng buônbị chính quyền thực dân kìm hãm, tư bản Pháp chèn ép. (0,5đ)
- Tầng lớp tiểu tư sản thành thị: chủ các xưởng thủ công nhỏ, cơ sở buôn bán nhỏ, viên chức cấp thấp và những người làm nghề tự do. (0,5đ)
- Giai cấp công nhân: Xuất thân từ nông dân, làm việc trong các đồn điền, hầm mỏ, nhà máy, xí nghiệp. Lương thấp, đời sống khổ cực. Có tinh thần đấu tranh cách mạng. (0,75đ) 
	Câu 2 (3đ)
Các phong trào:
+ Phong trào Đông Du ( 1905 – 1909 )
+ Đông Kinh Nghĩa Thục ( 1907)
+ Cuộc vận động Duy Tân và phong trào chống thuế ở Trung kì ( 1908) 
+ Khởi nghĩa Thái Nguyên ( 1917)
( Trả lời đúng mỗi ý được 0,5 điểm)
Nhận xét: Các phong trào nổ ra liên tục, mạnh mẽ nhưng đều thất bại. (1đ)
Câu 3 (4đ)
	- Một vài nét về tiểu sử của Nguyễn Tất Thành (1đ)
- Những hoạt động chính:
+ Ngày 5 – 6 – 1911 từ bến cảng nhà rồng Người ra đi tìm đường cứu nước (0,5đ)
+ Năm 1917 Người từ Anh trở về Pháp, tham gia hoạt động trong Hội những người VN yêu nước ở Pa –ri (0,5đ)
+ Người tích cực tham gia hoạt động trong phong trào công nhân Pháp và tiếp nhận ảnh hưởng của CM tháng Mười Nga.(0,5đ)
- Nhận xét: 
+ Không đi theo con đường của các bậc tiền bối vì có nhược điểm. (0,5đ)
+ Đi sang phương Tây, đến nước Pháp đang thống trị mình để tìm hiểu những từ “Tự do, bình đẳng, bác ái”. (0,5đ)
+ Dựa vào sức mình, hoạt động trong phong trào công nhân, quyết định đi theo chủ nghĩa Mác Lê-nin. (0,5đ)

Tài liệu đính kèm:

  • dockiem_tra_hoc_ki_2.doc