PHÒNG GD& ĐT THANH OAI TRƯỜNG THCS TAM HƯNG KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG GIỮA HỌC KỲ II NĂM HỌC: 2015- 2016 Môn: Ngữ Văn 9 Thời gian: 90 phút Phần I: (3đ) Mở đầu bài thơ Thanh Hải viết: “Mọc giữa dòng sông xanh Một bông hoa tím biếc.” Câu thơ trên sử dụng biện pháp tu từ gì? Hãy nêu hiệu quả của biện pháp tu từ ấy trong văn cảnh? Chép 5 dòng thơ tiếp theo để hoàn thiện khổ thơ? Nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ”? Trong chương trình Ngữ văn 9, có bài thơ cũng có hình ảnh con chim, bông hoa. Chép nguyên văn những câu thơ mang hình ảnh đó? Cho biết đó là bài thơ nào, của ai? Phần II: (7đ) Cho đoạn thơ sau: “ Người đồng mình thương lắm con ơi Cao đo nỗi buồn Xa nuôi chí lớn Chép chính xác 10 câu thơ tiếp theo và cho biết đoạn thơ vừa chép trích trong tác phẩm nào? Tác giả là ai? Viết 1 đoạn văn diễn dịch (từ 10 đến 12 câu) trình bày cảm nhận của em về những phẩm chất cao đẹp của “ người đồng mình”. Trong đoạn văn có sử dụng phép nối. (Gạch chân từ ngữ thực hiện phép nối). Từ những phẩm chất cao đẹp của “người đồng mình” trong văn bản trên, em hãy viết 1 đoạn văn ngắn nói lên suy nghĩ của em về phẩm chất và trách nhiệm của thế hệ trẻ trong thời đại hiện nay? HƯỚNG DẪN CHẤM Phần I: (3đ) Nêu đúng biện pháp tu từ: è Đảo ngữ (0,5đ) Tác dụng: Nhấn mạnh vẻ đẹp của bông hoa mọc lên từ dòng nước trong xanh, khoe sắc màu tươi sáng và tràn đầy sức sống (0,75đ) 2. Chép đúng 5 dòng tiếp theo của khổ thơ. (0,5 “Mọc giữa dòng sông xanh Một bông hoa tím biếc Ơi con chim chiền chiện Hót chi mà vang trời Từng giọt long lanh rơi Tôi đưa tay tôi hứng. Trich “Mù Xuân nho nhỏ” – Thanh Hải 3. Nêu đúng hoàn cảnh sáng tác bài thơ: Tháng 11/ 1980 khi nhà thơ đang nằm trên gường bệnh chỉ còn vài tuần trước khi ông qua đời. (0,5đ) 4. Chép đúng 2 câu thơ: “ Muốn làm tỏa hương đâu đây” (0,25đ) “Muốn làm con chim ca hót quanh lăng Muốn làm bông hoa hương tỏa đâu đây” Bài thơ cũng có hình ảnh con chim, bông hoa là bài “Viếng lăng Bác” của Viễn Phương. (0,5đ) Phần II: (7đ) 1. Chính xác 10 câu thơ tiếp theo. (0,5đ) “Dẫu làm sao thì cha vẫn muốn Sống trên đá không chê đá gập ghềnh Sống trong thung không chê thung nghèo đói Sống như sông như suối Lên thác xuống ghềnh Không lo cực nhọc Người đồng mình thô sơ da thịt Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương Còn quê hương thì làm phong tục Con ơi tuy thô sơ da thịt Lên đường Không bao giờ nhỏ bé được Nghe con. ” Nêu đúng tên tác phẩm: Nói với con. (0,25đ) Nêu đúng tên tác giả: Y Phương. (0,25đ) 2. Hs đảm bảo các yêu cầu sau: *Về hình thức: + Đảm bảo đúng số lượng câu theo quy định, có đánh số thứ tự câu, đúng đoạn văn diễn dịch (0,5đ) + Gạch chân từ ngữ thực hiện phép nối. (0,5đ) *Về ND: Cần đảm bảo được các ý sau: (4đ) + Tâm hồn mộc mạc, chất phác vừa sâu sắc, lãng mạn vừa hồn nhiên phóng khoáng của người dân miền núi. + Tư thế tầm vóc hiên ngang, giàu nghị lực, sức sống mãnh liệt: không nhỏ bé, không chịu khuất phục trước thử thách, gian nan của cuộc sống, luôn gắn bó và có thái độ sống ân nghĩa, thủy chung với quê hương + Cần cù, sáng tạo, tự lực, tự cường để dựng xây cuộc sống và tạo lập, gìn giữ những truyền thống tốt đẹp cho quê hương. + Chỉ ra được nét đặc sắc về NT: Ngôn ngữ mộc mạc giàu hình ảnh, so sánh, điệp ngữ, thành ngữ 3. Học sinh trình bày đoạn văn ngắn đảm bảo bố cục chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, luận cứ và lập luận giàu sức thuyết phục. (1đ) - Nêu được những phẩm chất cơ bản và trách nhiệm của thế hệ trẻ trong thời đại ngày nay như tính năng động, thông minh, nhạy bén, nghị lực sống, xu thế hội nhập, mơ ước làm giàu xây dựng quê hương đất nước... (1đ) Nhận xét về bộ đề: Bộ đề hơi “nặng phần học thuộc lòng”, tuy nhiên điểm cho 2 phần thuộc lòng câu 1 chỉ là 0,75 (trên 3 điểm cho cả câu này). Như vậy phần đọc hiểu và cảm nhận vẫn là chinh. PHH sưu tầm & GT 3/2016 - Nguồn : TRƯỜNG THCS TAM HƯNG (THANH OAI - HN) qua VN.doc
Tài liệu đính kèm: