Kiểm tra chất lượng 8 tuần lớp 9 môn: Sinh học

doc 8 trang Người đăng tuanhung Lượt xem 1333Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kiểm tra chất lượng 8 tuần lớp 9 môn: Sinh học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kiểm tra chất lượng 8 tuần lớp 9 môn: Sinh học
TRƯỜNG THCS YÊN CHÍNH
KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG 8 TUẦN
Năm học: 2015 – 2016
Lớp 9 Môn :Sinh học
Thời gian: 45 phút( không kể thời gian giao đề)
1.MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA 
Nội dung
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng 
Tổng
TN của Menden
7 tiết
Câu 1
(2đ)
Câu 3
(3đ)
5đ
NST
6 tiết
Câu 2
(2đ)
Câu 4
(2đ)
4đ
AND và gen
2 tiết
Câu 5
(1đ)
1đ
TS câu:
TS điểm:
1
2đ
2
4đ
2
4
5 câu
10 đ
2. ĐỀ KIỂM TRA
Câu 1(3đ).Thế nào là hiện tượng di truyền ? Nêu đối tượng, nội dung của di truyền học .
Câu 2(2đ). Trình bày điểm giống và khác nhau giữa sự phát sinh giao tử đực và sự phát sinh giao tử cái?
Câu 3: (4,0 điểm) Ở ruồi giấm, khi cho ruồi giấm đực giao phối với ruồi giấm cái, thu được F1 hoàn toàn ruồi thân xám. Khi cho ruồi F1 giao phối ngẫu nhiên, thu được F2 có tỉ lệ 902 con thân xám : 302 con có thân đen. Hãy:
 a. Biện luận để xác định tính trạng trội, lặn?
 b. Xác định kiểu gen, kiểu hình của bố mẹ và các con ở thế hệ F1 và F2. Viết sơ đồ lai chứng minh?
Câu4(2đ): Tại sao tỉ lệ con trai và con gái sơ sinh là xấp xỉ 1 : 1?
Câu 5(1đ): Một đoạn mạch đơn của phân tử ADN có trình tự sắp xếp như sau
A – T –X – X – G- A- G – T-
Hãy viết đoạn đơn bổ sung với nó?
................................................. Hết .......................................................
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM
Câu 1 (2 đ)
- Trình bày đúng khái niệm: di truyền là hiện tượng truyền đạt các tính trạng của bố mẹ, tổ tiên cho các thế hệ con cháu (1 đ )
- Nêu đúng đối tượng của di truyền học là di truyền và biến dị( 0,5 đ)
- Nêu dúng nội dung nghiên cứu của di truyền học là cơ sở vật chất, cơ chế và tính quy luật của hiện tượng di truyền và biến dị (0,5đ)
Câu 2. Giống nhau:
 Quá trình phát sinh giao tử đều trải qua quá trình nguyên phân liên tiếp nhiều lần và quá trình giảm phân để hình thành giao tử (1đ)
 Khác nhau: (1đ)
Quá trình phát sinh giao tử đực
Quá trình phát sinh giao tử cái
Từ 1 tinh nguyên bào qua giảm phân cho ra 4 tinh trùng
Từ 1 noãn nguyên bào qua giảm phân cho ra 1 trứng và 3 thể cực
Câu 3: (3 đ)
* Biện luận để xác định tính trạng trội, lặn: (1,0 đ)
 Nêu được các ý cơ bản:
Rút gọn tỉ lệ: 
 + F1 thu được 100% ruồi thân xám 
 + F2 thu được 902 ruồi thân xám : 302 con có thân đen 
 ® Ta có tỉ lệ: 3 thân xám : 1 thân đen. ® Phép lai tuân theo qui luật phân li.
Suy ra : 
 + Thân xám trội hoàn toàn so với thân đen.
 + P thuần chủng và cặp tính trạng đem lai tương phản.
* Xác định kiểu gen, kiểu hình của bố mẹ và các con ở thế hệ F1 và F2: (2,0 đ)
Qui ước gen: 
 A : Gen qui định thân xám. 
 a : Gen qui định thân đen. 
 Do P thuần chủng và cặp tính trạng đem lai tương phản nên ta có :
+ Kiểu gen của ruồi thân xám : AA.
+ Kiểu gen của ruồi thân đen: aa
Kiểu gen của các ruồi con được xác định qua sơ đồ lai sau: 
Sơ đồ lai:
 P : Thân xám x Thân đen
 AA aa
 Gp : A a
 F1 : Aa (thân xám 100%)
 G F1: A; a
 F1 x F1 : 
A
a
 A
AA (thân xám)
Aa (thân xám)
a
Aa (thân xám)
aa (thân đen)
Kết quả: 
 + Kiểu gen: 1 AA : 2 Aa : 1aa
 + Kiểu hình: 3 thân xám : 1 thân đen
Câu 4. Tỉ lệ trai gái luôn xấp xỉ 1: 1 là vì
Cặp NST XY trong phát sinh giao tử tạo ra 2 loại tinh trùng là X và Y có tỉ lệ ngang nhau (0,5đ)
Qua thụ tinh 2 loại tinh trùng này kết hợp với trứng tạo ra 2 loai tổ hợp là XX và XY tỉ lệ ngang nhau (1đ)
Sự thụ tinh xảy ra ngẫu nhiên thì tạo ra tỉ lệ đực : cái xấp xỉ 1 : 1(0,5đ)
Câu 5: Đoạn đơn bổ sung
A – T –X – X – G- A- G – T-
 - T - A- G – G – X – T –X – A- ( Mỗi nu đúng cho 0,25đ)
KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG KÌ I 
Năm học: 2015 – 2016
Môn :Sinh học lớp 9
Thời gian: 45 phút( không kể thời gian giao đề)
1.MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA 
Nội dung
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng 
Tổng
TN của Menđen
Câu 1a
(1đ)
1đ
NST
Câu 1a
(1đ)
1đ
ADN và gen
Câu 2
(2đ)
2đ
Biến dị
Câu 3 a
(1đ)
Câu 3a
(2đ)
Câu 3b
(1đ)
4đ
Di truyền học ở người
Câu4
(2đ)
2đ
Tổng
10đ
2. ĐỀ KIỂM TRA
Câu 1: 
Muốn xác định được kiểu gen của cá thể mang tính trạng trội cần phải làm gì ? Nêu ró cách tiến hành ?
Ở ruồi giấm 2n = 8 .Một tế bào ruồi giấm ở kì sau của nguyên phân . Số NST trong tế bào đó bằng bao nhiêu?
Câu 2: 
Vẽ sơ đồ để nêu mối quan hệ giữa gen, ARN, protein và tính trạng. Bản chất của mối liên hệ đó?
Câu 3:
Thường biến là gì? Phân biệt thường biến và đột biến?
Người ta thường vận dụng những hiểu biết về ảnh hưởng của môi trường đối với tính trạng số lượng, về mức phản ứng để nâng cao nâng suất cây trồng như thế nào?
Câu 4: Vì sao phụ nữ không nên sinh con ở tuổi ngoài 35 ? Tại sao phải đấu tranh chống ô nhiễm môi trường?
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM
Câu 
 Nội dung
Điểm
Câu 1
a
-Cần phải cho lai phân tích
- Cho lai giữa cá thể mang tính trạng trội cần xác định kiểu gen với cá thể mang tính trạng lặn . Nếu kết quả của phép lai là đồng tính thì cá thể mang tính trạng trội có kiểu gen đồng hợp trội còn kết quả là phân tình thì cá thể mang lai có kiểu gen dị hợp
0,5đ
0,5đ
b.
Ở ruồi giấm 2n = 8 .Một tế bào ruồi giấm ở kì sau của nguyên phân . Số NST trong tế bào đó bằng 16 NST
1đ
Cấu 2 
- Gen 	mARN 	Protein	Tính trạng
1đ
Trình tự các nu trên gen quy định trình tự các nu trên mARN , thông qua đó AND quy định trình tự các aa trong chuỗi aa cấu thành protein và biểu hiện thành tính trạng
1đ
Câu 3
a
-Thường biến là những biến đổi ở kiểu hình phát sinh trong đời cá thể dưới ảnh hưởng trực tiếp của môi trường.
-
Thường biến
Đột biến
+ Là những biến đổi ở kiểu hình
+ không di truyền
+ Thường biểu hiện đồng loạt theo hướng xác định
+ Không là nguồn nguyên liệu cho chon giồng 
+ Là biến đổi ở kiểu gen
+ Di truyền cho thế hệ sau
+ Biểu hiện từng cá thể riêng rẽ, không theo hướng xác định
+ Nguồn nguyên liệu cho chọn giống và tiến hóa
1đ
Mỗi ý cho 0,5đ
b
- Các tính trạng số lượng thường chịu ảnh hưởng nhiều của môi trường tự nhiên hoặc điều kiện trồng trọt và chăn nuôi vì vậy trong sản xuất phải chú ý tới ảnh hưởng khác nhau của môi trường tới từng loại tính trạng để có tác động kịp thời tạo ra năng suất cao
1đ
Câu 4
Phụ nữ không nên sinh con ở tuổi ngoài 35 vì dễ sinh ra những đứa trẻ bị tật và bệnh di truyền 
- Chống ô nhiễm môi trường để bảo vệ con người, tránh các tác nhận gây tật và bệnh di truyền 
1đ
1đ
KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG 24 TUẦN
Năm học: 2015 – 2016
Môn :Sinh học lớp 9
Thời gian: 45 phút( không kể thời gian giao đề)
1.MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA 
Nội dung
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng 
Tổng
Ứng dụng của di truyền học
Câu 1
(2đ)
2đ
Sinh vật và môi trường
Câu 2
(3đ)
3đ
Hệ sinh thái
Câu 4
(1đ)
Con người, dân số và môi trường
Câu 3
(4đ)
4đ
Tổng
2 câu
1 câu
1 câu
10đ
 ĐỀ BÀI
Câu 1:2(đ)Nêu các bước lai lúa bằng phương pháp cắt vỏ trâu?
Câu 2:(3đ)) Trên 1 cây cam có bọ xít hút nhựa cây,nhện chăng tơ bắt bọ xít,tò vò đang săn nhện.
a.Vẽ sơ đồ về mối quan hệ dinh dưỡng của các sinh vật nói trên?
b.Trên ngọn cây và lá cây cam,còn có rệp bám,quanh vùng rệp bám có nhiều kiến đen. Hãy nêu rõ mối quan hệ sinh thái giữa toàn bộ các loài kể trên?
(Cho biết rệp tiết dịch cho kiến đen,kiến đen bảo vệ rệp)
Câu 3:(4đ) Cho 1 quần xã có các loài sinh vật sau:Cây cỏ,hổ,sâu,cầy,chuột,rắn,chim đại bàng,thỏ,vi sinh vật.
a.Hãy lập 5 chuỗi thức ăn có thể có từ quần xã nói trên?
b.Hãy xá định bậc dinh dưỡng của các loài sinh vật?
Câu 4:(1đ):Thế nào là quần thể sinh vật? Cho VD minh họa?
ĐÁP ÁN_BIỂU ĐIỂM
CÂU
NỘI DUNG
 ĐIỂM
Câu 1
Gồm 5 bước
-Cắt vỏ trấu để lộ rõ nhị đực
-Dùng kẹp để rút bỏ nhị đực
-Sau đó bao bông lúa bằng giấy kính mờ,ghi ngày lai và tên người thực hiện
-Nhẹ tay nâng bông lúa chưa khử nhị và lắc nhẹ lên bông lúa đã khử nhị (sau khi đã bỏ giấy kinh mờ)
-Bao bông lúa đã được lai và ghi ngày tháng, người thực hiện
Mỗi ý đúng cho 0,4đ
Câu 2
a.Sơ đồ: CamÒ Bọ xítÒNhệnÒTò vò
b.Quan hệ sinh thái:
-Quan hệ kí sinh:Cây camÒBọ xít
 Cây camÒRệp
-Quan hệ sinh vật ăn sinh vật khác:Bọ xítÒnhệnÒtò vò
-Quan hệ cạnh tranh:Bọ xít và nhện cùng hút nhựa.
-Quan hệ cộng sinh:Rệp và kiến đen.
1.0đ
 0.5đ
0.5đ
 0.5đ
0.5đ
Câu 3
a.Lập 5 chuỗi thức ăn
1.Cây cỏÒchuộtÒrắnÒVSV
2.Cây cỏÒsâuÒcầyÒVSV
3.Cây cỏÒThỏÒchim đại bàngÒVSV
4.Cây cỏÒchuộtÒcầyÒhổÒVSV
5.Cây cỏÒchuộtÒrắnÒchim đại bàngÒVSV.
b.Bậc dinh dưỡng của các loài sinh vật(1,5đ)
-Sinh vật sản xuất:cây cỏ
-Sinh vật tiêu thụ:Chuột,thỏ,sâu,mèo,rắn,cầy,chim đại bàng,hổ
-Sinh vật phân giải:VSV
0.5đ
0.5đ 
 0.5đ
0.5đ
0.5đ
0.5đ 
 0.5đ
0.5đ
Câu 4
-QTSV là tập hợp các cá thể cùng loài,cùng sinh sống trong một khoảng không gian xác định,vào 1 thời điểm nhất định,có khả năng giao phối sinh ra con cái bình thường.
-VD:Rừng cọ,đồi chè
 0,5đ
0,5đ
KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG KÌ II
Năm học: 2015 – 2016
Môn :Sinh học lớp 9
Thời gian: 45 phút( không kể thời gian giao đề)
1.MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA 
Nội dung
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng 
Tổng
Ứng dụng của di truyền học
Câu 1
(1đ)
1đ
Sinh vật và môi trường
Câu 2
(2đ)
2đ
Hệ sinh thái
Câu 3
(2đ)
2đ
Con người, dân số và môi trường
Câu 4
(2đ)
2đ
Bảo vệ môi trường
 Câu 5
(3đ)
3đ
Tổng
1 câu
2 câu
2 câu
10đ
Đề bài
Câu 1: Ở nước ta lai kinh tế được thực hiện dưới hình thức nào? Cho ví dụ?
Câu 2: Sắp xếp các sinh vật sâu đây vào nhóm sinh vật biến nhiệt, sinh vật hằng nhiệt: Gà, cá sấu, ếch, chó sói, cây bàng, Sán dây, Cá voi xanh, Cú mèo, Dơi, Cá rô phi.
Câu 3: Quần thể người giống và khác quần thể sinh vật khác ở điểm nào?
Câu 4: Trình bày các tác nhân chủ yếu gây ô nhiễm môi trường? Hãy cho biết hậu quả lớn nhất của ô nhiễm môi trường và trách nhiệm của mỗi chúng ta? 
Câu 5:
 a.Vì sao cần phải sử dụng tiết kiệm và hợp lí nguồn tài nguyên thiên nhiên?
b.Hãy liệt kê những hành động làm suy thoái môi trường mà em biết trong thực tế. Thử đề xuất cách khắc phục?
Đáp án và biểu điểm	
Câu
Đáp án
Điểm
1
Ở nước ta lai kinh tế được thực hiện dưới hình thức phổ biến hiện nay là dùng con cái thuộc giống trong nước giao phối với con đực giống cao sản thuộc giống nhập nội 
VD: Con cái là Ỉ móng cái lai với con đực thuộc giống lợn đại bạch
(0,5)
(0,5)
2
Nhóm sinh vật biến nhiệt
Nhóm sinh vật hằng nhiệt
- Cá sấu
- Ếch
- Cây bàng
- Sán dây
- Cá rô phi
-Gà
-Chó sói
- Cá voi xanh
- Cú mèo
- Dơi
Mỗi ý đúng cho 0,2đ
3
- Giống nhau: Quần thể người cũng có những đặc điểm sinh học như quần thể sinh vật khác
-Khác nhau: Ngoài ra quần thể người còn có những đặc trưng về kinh tế xã hội mà quần thể sinh vật khác không có
4
- Các tác nhân chủ yếu gây ô nhiễm:
 + Các chất khí thải từ hoạt động sinh hoạt và công nghiệp
 + Hóa chất bảo vệ thực vật và chất độc hóa học
 + Các chất phóng xạ
 + Các chất thải rắn
 + Vi sinh vật gây bệnh
- Hậu quả của ô nhiễm môi trường là làm ảnh hưởng tới sức khỏe và gây ra nhiều bệnh tật cho con người và sinh vật
- Trách nhiệm của mỗi chúng ta là phải hành động để chống ô nhiễm góp phần bảo vệ môi trường sống của chính mình và cho các thế hệ mai sau.
(1)
(0,25)
(0,75)
5
a.- Vì tài nguyên thiên nhiên không phải là vô tận, chúng ta cần sử dụng một cách tiết kiệm và hợp lí, vừa đáp ứng nhu cầu sử dụng tài nguyên của xã hội hiện tại, vừa đảm bảo duy trì lâu dài các nguồn tài nguyên cho các thế hệ mai sau.
b. HS kể được 4 hành động ở địa phương làm suy thoái môi trường và cách khắc phục cho4 hành động
(1)
Mỗi hành động và kèm theo cách khặc phục cho 0,5đ

Tài liệu đính kèm:

  • docDe_KT_dinh_ki_Sinh_9.doc