Tiết 44 - KIỂM TRA 1 TIẾT Ngày soạn: 18/02/2016 Lớp Ngày dạy Học sinh vắng Ghi chú 11A I. Mục tiêu: Sau khi học xong bài này học sinh cần: 1. Kiến thức: - Khái quát được các kiến thức đã học. 2. Kĩ năng: - Rèn luyện kĩ năng làm bài kiểm tra. 3. Thái độ : Giáo dục học sinh ý thức học tập. II. Đồ dùng dạy học: - Đề kiểm tra. - Các đồ dùng dạy học khác. III. Phương pháp dạy học: Giáo viên phát đề, học sinh làm bài. IV. Tiến trình dạy học: 1. Ổn định lớp: 2. Nội dung: MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao Các năng lực Bài 35: Hoocmon thực vật Số điểm = 2đ Tỉ lệ = 20% Số câu= 01 Số điểm = 1đ Số câu= 01 Số điểm = 1đ - Năng lực tự học - Năng lực tư duy - Năng lực sáng tạo Bài 36. Phát triển ở thực vật có hoa Số điểm = 2đ Tỉ lệ = 20% Số câu= 01 Số điểm = 1đ Số câu= 01 Số điểm = 1đ - Năng lực tự học - Năng lực tư duy - Năng lực sáng tạo Bài 37: Sinh trưởng và phát triển ở động vật Số điểm = 2đ Tỉ lệ = 20% Số câu= 01 Số điểm = 1đ Số câu= 01 Số điểm = 1đ - Năng lực tự học - Năng lực tư duy - Năng lực sáng tạo Bài 37: Sinh trưởng và phát triển ở động vật Số điểm = 2đ Tỉ lệ = 40% Số câu= 01 Số điểm = 1đ Số câu= 01 Số điểm = 1đ Số câu= 01 Số điểm = 1đ Số câu= 01 Số điểm = 1đ - Năng lực tự học - Năng lực tư duy - Năng lực sáng tạo Tổng số câu Số điểm Số câu= 04 Số điểm = 4 đ Số câu= 03 Số điểm = 3đ Số câu= 02 Số điểm = 2đ Số câu= 01 Số điểm= 1đ ĐỀ KIỂM TRA Câu 1: (2,0 điểm) Hoocmon thực vật là gì? Trình bày đặc điểm của các hoocmon kích thích ở thực vật? Câu 2: (2,0 điểm) Ra hoa ở thực vật là gì? Thế nào là quang chu kì? Dựa vào quang chu kì phân thành những loại cây nào ? Câu 3: (2,0 điểm) Chỉ rõ tên các dạng biến tthái của các loài động vật sau: Phát triển của bướm, phát triển ếch nhái, phát triển của ruồi, phát triển của gà, phát triển của người. So sánh phát triển qua biến thái hoàn toàn và qua biến thái không hoàn toàn ? Câu 4. (4,0 điểm) Trình bày tác động của các Hooc môn ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của động vật có xương sống? Thiếu Tiroxin ở người và lưỡng cư gây hậu quả gì? Gà trống bị cắt bỏ tinh hoàn gây hậu quả gì? HƯỚNG DẪN CHẤM Câu Nội dung Điểm Câu 1 2 điểm - Hoocmôn thực vật là các chất hữu cơ được sản sinh ra từ cơ thể thực vật, với một lượng rất nhỏ nhưng có vai trò điều tiết hoạt động sinh trưởng, phát triển của cây. HM Nơi tổng hợp Tác dụng sinh lí Auxin Các mô phân sinh chồi ngọn và các lá non; phôi trong hạt. - Làm tăng kéo dài tế bào ® Kích thích thân, rễ kéo dài, ra rễ bất định. - Tăng ưu thế ngọn, ức chế chồi bên. - Gây hiện tượng hướng động - Phát triển quả, tạo quả không hạt. - Ức chế sự rụng lá, quả, ra rễ. Giberelin Các cơ quan đang sinh trưởng như lá non, quả non, hạt đang nảy mầm, phôi đang sinh trưởng. - Kích thích phân chia và phân hoá tế bào ® thân mọc dài ra, lóng vươn dài. - Phá trạng thái ngủ, nghỉ của hạt. - Kích thích ra hoa, tạo quả không hạt. - Ảnh hưởng đến quang hợp, hô hấp, trao đổi nitơ. Xitokinin Các tế bào đang phân chia trong rễ, lá non, quả non. - Kích thích phân chia tế bào mạnh mẽ - Làm yếu ưu thế ngọn, kích thích sinh trưởng chồi bên. - Kìm hãm già hóa - Kích thích nảy mầm, nở hoa. 0,5 0,5 0,5 0,5 Câu 2 2 điểm - Ra hoa là giai đoạn quan trọng của quá trình phát triển ở thực vật Hạt kín: Chuyển từ giai đoạn sinh trưởng phát triển dinh dưỡng sang giai đoạn sinh trưởng phát triển sinh sản. - Quang chu kì là thời gian chiếu sáng xen kẽ bóng tối (độ dài ngày đêm) ảnh hưởng tới sinh trưởng và phát triển của cây. Quang chu kì tác động đến sự ra hoa, rụng lá, tạo củ, di chuyển các hợp chất quang hợp. - Theo quang chu kì, có thể chia thành 3 loại cây: Cây ngày ngắn (ra hoa trong điều kiện chiếu sáng ít hơn 12 giờ), cây ngày dài (ra hoa trong điều kiện chiếu sáng hơn 12 giờ), cây trung tính (ra hoa trong cả điều kiện ngày dài và ngày ngắn). 0,5 0,5 1,0 Câu 3 2 điểm - Phát triển qua biến thái hoàn toàn: Phát triển của bướm, phát triển ếch nhái, - Phát triển qua biến thái không hoàn toàn: phát triển của ruồi, - Phát triển không qua biến thái: phát triển của gà, phát triển của người. * So sánh biến thái không hoàn toàn và hoàn toàn. - Giống: qua gđ phôi, qua lột xác. - Khác: Biến thái không hoàn toàn Biến thái hoàn toàn - gồm 3 pha: trứng, ấu trùng, con trưởng thành. - ấu trùng pt chưa hoàn thiện, trải qua nhiều lần lột xác ấu trùng biến đổi thành con trưởng thành. -gồm 4pha: trứng, sâu, nhộng,, con trưởng thành. -con non (ấu trùng) có hd, cấu tạo và sinh lí hoàn toàn khác con trưởng thành, trải qua các gđ biến đổi trung gian ấu trùng biến đổi thành con trưởng thành. 0,5 0,25 0,25 1,0 Câu 4 4 điểm * Tác động của các Hooc môn ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của động vật có xương sống: a. Hoocmôn sinh trưởng - Tuyến tiết: Tuyến yên - Vai trò: + Kích thích phân chia tế bào + Tăng kích thước tế bào + Kích thích phát triển xương - Thừa à người khổng lồ - Thiếu à người bé nhỏ b. Tirôxin - Tuyến tiết: Tuyến giáp - Vai trò: + Kích thích chuyển hóa ở tế bào. + Kích thích ST& PT bình thường của cơ thể. - Tiroxin riêng đối với lưỡng cư gây biến thái từ nòng nọc à ếch. - Iôt (thành phần của tirôxin): Thiếu à gây bướu cổ; trẻ chậm lớn hoặc ngưng lớn, chịu lạnh kém, não ít nếp nhăn, trí tuệ thấp. c. Hoocmôn sinh dục (Testostêron và Ơstrôgen) - Tuyến tiết: + Tinh hoàn (tiết testôstêron) + Buồng trứng (tiết ơstrôgen) - Vai trò: + Kích thích sinh trưởng và phát triển mạnh ở tuổi dậy thì nhờ: Tăng phát triển xương. Kích thích phân hóa tế bàoà hình thành đặc điểm sinh dục phụ thứ cấp. + Testôsterôn làm tăng mạnh tổng hợp protein, phát triển mạnh cơ bắp. Nếu thiếu à cơ thể phát triển không bình thường, đặc điểm sinh dục thứ cấp bị hạn chế hoặc mất hẳn * Thiếu Tiroxin ở người: Thiếu à gây bướu cổ; trẻ chậm lớn hoặc ngưng lớn, chịu lạnh kém, não ít nếp nhăn, trí tuệ thấp. Thiếu Tiroxin lưỡng cư gây hậu quả nòng nọc không biến thành ếch. * Gà bị cắt bỏ tinh hoàn gây hậu quả: Mào nhỏ, không có cựa, không biết gáy và mất bản năng sinh dục. 1,0 1,0 1,0 0,5 0,5 V. RÚT KINH NGHIỆM. ......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... Tổ trưởng chuyên môn ký duyệt Ngày 22/02/2016 HÀ THỊ HỒNG GẤM
Tài liệu đính kèm: