Họ và tên: .. KIỂM TRA 1 TIẾT NĂM HỌC 2015-2016 Lớp: 6A Môn: Địa lí (thời gian 45’) Điểm Lời phê của Thầy, Cô giáo I. PHẦN TRẮC NGHIỆM Khoanh tròn vào ý đúng nhất trong câu Câu 1: Theo thứ tự xa dần Mặt Trời, Trái Đất là hành tinh ở vị trí thứ mấy ? a. Thứ 2 trong hệ Mặt Trời b. Thứ 3 trong hệ Mặt Trời b. Thứ 4 trong hệ Mặt Trời d. Thứ 5 trong hệ Mặt Trời Câu 2: Kinh tuyến gốc, vĩ tuyến gốc đều được ghi số là: a. 00 b. 100 c. 500 d. 1000 Câu 3: Trên bản đồ các đường đồng mức càng dày, sát vào nhau thì địa hình nơi đó: a. Càng thoải. b. Càng dốc. c. Càng bằng phẳng. d. Quanh co. Câu 4: Hãy điền vào chỗ trống của câu sau các từ ngữ thích hợp để hoàn thành câu: Xác định phương hướng trên bản đồ, cần phải dựa vào các đường .. Câu 5: Nối các ô chữ sau: Thì trên quả Địa cầu có tất cả 360 kinh tuyến Nếu mỗi vĩ tuyến cách nhau 10 Thì trên quả Địa cầu có tất cả 181 vĩ tuyến Nếu mỗi kinh tuyến cách nhau 10 II. PHẦN TỰ LUẬN Câu 1: Cho biết ý nghĩa của tỉ lệ bản đồ? Có những dạng tỉ lệ bản đồ nào? (3đ) Câu 2: Kinh độ, vĩ độ của một điểm được gọi chung là gì? Cách viết tọa độ địa lí của một điểm như thế nào? (1đ) Câu 3: Dựa vào số ghi tỉ lệ của bản đồ sau đây: 1: 400.000 và 1: 8000.000. Cho biết 5cm trên bản đồ ứng với bao nhiêu km trên thực địa?(2đ) Câu 4: Cho biết những loại kí hiệu và những dạng kí hiệu thường sử dụng để thể hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ.(1đ) BÀI LÀM. . MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA Mục tiêu kiểm tra: – Đánh giá kết quả học tập của học sinh giữa học kì I. – Kiểm tra kiến thức, kĩ năng cơ bản ở các chủ đề: Vị trí của trái đất và hệ thống kinh, vĩ tuyến; tỉ lệ bản đồ; phương hướng trên bản đồ, kinh độ- vĩ độ và tọa độ ĐL; kí hiệu bản đồ - cách biểu hiện địa hình trên bản đồ. – Rèn luyện và củng cố kĩ năng xác định phương hướng trên bản đồ; xác định tọa độ ĐL; nhận biết kí hiệu bản đồ, cách biểu hiện độ cao trên bản đồ. 2. Hình thức kiểm tra: Trắc nghiệm và tự luận. Chủ đề/mức độ nhận thức Nhận biết Thông hiểu Vận dụng TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL Vị trí, hình dạng và kích thước của Trái Đất 20 %TSĐ =2đ Vị trí của Trái Đất 35%=0.5đ Kinh tuyến và vĩ tuyến 35%=1đ Kinh tuyến và vĩ tuyến 35%=0.5đ Ký hiệu bản đồ 15% TSĐ = 1.5đ Đường đồng mức 25%= 0.5đ Kí hiệu bản đồ 75%=1đ Phương hướng trên bản đồ... 15% TSĐ = 1.5đ Phương hướng trên bản đồ 50%=0.5đ Kinh độ, vĩ độ và tọa độ ĐL 50%=0.5đ Cách viết tọa độ ĐL 50%= 0.5đ Tỉ lệ bản đồ 50% TSĐ = 5đ Tỉ lệ bản đồ 70%=3đ Tỉ lệ số 15%=2đ TSĐ=10(100%) Tổng số câu: 8 40% = 4đ 25% = 2,5đ 35% = 3,5đ ĐÁP ÁN ĐỊA LÍ LỚP 6- Tiết PPCT: 8 I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (3đ) Câu 1: b. (0.5đ) Câu 2: a. (0.5đ) Câu 3: b. (0.5đ) Câu 4: kinh tuyến và vĩ tuyến (0.5đ) Nếu mỗi vĩ tuyến cách nhau 10 Thì trên quả Địa cầu có tất cả 360 kinh tuyến Câu 5: (1đ) Thì trên quả Địa cầu có tất cả 181 vĩ tuyến Nếu mỗi kinh tuyến cách nhau 10 II. PHẦN TỰ LUẬN (7đ) Câu 1: Ý nghĩa của tỷ lệ bản đồ: Tỷ lệ bản đồ cho ta biết khoảng cách trên bản đồ đã thu nhỏ bao nhiêu lần so với kích thước thực của chúng trên thực tế. (1đ) - Có 2 dạng tỉ lệ bản đồ. + Tỉ lệ số: Là một phân số luôn có tử số là 1. Mẫu số càng lớn thì tỉ lệ càng nhỏ và ngược lại (1đ) + Tỉ lệ thước: Tỉ lệ được vẽ cụ thể dưới dạng một thước đo đã tính sẵn, mỗi đoạn đều ghi số đo độ dài tương ứng trên thực địa. (1đ) Câu 2: Kinh độ và vĩ độ của một điểm được gọi chung là tọa độ địa lí của điểm đó (0.5đ) - Cách viết tọa độ địa lí của một điểm: Kinh độ ở trên( viết trước); Vĩ độ ở dưới( viết sau). 0.5đ Câu 3: Bản đồ có tỉ lệ: 1: 400.000 5 cm x 400.000 = 2000.000 cm = 20 km (1đ) Bản đồ có tỉ lệ: 1: 8000.000 5 cm x 8000.000 = 40.000.000 cm = 400 km (1đ). Câu 4: Ba loại kí hiệu: Điểm, Đường; Diện tích. (0.5đ) Ba dạng kí hiệu: Hình học, Chữ; Tượng hình. (0.5đ) Họ và tên: .. KIỂM TRA 1 TIẾT Lớp: 6A Môn: Địa lí (thời gian 45’) Điểm Lời phê của Thầy, Cô giáo II. PHẦN TỰ LUẬN Câu 1: Cho biết ý nghĩa của tỉ lệ bản đồ? Có những dạng tỉ lệ bản đồ nào? (3đ) Câu 2: Kinh độ, vĩ độ của một điểm được gọi chung là gì? Cách viết tọa độ địa lí của một điểm như thế nào? (1đ) Câu 3: Dựa vào số ghi tỉ lệ của bản đồ sau đây: 1: 400.000 và 1: 8000.000. Cho biết 5cm trên bản đồ ứng với bao nhiêu km trên thực địa?(2đ) Câu 4: Cho biết những loại kí hiệu và những dạng kí hiệu thường sử dụng để thể hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ.(1đ) BÀI LÀM. . TRƯỜNG THCS ĐINH TIÊN HOÀNG Họ và tên: ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2015-2016 Lớp: 6A Môn: Địa lí (thời gian 45’) Điểm Lời phê của Thầy, Cô giáo I. ĐỀ Câu 1: Sự vận động tự quay quanh trục của trái đất theo hướng nào? Thời gian trái đất tự quay một vòng quanh trục? Và sinh những hệ quả gì? (2đ) Câu 2: Hãy trình bày đặc điểm của lớp vỏ Trái Đất và nêu vai trò của lớp vỏ trái đất đối với đời sống sinh vật và hoạt động của con người ? (2đ) Câu 3: Núi già và núi trẻ khác nhau ở những điểm nào ? (2,5đ) Câu 4: Ở địa phương ( Đăk Lăk) em đang sinh sống thuộc loại địa hình nào? Nêu đặc điểm và giá trị kinh tế của loại địa hình đó ? (2đ) Câu 5: Dựa vào kiến thức đã học: So sánh điểm giống nhau và khác nhau giữa bình nguyên ( Đồng bằng) và cao nguyên?(1,5đ) BÀI LÀM. ĐÁP ÁN ĐỊA LÍ 6 HỌC KỲ I I. PHẦN TỰ LUẬN. Câu 1: (2đ) Trái đất tự quay quanh trục của TĐ theo hướng Tây sang Đông. Thời gian tự quay một vòng quanh trục là 24 giờ (một ngày, đêm) và sinh ra các hệ quả: + Khắp nơi trên trái đất lần lượt có ngày và đêm. + Các vật thể chuyển động trên bề mặt trái đất đều bị lệch hướng ở cả hai nửa cầu. Câu 2: (2đ). Vỏ Trái Đất là lớp mỏng nhất, có độ dày từ 5-70 km, ở trạng thái rắn chắc, càng xuống sâu nhiệt độ càng cao, nhưng tối đa khoảng 10000 C. Lớp vỏ TĐ được cấu tạo do một số địa mảng nằm kề nhau . Vai trò: Là nơi tồn tại các thành phần tự nhiên khác của TĐ như không khí, nước, sinh vật là nơi sinh sống và hoạt động của xã hội loài người. Câu 3: (2,5đ) Điểm khác nhau của núi già và núi trẻ: Khác nhau về tuổi: + Núi già: Được hình thành cách đây hàng trăm triệu năm đã trải qua quá trình bào mòn lâu dài. + Núi trẻ: Được hình thành cách đây vài chục triệu năm. Khác nhau về hình thái: + Núi già: Thấp,đỉnh tròn, sườn thoải, thung lũng rộng. + Núi trẻ: Cao,đỉnh nhọn, sườn dốc, thung lũng hẹp và sâu. Câu 4: (2đ). Địa phương (Đăk Lak) thuộc dạng địa hình cao nguyên: Là dạng địa hình tương đối bằng phẳng hoặc hơi gợn sóng, nhưng có sườn dốc và độ cao tuyệt đối trên 500 m Giá trị kinh tế: Rất thuận lợi trồng cây công nghiệp( cà phê, cao su) và chăn nuôi gia súc lớn. Câu5: (1,5đ) So sánh bình nguyên và cao nguyên: Giống nhau: Về bề mặt địa hình tương đối bằng phẳng hoặc hơi gợn sóng. Thuận lợi cho viêc trồng trọt và chăn nuôi Khác nhau: Về độ cao. Về quá trình hình thành. + Bình nguyên (đồng bằng): Do phù sa bồi đắp; Dạng địa hình thấp, độ cao tuyệt đối thường < 200m. + Cao nguyên: Do núi lửa tạo thành; Dạng địa hình cao, độ cao tuyệt đối từ 500 m trở lên, có sườn dốc. MA TRẬN ĐỀ ĐỊA LÍ 6 HỌC KỲ I NỘI DUNG Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Tổng điểm Vận động tự quay quanh trục của trái đất và các hệ quả 0,5 1 0,5 2,0 Đặc điểm của lớp vỏ trái đất và vai trò của vỏ trái đất 1,0 0,5 0,5 2,0 Thời gian hình thành và đặc điểm hình thái của núi già, trẻ. 1,0 1,0 0,5 2,5 Địa hình bề mặt trái đất( Cao nguyên) và giá trị kinh tế. 1,0 0,5 0,5 2,0 So sánh: Bình nguyên và cao nguyên. 0,5 0,5 0,5 2,0 TỔNG ĐIỂM/SỐ CÂU 4,0 3,5 2,5 10
Tài liệu đính kèm: