Kiểm tra 1 tiết chương 3 HK II (trắc nghiệm + tự luận) – Đề 5 môn: Toán 7 (Hình học)

doc 1 trang Người đăng tuanhung Lượt xem 753Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kiểm tra 1 tiết chương 3 HK II (trắc nghiệm + tự luận) – Đề 5 môn: Toán 7 (Hình học)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kiểm tra 1 tiết chương 3 HK II (trắc nghiệm + tự luận) – Đề 5 môn: Toán 7 (Hình học)
PHÒNG GD&ĐT TP. BẢO LỘC
Trường: . Lớp: 
Họ tên: 
KT1T CHƯƠNG 3(TN+TL)– ĐỀ 5
MÔN: TOÁN 7(HÌNH HỌC)
Thời gian: 45 phút 
I. TRẮC NGHIỆM: (4 điểm)
 *Khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng nhất trong mỗi câu sau:
Câu 1: Cho DABC có =600 , =500.Chọn các câu trả lời đúng trong các câu sau:
 a. AB > BC > AC	 b. BC > AC >AB	
 c. AB > AC > BC 	d. BC > AB > AC
Câu 2: Khoanh tròn chữ Đ hoặc S nếu câu khẳng định sau là đúng hoặc sai:
Không có tam giác nào có độ dài ba cạnh là 2cm, 3cm, 4cm. Đ S
Câu 3:Cho tam giác ABC cân. Biết AB=AC =5cm, BC=6cm, M là trung điểm của BC, độ dài trung tuyến AM là:
3cm 	 b. 4cm 	 c. 5cm 	 d. một kết quả khác 
Câu 4: Bộ ba nào sau đây không thể là độ dài của ba cạnh của một tam giác:
 a. 3cm, 4cm, 5cm b. 6cm, 8cm, 10cm c. 2cm, 4cm, 6cm d. 6cm, 9cm, 12cm
Câu 5: Cho tam giác ABC với I là giao điểm của ba đường phân giác. Phát biểu nào sau đây là đúng ? 
Đường thẳng AI luôn vuông góc với cạnh BC
Đường thẳng AI luôn đi qua trung điểm của cạnh BC
IA=IB=IC
I cách đều ba cạnh của tam giác
Câu 6: Cho tam giác ABC có hai trung tuyến BM và CN cắt nhau tại G. Phát biểu nào sau đây đúng ? 
 a. GM = GN b. GM = GB c. GN = GC d. GB = GC 
* Điền vào chổ trống:
a.Trọng tâm của tam giác là giao điểm của ba đường . . . .
b.Trực tâm của tam giác là giao điểm của ba đường . . . .
c. Điểm cách đều ba đỉnh của tam giác là giao điểm của ba đường . . . .
d.Điểm nằm trong tam giác cách đều ba cạnh của tam giác là giao điểm của ba đường .... 
II. TỰ LUẬN (6 điểm)
Bài 1: Tìm chu vi của một tam giác cân biết độ dài hai cạnh của nó là 4cm và 8cm
Bài 2: Cho góc xOy bằng 1000. Điểm A nằm trong góc xOy . Vẽ điểm B sao cho Ox là đường trung trực của AB. Vẽ điểm C sao cho Oy là đường trung trực của AC.
Chứng minh OB = OC
Tính số đo góc BOC.

Tài liệu đính kèm:

  • docKT1T_chuong_3_hinh_7.doc