Kì thi thử trung học phổ thông quốc gia năm 2016 môn thi: Vật lí – đề lần 3 thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian giao đề

doc 4 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 1078Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kì thi thử trung học phổ thông quốc gia năm 2016 môn thi: Vật lí – đề lần 3 thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian giao đề", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kì thi thử trung học phổ thông quốc gia năm 2016 môn thi: Vật lí – đề lần 3 thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian giao đề
NHÓM LED HOME GROUP
ĐỀ THI CHÍNH THỨC
(Đề gồm 50 câu trắc nghiệm)
KÌ THI THỬ TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUỐC GIA NĂM 2016
Môn thi: VẬT LÍ – Đề Lần 3
Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian giao đề
Mã đề thi 469
Họ, tên thí sinh:..................................................................... SBD: .............................
Cho biết: độ lớn điện tích nguyên tố e = 1,6.10-19 C; khối lượng của êlectrôn me = 9,1.10-31kg; tốc độ ánh sáng trong chân không c = 3.108m/s; 1 eV = 1,6.10-19J; hằng số Plăng h = 6,625.10-34J.s
Câu 1: Một người quan sát 1 chiết phao trên mặt biển thấy nó nhô lên cao 10 lần trong 18 s, khoảng cách giữa hai ngọn sóng kề nhau là 2m. Vận tốc truyền sóng trên mặt biển là
A. v = 2 m/s	B. v = 8 m/s	C. v = 4 m/s	D. v = 1 m/s
Câu 2: Một vật dao động điều hoà trên quỹ đạo dài 10cm. Giá trị nào của biên độ dao động sau đây là đúng ?
A. - 5cm	B. 10cm	C. 5cm	D. - 10cm
Câu 3: Quang phổ liên tục của một vật
A. chỉ phụ thuộc vào bản chất của vật.	B. chỉ phụ thuộc vào nhiệt độ của vật.
C. phụ thuộc cả bản chất và nhiệt độ.	D. không phụ thuộc bản chất và nhiệt độ.
Câu 4: Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Hạt nhân nguyên tử được cấu tạo từ các prôton, nơtron và electron .
B. Hạt nhân nguyên tử được cấu tạo từ các nơtron.
C. Hạt nhân nguyên tử được cấu tạo từ các prôton và các nơtron.
D. Hạt nhân nguyên tử được cấu tạo từ các prôton.
Câu 5: Trong dao động điều hòa giá trị cực đại của gia tốc là:
A. .	B. .	C. .	D. -.
Câu 6: Đơn vị nào sau đây không dùng để đo khối lượng của hạt nhân nguyên tử?
A. Kg	B. MeV/c	C. MeV/c2	D. u
Câu 7: Phát biểu nào sau đây sai khi nói đến tính chất tia X
A. Bước sóng tia X càng dài thì khả năng đâm xuyên càng mạnh.
B. Làm đen kính ảnh.
C. Làm phát quang một số chất
D. Có tác dụng sinh lý.
Câu 8: Chọn câu Đúng. Trên một đoạn mạch xoay chiều, hệ số công suất bằng 0 (cosj = 0), khi:
A. đoạn mạch có điện trở bằng không.	B. đoạn mạch không có cuộn cảm.
C. đoạn mạch chỉ chứa điện trở thuần.	D. đoạn mạch không có tụ điện.
Câu 9: Trong đoạn mạch điện xoay chiều R,L,C mắc nối tiếp, điện áp tức thời giữa hai đầu đoạn mạch và cường độ dòng điện tức thời biến đổi cùng pha khi:
A. Mạch có ZL= ZC	B. R = ZL –ZC.	C. Mạch có ZL>ZC	D. Mạch có ZL< ZC
Câu 10: Trong dao động điều hòa gia tốc biến đổi điều hòa
A. Cùng pha với vận tốc.	B. Chậm pha so với vận tốc.
C. Ngược pha với vận tốc.	D. Sớm pha so với vận tốc.
Câu 11: Chọn câu Đúng. Nếu chiếu một chùm tia hồng ngoại vào tấm kẽm tích điện âm, thì:
A. Tấm kẽm mất dần điện tích dương.	B. Tấm kẽm trở nên trung hoà về điện.
C. Điện tích âm của tấm kẽm không đổi.	D. Tấm kẽm mất dần điện tích âm.
Câu 12: Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, với a =1 mm, D = 2 m, i =1,1mm, bước sóng của ánh sáng đơn sắc chiếu đến hai khe là
A. 0,2m.	B. 0.55 mm.	C. 1,1 mm.	D. 0,55 μm.
Câu 13: Một con lắc đơn dao động điều hòa với chu kì T = 4 s, thời gian để con lắc đi từ vị trí cân bằng đến vị trí có li độ cực đại là
A. 1 s.	B. 1,5 s.	C. 2 s.	D. 0,5 s.
Câu 14: Một sóng điện từ có tần số 100 MHz truyền với tốc độ 3.108 m/s có bước sóng là
A. 300 m.	B. 3 m.	C. 0,3 m.	D. 30 m.
Câu 15: Một sóng cơ học có tần số f lan truyền trong môi trường vật chất đàn hồi với tốc độ v, khi đó bước sóng được tính theo công thức
A. λ = v.f;	B. λ = 2v/f	C. λ = 2v.f;	D. λ = v/f;
Câu 16: Cho mạch R,L,C nối tiếp. Điện áp hiệu dụng giữa hai đầu điện trở, hai đầu cuộn cảm thuần và hai đầu tụ điện lần lượt là UR = 40 V, UL = 100 V và UC = 60 V. Điện áp hiệu dụng giữa hai đầu đoạn mạch là
A. 40 V.	B. 60 V.	C. 60 V.	D. 40 V.
Câu 17: Một con lắc lò xo gồm vật nhỏ khối lượng 400 g, lò xo khối lượng không đáng kể và có độ cứng 100 N/m. Con lắc dao động điều hòa theo phương ngang. Lấy π = 10. Dao động của con lắc có chu kì là
A. 0,4 s.	B. 0,8 s.	C. 0,6 s.	D. 0,2 s.
Câu 18: Hạt nhân có cấu tạo gồm:
A. 92 proton và 238 nơtron;	B. 92 proton và 146 nơtron
C. 238 proton và 146 nơtron;	D. 238 proton và 92 nơtron;
Câu 19: Chọn câu đúng. Hiện tượng quang dẫn là hiện tượng:
A. Giảm điện trở suất của kim loại khi được chiếu sáng.
B. Truyền dẫn ánh sáng theo các sợi quang uốn cong một cách bất kỳ.
C. Giảm điện trở suất của một chất bán dẫn khi được nung nóng.
D. Giảm điện trở suất của một chất bán dẫn khi được chiếu sáng.
Câu 20: Hiện tượng giao thoa ánh sáng chỉ quan sát được khi hai nguồn ánh sáng là hai nguồn
A. kết hợp.	B. cùng cường độ.	C. cùng màu sắc.	D. đơn sắc.
Câu 21: Vật dao động điều hòa theo phương trình x = 6cos2(cm). Biên độ và chu kì dao động của vật là
A. 6cm,1s.	B. 6cm, 2s.	C. 4cm, 1Hz.	D. 4cm, 1s.
Câu 22: Cho hai dao động điều hòa cùng phương,cùng tần số có phương trình lần lượt là: (cm), (cm). Dao động tổng hợp của hai dao động này có biên độ là
A. 2 cm.	B. 2 cm.	C. 4 cm.	D. 2 cm.
Câu 23: Sóng điện từ
A. Là sóng dọc.	B. Không mang năng lượng
C. Là sóng ngang.	D. Không truyền được trong chân không.
Câu 24: Nếu quan niệm ánh sáng chỉ có tính chất sóng thì không thể giải thích được hiện tượng nào dưới đây?
A. Khúc xạ ánh sáng.	B. Giao thoa ánh sáng.	C. Phản xạ ánh sáng.	D. Quang điện.
Câu 25: Chu kì dao động điện từ tự do trong mạch dao động LC được xác định bởi
A. T = 2	B. 	C. T = 2	D. T = 
Câu 26: Trong cấu tạo của máy phát điện xoay chiều một pha thì rôto luôn là
A. phần ứng tạo ra dòng điện.	B. phần cảm tạo ra từ trường.
C. phần quay quanh một trục đối xứng.	D. phần đứng yên gắn với vỏ máy.
Câu 27: . Hạt nhân có khối lượng là 59,9192u. Biết khối lượng của prôton là 1,0073u và khối lượng của nơtron là 1,0087u. Độ hụt khối của hạt nhân là
A. 0,5362u;	B. 0,6370u	C. 0,5650u;	D. 0,6541u;
Câu 28: Khi dòng điện xoay chiều có tần số 50 Hz chạy trong cuộn cảm thuần có độ tự cảm H, thì cảm kháng của cuộn cảm này bằng
A. 75 Ω.	B. 100 Ω.	C. 50 Ω.	D. 25 Ω.
Câu 29: Một sóng cơ có phương trình (mm), trong đó x tính bằng cm, t tính bằng giây. Chu kì của sóng là
A. 1 s.	B. 20 s.	C. 2 s.	D. 0,1 s.
Câu 30: Giới hạn quang điện của một kim loại là λ0 = 0,30mm. Công thoát electron của kim loại đó là
A. 4,14eV;	B. 1,16eV;	C. 2,21eV;	D. 6,62eV
Câu 31: Một sóng dừng trên một sợi dây đàn hồi có dạng u = 2Asincos, trong đó u là li độ tại thời điểm t của phần tử M trên sợi dây mà vị trí cân bằng của nó cách gốc tọa độ O đoạn x. Ở hình vẽ, đường mô tả hình dạng của sợi dây tại thời điểm t1 là đường (1). Tại các thời điểm 
t2 = t1 + , t3= t1 + , t4 = t1 + 
hình dạng của sợi dây lần lượt là các đường
	A. (3), (4), (2).	B. (2), (4), (3).	C. (2), (3), (4).	D. (3), (2), (4).
Câu 32: Chất pôlôni là là phóng xạ hạt 4a có chu kỳ bán rã là 138 ngày. Ban đầu giả sử mẫu quặng Po là nguyên chất và có khối lượng 210g, sau 276 ngày người ta đem mẫu quặng đó ra cân. Hãy tính khối lượng còn lại của mẫu quặng, coi khối lượng các hạt lấy gần bằng số khối.
A. 52,5 g	B. 210g	C. 157,5g	D. 207g.
Câu 33: Hai điểm M, N cùng nằm trên một phương truyền sóng cách nhau λ/3, sóng có biên độ A, tại thời điểm t1 M và N có li độ lần lượt là uM = +3 cm và uN = –3 cm. Biết sóng truyền từ M đến N. Thời điểm t2 liền sau đó điểm M có li độ uM = +A. Khoảng thời gian Dt = t2 – t1 có giá trị là:
A. 11T/12	B. T/12	C. T/6	D. T/3
Câu 34: Trên mặt chất lỏng có hai nguồn phát sóng giống nhau A, B cách nhau 44 cm. M, N là hai điểm trên mặt nước sao cho ABMN là hình chữ nhật. Bước sóng của sóng trên mặt chất lỏng do hai nguồn phát ra là 8 cm. Khi trên MN có số điểm dao động với biên độ cực đại nhiều nhất thì diện tích hình nhữ nhật ABMN lớn nhất có thể là
A. 184,8 mm2	B. 260 cm2	C. 260 mm2	D. 184,8 cm2
Câu 35: Chiếu bức xạ có bước sóng 0,5µm vào một tấm kim loại có công thoát 1,8 eV. Dùng màn chắn tách một chùm hẹp các electron quang điện và cho nó bay vào một điện trường từ A đến B sao cho UAB = − 10,8 V. Vận tốc nhỏ nhất và lớn nhất của electron khi tới B lần lượt là:
A. 16,75.105 m/s và 18.105 m/s	B. 1949.103 m/s và 2009.103 m/s
C. 1875.103 m/s và 1887.103 m/s	D. 18,57.105 m/s và 19.105 m/s
Câu 36: Một học sinh dùng đồng hồ bấm giây để đo chu kì dao động của một con lắc đơn bằng cách xác định khoảng thời gian để con lắc thực hiện 10 dao động toàn phần. Kết quả đo 4 lần liên tiếp của bạn học sinh này là 21,3 s; 20,2 s; 20,9 s và 20,0 s. Biết sai số khi dùng đồng hồ này là 0,2 s (bao gồm sai số chủ quan khi bấm và sai số dụng cụ). Theo kết quả trên thì cách viết chu kì T nào nêu sau đây là đúng nhất
A. T = 2,13±0,2 s.	B.2,00±0,02 s.	C.2,26±0,02 s.	D.2,06±0,2 s.
Câu 37: Trong thí nghiệm giao thoa Young, nguồn sóng S phát đồng thời hai bức xạ đơn sắc có bước sóng lần lượt là 450nm và 750nm. Trong đoạn AB trên màn ta đếm được 29 vân sáng (A và B là hai vị trí mà cả hai hệ vân đều cho vân sáng tại đó). Hỏi trên đoạn AB có mấy vân sáng là kết quả trùng nhau của hai hệ vân (kể cả A và B)
A. 8	B. 4	C. 5	D. 7
Câu 38: Đặt một điện áp xoay chiều vào hai đầu một đoạn mạch gồm biến trở R, cuộn cảm có điện trở thuần r và tụ điện C mắc nối tiếp. Đồ thị của công suất tỏa nhiệt trên biến trở phụ thuộc vào biến trở R là đường số (1) ở phía dưới, đồ thị của công suất tỏa nhiệt trên toàn mạch phụ thuộc vào biến trở R là đường số (2) ở phía trên. So sánh P1 và P2, ta có:
7
13
10
P1
R(Ω)
P2
P(W)
(2)
(1)
0
	A. P2 = 1,8P1.	B. P2 = 2P1.	C. P2 = 1,5P1.	D. P2 = 1,2P1.
Câu 39: Cho lăng kính có góc chiết quang A đặt trong không khí. Chiếu chùm tia sáng đơn sắc màu lục theo phương vuông góc mặt bên thứ nhất thì tia ló ra khỏi lăng kính nằm sát mặt bên thứ hai. Nếu chiếu tia sáng gồm 3 ánh sáng màu đơn sắc : cam, chàm, tím vào lăng kính theo phương như trên thì các tia ló ra khỏi lăng kính ở mặt bên thứ hai
A. chỉ có tia màu cam	B. gồm hai tia màu chàm và màu tím
C. chỉ có màu tím	D. gồm màu cam và màu chàm.
Câu 40: Cho đoạn mạch điện xoay chiều RLC mắc nối tiếp (L là cuộn cảm thuần). Đặt vào hai đầu đoạn mạch điện áp xoay chiều u = 220cos(ωt)V, trong đó tần số góc ω thay đổi được. Điều chỉnh giá trị của ω thì nhận thấy, khi ω = ω1 thì điện áp hiệu dụng giữa hai đầu tụ điện là 220 V, khi ω = 2ω1 thì điện áp hiệu dụng giữa hai đầu cuộn cảm là 220V. Khi ω = ωC thì điện áp hiệu dụng giữa hai đầu tụ điện đạt giá trị cực đại. Hỏi giá trị cực đại đó gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 227V	B. 295V	C. 120V	D. 280V
Câu 41: Đặt vào mạch R, L, C nối tiếp một điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng không đổi. Biết điện áp hiệu dụng ở hai đầu điện trở, cuộn cảm thuần, tụ điện của mạch là: 40V, 50V và 90V. Khi điện áp tức thời giữa hai đầu điện trở là 40 V và đang tăng thì điện áp tức thời giữa hai đầu mạch là
A. - 29,28 V.	B. - 80 V.	C. 109,28 V.	D. 81,96 V.
Câu 42: Đặt hiệu điện thế u = U0cos(100t) V, t tính bằng s vào haiđầu đoạn R, L, C mắc nối tiếp, cuộn dây thuần cảm. Trong đó U0, R, L không đổi, C có thể thay đổi được. Cho sơ đồ phụ thuộc của UC vào C như hình vẽ (lấy ). Giá trị của R là
	A. 120 Ω	B. 60 Ω	C. 50 Ω	D. 100 Ω
Câu 43: Cho mạch điện xoay chiều gồm điện trở thuần R không đổi, tụ điện có điện dụng C không đổi và cuộn cảm thuần có độ tự cảm thay đổi được mắc nối tiếp. Đặt vào hai đầu mạch hiệu điện thế xoay chiều u=120, trong đó thay đổi được. Cố định L=L1 thay đổi , thấy khi = 120 rad/s thì UL có giá trị cực đại khi đó UC=40 V. Sau đó cố định L=L2=2 L1 thay đổi , giá trị của để UL có giá trị cực đại là:
A. 40Rad/s	B. 100Rad/s	C. 120 Rad/s	D. 60 Rad/s
Câu 44: Để tăng cường sức mạnh hải quân, Việt Nam đã đặt mua của Nga 6 tàu ngầm hiện đại lớp ki-lô: HQ – 182 Hà Nội, HQ – 183 Hồ Chí Minh, Trong đó HQ – 182 Hà Nội có công suất của động cơ là 4400 kW chạy bằng điêzen – điện. Nếu động cơ trên dùng năng lượng phân hạch của hạt nhân 235U với hiệu suất 20% và trung bình mỗi hạt 235U phân hạch tỏa ra năng lượng 200 MeV. Lấy NA = 6,023.1023. Coi trị số khối lượng nguyên tử tính theo u bằng số khối của nó. Thời gian tiêu thụ hết 0,5 kg 235U là
A. 19,9 ngày	B. 21,6 ngày	C. 18,6 ngày	D. 20,1 ngày
Câu 45: Một con lắc đơn gồm quả cầu nhỏ khối lượng 250 g mang điện tích 10-7 C được treo vào sợi dây mảnh cách điện có chiều dài 90 cm trong điện trường đều nằm ngang có cường độ E = 2.106 V/m. Khi quả cầu đang nằm yên ở vị trí cân bằng, người ta đột ngột đổi chiều điện trường thì con lắc dao động điều hòa. Lấy g = 10 m/s2. Tốc độ cực đại của quả cầu sau khi đổi chiều điện trường có giá trị gần bằng
A. 55 cm/s	B. 48 cm/s	C. 24 cm/s	D. 40 cm/s
Câu 46: Một máy biến áp lý tưởng có tổng số vòng dây của cuôn sơ cấp và cuộn thứ cấp là 2200 vòng. Đặt vào hai đầu cuộn sơ cấp điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng là 200 V và nối hai đầu cuộn thứ cấp với đoạn mạch mắc nối tiếp gồm điện trở thuần, cuộn cảm thuần và tụ điện có điện dung C thay đổi. Làm thay đổi điện dung C đến một giá trị nhất định thì thấy điện áp hiệu dụng hai đầu điện trở thuần có giá trị cực đại bằng 20 V. Số vòng dây của cuộn sơ cấp là
A. 1800.	B. 1000.	C. 1500.	D. 2000.
Câu 47: Một mạch dao động điện từ gồm cuộn dây thuần cảm và hai tụ điện mắc nối tiếp C1 = 2C2 = 3μF. Biết hiệu điện thế trên tụ C2 và cường độ dòng điện đi qua cuộn dây ở thời điểm t1 và t2 có giá trị tương ứng là:V; 1,5mA và V; 1,5mA. Tính độ tự cảm L của cuộn dây.
A. 3H	B. 0,3H	C. 1H	D. 0,1H
Câu 48: Một con lắc lò xo gồm lò xo nhẹ có độ cứng 100 N/m và vật nhỏ khối lượng m = 1 kg được đặt trên giá đỡ cố định nằm ngang dọc theo trục lò xo, hệ số ma sát trượt giữa giá đỡ và vật nhỏ là 0,1. Vật được tích điện q = +2.10-5C đặt trong điện trường đều nằm ngang có chiều cùng với chiều dương từ M đến O (Tại M lò xo nén 10 cm, tại O lò xo không biến dạng), có độ lớn 5.104 V/m. Ban đầu giữ vật ở M rồi buông nhẹ để con lắc dao động. Lấy g = 10 m/s2. Tốc độ lớn nhất vật nhỏ đạt được khi dao động ngược chiều dương là:
A. 20 cm/s.	B. 40 cm/s.	C. 100 cm/s.	D. 80 cm/s.
Câu 49: Một con lắc lò xo gồm lò xo có độ cứng k = 100N/m, một đầu cố định một đầu gắn vật nhỏ m có thể chuyển động không ma sát trên mặt phẳng nằm ngang. Vật đang nằm yên ở vị trí cân bằng, thì người ta tác dụng lên vật một lực không đổi, có độ lớn F = 4N, hướng theo trục của lò xo. Kể từ lúc tác dụng lực F, thời điểm mà gia tốc đổi chiều lần thứ 2016 là 1007,75s. Tốc độ cực đại của vật là
A. 12π cm/s.	B. 8π cm/s.	C. 16π cm/s.	D. 4π cm/s.
Câu 50: Bốn điểm O, A, B, C cùng nằm trên một nửa đường tròn bán kính R sao cho AB = BC =R. Tại O đặt nguồn điểm phát sóng âm đẳng hướng ra không gian, coi môi trường không hấp thụ âm. Mức cường độ âm tại A là 24,05 (dB) và tại C là 18,03 (dB). Mức cường độ âm tại B xấp xỉ bằng
A. 19,28dB	B. 21,76 dB	C. 20,39dB	D. 22,68 dB
-----------------------------------------------
----------- HẾT ----------

Tài liệu đính kèm:

  • docFile_Word_de_thi_thu_lan_3_nhom_LED_Home.doc