Kì thi học sinh giỏi cấp tỉnh năm học: 2014 – 2015 môn thi: Địa lí lớp 9 – thcs thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian phát đề)

doc 5 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 800Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kì thi học sinh giỏi cấp tỉnh năm học: 2014 – 2015 môn thi: Địa lí lớp 9 – thcs thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian phát đề)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kì thi học sinh giỏi cấp tỉnh năm học: 2014 – 2015 môn thi: Địa lí lớp 9 – thcs thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian phát đề)
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ
Số báo danh
.
........................
ĐỀ CHÍNH THỨC
KÌ THI HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH
Năm học: 2014 – 2015
Môn thi: Địa lí
Lớp 9 – THCS
Ngày thi: 25/03/2015
Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian phát đề)
 	 Đề thi có 01 trang, gồm 06 câu.
Câu I (2,0 điểm)
1. Nêu hệ quả vận động tự quay quanh trục của Trái Đất.
2. Giải thích tại sao có hiện tượng mùa trên Trái Đất.
Câu II (2,0 điểm)
Trình bày biểu hiện của khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm nước ta. Giải thích tại sao khí hậu nước ta lại có tính chất nhiệt đới?
Câu III (2,0 điểm)
Chứng minh phân bố dân cư chưa hợp lí ở khu vực đồng bằng và trung du miền núi nước ta. Tại sao Tây Bắc có mật độ dân số thấp nhất cả nước?
Câu IV (3,5 điểm)
1. Cho biết ngành công nghiệp nào chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp ở nước ta? Nhận xét về sự phân bố của ngành công nghiệp đó.
2. Trình bày ý nghĩa việc phát triển ngành du lịch nước ta. Nêu các điểm du lịch chủ yếu của tỉnh Thanh Hóa. 
Câu V (4,5 điểm)
1. Phân tích những thuận lợi về điều kiện tự nhiên để phát triển cây công nghiệp ở Tây Nguyên.
2. Dựa vào Atlats Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, em hãy: Trình bày các sản phẩm nông nghiệp chính của vùng Bắc Trung Bộ. Kể tên một số huyện có sản lượng lúa và thủy sản lớn ở Thanh Hóa.
Câu VI (6,0 điểm) Cho bảng số liệu sau:
Giá trị sản xuất nông nghiệp của nước ta theo giá thực tế phân theo ngành
 (Đơn vị: tỉ đồng)
Năm
Tổng số
Trồng trọt
Chăn nuôi
Dịch vụ
2000
129087,9
101043,7
24907,6
3136,6
2005
183213,6
134754,5
45096,8
3362,3
2008
377238,6
269337,6
102200,9
5700,1
2010
528738,9
390767,9
129679,0
8292,0
1. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp phân theo ngành của nước ta giai đoạn 2000 - 2010.
2. Dựa vào biểu đồ đã vẽ, hãy nhận xét và giải thích sự chuyển dịch đó.
	.......................................Hết....................................
Thí sinh được sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam của Nhà xuất bản Giáo dục từ 2009 đến nay.
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ
ĐỀ CHÍNH THỨC
HƯỚNG DẪN CHẤM
KÌ THI HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH
Năm học: 2014 – 2015
Môn thi: Địa lí
Lớp 9 - THCS
Ngày thi: 25/03/2015
Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian phát đề)
 	Hướng dẫn chấm có 04 trang, gồm 06 câu.
Câu
Ý
Nội dung
Điểm
I
2,0
1
Nêu hệ quả vận động tự quay quanh trục của Trái Đất:
1,0
- Sự luân phiên ngày đêm và giờ trên Trái Đất.
- Sự lệch hướng chuyển động của các vật thể...
0,5
0,5
2
Giải thích tại sao có hiện tượng mùa trên Trái Đất:
1,0
- Trái Đất hình cầu.
- Trục Trái Đất nghiêng và không đổi phương trong quá trình chuyển động
0,5
0,5
II
2,0
1
Trình bày biểu hiện của khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm ở nước ta:
1,5
- Tính chất nhiệt đới:
+ Tổng bức xạ và số giờ nắng trong năm (dẫn chứng)
+ Nhiệt độ trung bình năm (dẫn chứng)
+ Cân bằng bức xạ dương quanh năm.
- Tính chất ẩm:
+ Lượng mưa lớn (dẫn chứng)
+ Độ ẩm không khí cao (dẫn chứng)
- Gió mùa:
+ Trong năm được chia thành 2 mùa rõ rệt, phù hợp với 2 mùa gió: mùa đông lạnh khô với gió mùa đông bắc và mùa hạ nóng ẩm với gió mùa tây nam.
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
2
Khí hậu nước ta có tính chất nhiệt đới vì:
0,5
- Vị trí nước ta nằm trong vùng nội chí tuyến.
- Phần lãnh thổ nước ta nhận được lượng bức xạ mặt trời lớn do góc nhập xạ lớn và mọi nơi trong năm đều có hai lần mặt trời lên thiên đỉnh.
0,25
0,25
III
2,0
1. 
Chứng minh phân bố dân cư chưa hợp lí ở khu vực đồng bằng và trung du miền núi nước ta:
1,0
- Dân cư tập trung đông đúc ở đồng bằng (dẫn chứng)
- Thưa thớt ở trung du và miền núi (dẫn chứng).
0,5
0,5
2
Tây Bắc có mật độ dân số thấp nhất cả nước vì: 
1,0
- Do điều kiện tự nhiên của vùng gặp nhiều khó khăn (địa hình, khí hậu,...).
- Do điều kiện kinh tế - xã hội còn chậm phát triển...
0,5
0,5
IV
3,5
1
Cho biết ngành công nghiệp nào chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp ở nước ta? Nhận xét về sự phân bố của ngành công nghiệp đó.
1,5
a
Ngành công nghiệp chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp ở nước ta:
- Ngành công nghiệp chế biến lương thực - thực phẩm, chiếm 24,4% năm 2002 (theo Atlats Địa lí Việt Nam là 23,7% năm 2007)
0,5
b
Nhận xét về sự phân bố của ngành công nghiệp chế biến lương thực - thực phẩm:
- Phân bố rộng khắp cả nước.
- Tập trung nhất là ở Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng, Biên Hòa, Đà Nẵng.
0,5
0,5
2
Trình bày ý nghĩa việc phát triển ngành du lịch ở nước ta. Nêu các điểm du lịch chủ yếu của tỉnh Thanh Hóa. 
2,0
a
Ý nghĩa việc phát triển ngành du lịch ở nước ta:
1,0
- Khẳng định vị thế của ngành trong cơ cấu kinh tế cả nước.
- Góp phần mở rộng giao lưu giữa nước ta với các nước trên thế giới.
- Góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập, nâng cao chất lượng cuộc sống.
- Khai thác và sử dụng có hiệu quả các tài nguyên du lịch (tự nhiên, nhân văn,...)
0,25
0,25
0,25
0,25
b
Các điểm du lịch chủ yếu của tỉnh Thanh Hóa.
1,0
- Du lịch tự nhiên: Vườn quốc gia Bến En (Như Thanh); Suối cá thần (Cẩm Thủy); Động Bích Đào (Nga Sơn); Bãi biển Sầm Sơn (Thị xã Sầm Sơn), Hải Tiến (Hoằng Hóa), Hải Hòa (Tĩnh Gia);....
- Du lịch nhân văn: Thành Nhà Hồ (Vĩnh Lộc); Di tích Lam Kinh (Thọ Xuân); Lễ hội Cầu ngư (Sầm Sơn); Làng nghề chiếu cói (Nga Sơn), Đúc đồng (Đông Sơn), .....
(Lưu ý: Trường hợp thí sinh nêu được 10 điểm du lịch trở lên cho điểm tối đa; nếu nêu từ 5 - 9 điểm du lịch cho 0,5 điểm; còn nêu từ 1- 4 điểm du lịch cho 0,25 điểm)
0,5
0,5
V
4,5
1
Phân tích những thuận lợi về điều kiện tự nhiên để phát triển cây công nghiệp ở Tây Nguyên.
2,0
- Địa hình gồm các hệ thống núi và cao nguyên xếp tầng thuộc dãy Trường Sơn Nam, có nhiều mặt bằng rộng thuận lợi để hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp tập trung.
- Vùng có diện tích đất đỏ Ba dan rộng lớn nhất cả nước (1,8 tiệu ha, có tầng phong hóa dầy, màu mỡ, tơi xốp, dễ khai thác, phân bố tập trung, thuận lợi phát triển các vùng chuyên canh cây công nghiệp theo quy mô lớn. Diện tích là 1,36 triệu ha chiếm 66% cả nước.
- Khí hậu có tính chất cận xích đạo, có sự phân hóa theo mùa và theo độ cao.
+ Theo mùa: có một mùa mưa và một mùa khô kéo dài, mùa mưa cung cấp lượng nước tưới lớn, mùa khô thuận lợi cho phơi sấy bảo quản cây công nghiệp.
 + Theo độ cao: Dưới 500m khô nóng; trên 500m nhất là trên 1000m khí hậu mát mẻ, thuận lợi cho phát triển cả cây công nghiệp nhiệt đới lẫn cận nhiệt đới.
- Nguồn nước ngầm phong phú, tuy ở sâu nhưng rất quan trọng cho sự phát triển cây công nghiệp mùa khô.
0,5
0,5
0,5
0,25
0,25
0,5
2
Trình bày các sản phẩm nông nghiệp chính của vùng Bắc Trung Bộ. Kể tên một số huyện có sản lượng lúa lớn ở Thanh Hóa.
2,0
a
Các sản phẩm nông nghiệp chính của vùng Bắc Trung Bộ:
1,0
- Cây công nghiệp hàng năm (lạc, mía, thuốc lá...)
- Cây công nghiệp lâu năm (cà phê, cao su).
- Chăn nuôi (trâu, bò lấy thịt)
- Nuôi trồng thủy sản nước mặn, nước lợ)
0,25
0,25
0,25
0,25
b
Kể tên một số huyện có sản lượng lúa và thủy sản lớn ở Thanh Hóa:
1,0
- Các huyện có sản lượng lúa lớn: Thiệu Hóa, Yên Định, Đông Sơn, Hoằng Hóa, Hậu Lộc, Nga Sơn, Quảng Xương, Triệu Sơn,....
- Các huyện có sản lượng thủy sản lớn: Hậu Lộc, Tĩnh Gia, Thị Xã Sẩm sơn, Hoằng Hóa, Quảng Xương.
 (Lưu ý: Trường hợp thí sinh nêu được 5 huyện có sản lượng lúa và sản lượng thủy sản lớn trở lên cho điểm tối đa; nếu dưới 5 huyện cho 0,5 điểm).
0,5
0,5
VI
6,0
1
Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp phân theo ngành của nước ta giai đoạn 2000 - 2010.
3,0
- Xử lí số liệu: 
 Cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp của nước ta theo giá thực tế phân theo ngành (Đơn vị: %)
Năm
Tổng số
Chia ra
Trồng trọt
Chăn nuôi
Dịch vụ
2000
100,0
78,3
19,3
2,4
2005
100,0
73,6
24,6
1,8
2008
100,0
71,4
27,1
1,5
2010
100,0
73,9
24,5
1,6
- Vẽ biểu đồ:
+ Biểu đồ miền. Có thể tham khảo biểu đồ sau:
Biểu đồ thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp phân theo ngành của nước ta giai đoạn 2000 - 2010
+ Yêu cầu: Chính xác khoảng cách năm, có tên biểu đồ, đơn vị, chú giải, số liệu ghi trên biểu đồ.
- Lưu ý:
+ Vẽ biểu đồ khác: không cho điểm.
+ Nếu thiếu 1 trong các yêu cầu trên thì trừ 0,25 điểm/yêu cầu
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,5
0,25
2
Nhận xét và giải thích sự chuyển dịch:
3,0
a
Nhận xét:
2,0
- Cơ cấu ngành nông nghiệp ở nước ta đang có sự chuyển dịch, nhưng vẫn còn bất hợp lí:
+ Ngành trồng trọt chiếm tỉ trọng lớn và có xu hướng giảm (dẫn chứng)
+ Chăn nuôi chiếm tỉ trọng nhỏ và đang có xu hướng tăng (dẫn chứng)
+ Dịch vụ chiếm tỉ trọng rất nhỏ và không ổn định (dẫn chứng)
0,5
0,5
0,5
0,5
b
Giải thích:
1,0
- Sự chuyển dịch trên là do tác động của đường lối đổi mới.
- Việc tổ chức lại sản xuất, đa dạng hóa nông nghiệp để đáp ứng nhu cấu thị trường... 
0,5
0,5
Tổng
Câu I + Câu II + Câu III + Câu IV + Câu V + Câu VI
20,0

Tài liệu đính kèm:

  • docDe_Thi_HS_gioi_huyen.doc