TRƯỜNG THCS NGUYỄN VIỆT HÙNG KÌ THI HỌC KỲ II NĂM HỌC 2015-2016 ĐỀ A MÔN : SINH HỌC 6 THỜI GIAN LÀM BÀI: 60 PHÚT (không kể thời gian phát đề) I.PHẦN TRẮC NGHIỆM: ( 3 điểm ) Học sinh chọn câu trả lời đúng nhất, mỗi câu 0.25 điểm. Câu 1: Trong các hoa sau đây hoa nào là hoa đơn tính? A. Hoa cải B. Hoa bưởi C. Hoa mận D. Hoa mướp Câu 2: Đặc điểm nào sau đây không phải của hoa thụ phấn nhờ gió? A. Chỉ nhị dài B. Hoa thường tập trung ở ngọn cây C. Hoa có màu sắc sặc sở, hương thơm D. Bao hoa thường tiêu giảm Câu 3: Thụ phấn là hiện tượng : A. Nhụy dính vào bao phấn B. Hạt phấn tiếp xúc với đầu nhụy C. Hạt phấn chuyển đi D. Hạt phấn rơi xuống Câu 4: Trong các nhóm quả sau, nhóm nào gồm toàn quả khô? A. Quả cải, quả đậu xanh, quả trâm bầu B. Quả đậu bắp, quả chanh, quả thìa là C. Quả chò, quả đậu Hà Lan, quả cà D. Quả đu đủ, quả cải, quả mơ Câu 5: Dựa vào đặc điểm của vỏ quả, có thể chia quả thành hai nhóm chinh là: A. Quả khô và quả thịt B. Quả khô và quả mọng C. Quả thịt và quả mọng D. Quả mọng và quả hạch Câu 6: Vì sao nói Tảo là thực vật bậc thấp? A. Có cấu tạo đơn bào B. Chưa phân rễ, thân, lá. C. Sống ở nước D. Có cấu tạo đa bào Câu 7: Đặc điểm sinh sản của rêu : A. Sinh sản bằng hạt B. Sinh sản sinh dưỡng bằng thân C. Sinh sản bằng bào tử D. Sinh sản sinh dưỡng bằng rễ Câu 8: Để nhận biết 1 cây thuộc ngành Dương xỉ có thể dựa vào đặc điểm nào? A. Thân nằm dưới đất B. Đếm số lượng cành C. Rễ chùm D. Lá non cuộn tròn ở đầu Câu 9: Cây nào sau đây có hại cho sức khỏe con người (Nếu ta sử dụng chúng không đúng cách)? A. Cây trắc B. Cây thông đỏ C. Cây cần sa D. Cây tam thất Câu 10: Câu nào sâu đây không đúng khi nói về thực vật? A. Thực vật góp phần làm giảm ô nhiễm môi trường B. Thực vật hút nước và muối khoáng hoa tan làm giảm nguồn nước ngầm C. Thực vật giúp giữ đất chống xói mòn, giúp điều hòa khí hậu D. Thực vật góp phần hạn chế ngập lục, hạn hán Câu 11: Vi khuẩn dinh dưỡng bằng cách nào? A. Tự dưỡng B. Dị dưỡng C. Dị dưỡng, một số ít có khả năng tự dưỡng D. Tự dưỡng và dị dưỡng Câu 12: Đặc điểm đặc trưng của cây Hạt kín là? A. Có rễ, thân, lá thật sự B. Lá đa dạng C. Có sự sinh sản bằng hạt D. Có hoa, quả, hạt nằm trong quả II.PHẦN TỰ LUẬN: ( 7 điểm) Câu 1: Quả và hạt có những cách phát tán nào? Nêu đặc điểm thích nghi với các cách phát tán trên của quả và hạt, ví dụ minh họa. ( 3 điểm ) Câu 2: So sánh cơ quan sinh dưỡng của cây rêu và cây dương xỉ, cây nào có cấu tạo phức tạp hơn? ( 2 điểm ) Câu 3: Nêu những điểm giống nhau và khác nhau của hạt cây Hai lá mầm và hạt cây Một lá mầm. ( 2 điểm ) ( GV có thể đổi câu hỏi khác cho câu 2 hoặc câu 3) ---Hết--- TRƯỜNG THCS NGUYỄN VIỆT HÙNG HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN SINH HỌC 6 ĐỀ A HỌC KỲ II NĂM HỌC 2015-2016 I.PHẦN TRẮC NGHIỆM: ( 3 điểm ) Học sinh chọn câu trả lời đúng nhất, mỗi câu 0.25 điểm. CÂU HỎI 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 CÂU ĐÚNG D C B A A B C D C B C D II.PHẦN TỰ LUẬN: ( 7 điểm) Câu 1: ( 3 điểm ) *Các cách phát tán của quả và hạt: Nhờ gió, nhờ động vât, tự phát tán. Ngoài ra còn có một vài cách phát tán khác: nhờ nước, nhờ con người, ( 1 điểm ) Đặc điểm thích nghi: -Nhờ gió: nhẹ, có cánh hoặc có túm lông (quả chò, quả bồ công anh,) (0.75 điểm) -Nhờ động vật: có gai móc, lông cứng hoặc quả và hạt động vật thường ăn (ké đầu ngựa, hạt thông,) (0.75 điểm) -Tự phát tán: vỏ quả khi chín tự tách hoặc mở để hạt rơi ra ngoài (quả đậu, quả cải,) ( 0.5 điểm ) Câu 2: ( 2 điểm ) Rêu (0.75điểm) Dương xỉ (0.75điểm) -Chưa có rễ chính thức -Thân nhỏ không phân nhánh -Thân và lá chưa có mạch dẫn -Rễ chính thức -Lá non cuộn tròn lại ở đầu -Thân và lá có mạch dẫn =>Dương xỉ có cấu tạo phức tạp hơn (0.5điểm) Câu 3: ( 2 điểm ) *Giống nhau: Có vỏ và phôi (1 điểm) *Khác nhau: Hạt cây Hai lá mầm (0.5điểm) Hạt cây Một lá mầm (0.5điểm) -Lá mầm chứa chất dinh dưỡng dự trữ -Phôi có hai lá mầm -Phôi nhũ chứa chất dinh dưỡng dự trữ -Phôi có một lá mầm ---Hết---
Tài liệu đính kèm: