Đề kiểm tra 45 phút môn Sinh học 6

doc 6 trang Người đăng tuanhung Lượt xem 1225Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra 45 phút môn Sinh học 6", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra 45 phút môn Sinh học 6
ĐỀ KIỂM TRA 45 PHÚT MÔN SINH HỌC 6
Họ và tên giáo viên: Nguyễn Thị Thu Huyền.
Trường THCS Nam Đào.
Nội dung đề kiểm tra:
Câu 1 : Hãy phân biệt rễ cọc và rễ chùm. Kể tên 3 cây có loại rễ cọc - 3 cây có loại rễ chùm : (3đ )
Câu 2 : Thân cây gồm những bộ phận nào ? ( 2đ )
Câu 3 : Thân dài ra do đâu ? ( 2đ )
Câu 4 : Thân to ra do đâu ? ( 2đ ) 
Câu 5 : Mạch rây có chức năng gì ?( 1đ ) 
Câu 6*: Người ta chặt cây gỗ xoan rồi ngâm xuống ao , sau một thời gian vớt lên , có hiện tượng phần bên ngoài của thân bong ra nhiều lớp mỏng , còn phần trong cứng chắc.Em hãy giải thích ? (0.5đ )
ĐÁP ÁN –THANG ĐIỂM 
Câu 1 : Học sinh lấy được nhiều ví dụ khác nhau ( Mỗi ý đúng 0.5đ )
Câu 2 : Thân cây gồm : Thân chính , cành , chồi nách và chồi ngọn . ( 2đ )
Câu 3 : Thân cây dài ra do sự phân chia tế bào ở mô phân sinh ngọn . ( 2đ )
Câu 4 : Thân cây gỗ to ra do sự phân chia các tế bào mô phân sinh ở tầng sinh vỏ và tầng sinh trụ . ( 2đ )
Câu 5 : Các chất hữu cơ trong cây được vận chuyển nhờ mạch rây . (1đ 6B-F,0.5đ 6A )
Câu 6*: Phần bong ra là dác ( Dác gỗ mềm ) , phần cứng chắc là ròng ( Ròng là phần gỗ già cứng sử dụng rất tốt ) .(0.5đ)
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I MÔN SINH HỌC 6
Họ và tên giáo viên: Nguyễn Thị Thu Huyền.
Trường THCS Nam Đào.
Nội dung đề kiểm tra:
I. TRẮC NGHIỆM: (2điểm)
 Câu 1: ( 1 điểm) Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng
1. Thành phần chủ yếu của tế bào thực vật gồm:
A. Màng sinh chất, nhân, không bào và lục lạp.
B. Màng sinh chất, chất tế bào, nhân và lục lạp.
C. Vách tế bào, màng sinh chất, chất tế bào, nhân, không bào.
2. Tế bào ở bộ phân nào của cây có khả năng phân chia ?
A. Tất cả các bộ phận của cây
B. Chỉ ở mô phân sinh
C. Chỉ phần ngọn của cây. 
Câu 2: ( 1 điểm). Chọn từ thích hợp trong các từ: sinh dưỡng, rễ củ, độ ẩm, lá điền vào chỗ trống trong các câu dưới đây để có khái niệm về sinh sản sinh dưỡng tự nhiên.
Từ các phần khác nhau của cơ quan sinh dưỡng ở một số cây như: thân rễ, (a)..................... thân bò, (b)......................có thể phát triển thành cây mới, trong điều kiện có (c)..................... Khả năng tạo thành cây mới từ những cơ quan (d)......................được gọi là sinh sản sinh dưỡng tự nhiên.
II. TỰ LUẬN (8 điểm)
Câu 3: ( 1,5 điểm). Phân biệt rễ cọc và rễ chùm ? Mỗi loại rễ cho một ví dụ minh họa ? 
Câu 4: ( 2,5 điểm). Trình bày cấu tạo ngoài của thân ? Giải thích tại sao những cây lấy gỗ người ta thường tỉa cành, những cây ăn quả thường bấm ngọn ? 
Câu 5: (3 điểm). Hiện tượng quang hợp đã cung cấp chất khí nào để duy trì sự sống ? Viết sơ đồ hiện tượng quang hợp của cây? Em cần làm gì để góp phần làm cho môi trường trong lành hơn?
Câu 6: (1 điểm) Căn cứ vào đặc điểm nào để phân biệt hoa lưỡng tính và hoa đơn tính? Hãy lấy ví dụ 2 loại hoa lưỡng tính, 2 loại hoa đơn tính ?
ĐÁP ÁN- BIỂU ĐIỂM
Câu
Đáp án
Điểm
I. TRẮC NGHIỆM ( 2 điểm)
1
1
C
0,5
2
A
0,5
Câu 2
(a) lá
0,25
(b) Rễ củ
0,25
(c) Độ ẩm
0,25
(d) Sinh dưỡng
0,25
 II. TỰ LUẬN ( 8 điểm)
Câu 3
- Rễ cọc: Có một rễ chính to, khỏe; xung quanh mọc nhiều rễ con
0,5
+ Ví dụ: cây mit...
0,25
- Rễ chùm: Các rễ to dài gần bằng nhau mọc ra từ gốc của thân 
0,5
và tạo thành chùm 
+ Ví dụ: Cây lúa
0,25
Câu 4
* Cấu tạo ngoài của thân:
- Thân chính, cành
0,25
- Chồi ngọn, chồi nách
0,25
* Giải thích 
+ Những cây lấy gỗ thường tỉa cành vì: Tỉa cành để chất dinh 
1
dưỡng tập trung nuôi thân để thân phát triển cho cây cao lên 
giúp ta thu hoạch gỗ và vỏ cây. 
+ Những cây lấy quả thường bấm ngọn vì: Khi bấm ngọn cây 
1
không lên cao, làm cho chất dinh dưỡng tập trung cho chồi hoa 
phát triển, làm cho chất dinh dưỡng tập trung cho các cành 
còn lại phát triển đem lại năng suất cao
Câu 5
* Trong quá trình quang hợp cây đã nhả ra khí oxi để duy trì sự sống. 
0,5
*Sơ đồ hiện tượng quang hợp của cây:
0,5
Nước + Khí cacbônic Tinh bột + Khí ôxi
(rễ hút từ đất) (lá lấy từ không khí) chất diệp lục (trong lá) (lá nhả ra ngoài môi trường)
* Các công việc em có thể làm để góp phần làm cho môi trường 
0,5
trong lành hơn: - Không vứt rác thải bừa bãi
- Không ngắt lá, bẻ cành của cây xanh
0,5
- Tham gia trồng, chăm sóc cây xanh tại gia đình, địa phương,..
0,5
- Phê phán, ngăn chặn các hiện tượng bẻ cành,chặt cây, phá rừng
0,5
bừa bãi làm ảnh hưởng đến môi trường khí hậu. 
Câu 6
- Căn cứ vòa bộ phận sinh sản chủ yếu của hoa:
0,5
+ Hoa đơn tính: hoa dưa chuột, hoa bí
0,25
+ Hoa lưỡng tính: hoa cải, hoa bưởi
0,25
ĐỀ KIỂM TRA 45 PHÚT MÔN SINH HỌC 6
Họ và tên giáo viên: Nguyễn Thị Thu Huyền.
Trường THCS Nam Đào.
Nội dung đề kiểm tra:
Câu 1 : Thụ phấn là gì ? Phân biệt hoa tự thụ phấn và hoa giao phấn ?
 Mỗi loại cho 1 ví dụ ?( 3đ )
Câu 2: Thụ tinh là gì ? Sau khi thụ tinh các bộ phận của hoa biến đổi như thế nào ? ( 3đ )
Câu 3 : So sánh cơ quan sinh dưỡng của cây rêu với cây dương xỉ ?(1,5đ)
Câu 4: (2,5đ) Nêu cấu tạo cơ quan sinh sản của cây thông? Tại sao cây thông lại được xếp vào nhóm hạt trần?
* Đáp án – Thang điểm 
 PHẦN TỰ LUẬN: (10 điểm) 
( 3 đ) 
Khái niệm Thụ phấn 	1 đ 
Phân biệt hoa tự thụ phấn và hoa giao phấn: mỗi ý đúng 	1 đ
( 3 đ) 
 + Khái niệm Thụ tinh ...1.5 đ
 + Sự biến đổi các bộ phận sau khi thụ tinh ; mỗi ý đúng 	.0.5 đ 
 (1,5 đ) So sánh cây rêu và cây dương xỉ: 
So sánh được các đặc điểm: rễ, thân, lá 	1,5 đ 
 Câu 4. (2,5đ)
 + Nêu được đặc điểm cơ quan sinh sản của cây thông............................... (2đ)
 + Giải thích...............................................................................................(0,5đ)
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II MÔN SINH HỌC 6
Họ và tên giáo viên: Nguyễn Thị Thu Huyền.
Trường THCS Nam Đào.
Nội dung đề kiểm tra:
I.TRẮC NGHIỆM (3đ)
Câu 1(1đ):Hãy sắp xếp các quả (hạt) tương ứng với từng cách phát tán của chúng 
STT
Các cách phát tán
Tên quả
Ghi kết quả
1
Phát tán nhờ gió 
a.Quả bồ công anh 
b.Quả chi chi 
c.Quả đậu bắp 
d.Hạt hoa sữa
1..
2
Tự phát tán 
2..
Câu 2(1đ):Khoanh tròn vào đáp án đúng nhất ?
1.Những môi trường nào thuộc môi trường đặc biệt 
 a. Vùng đất lầy rừng ngập mặn b. Các sa mạc 
 c .Đất vùng cao nguyên d. Cả a,b 
2.Dựa vào đặc điểm hình thái của vỏ quả có thể chia quả thành các nhóm chính:
 a.Quả khô nẻ, quả khô không nẻ b. Quả mọng và quả hạch
 c. Quả khô và quả thịt	 c. Quả khô và quả mọng
 3.Hạt gồm các bộ phận như :
 a.Vỏ và chất dinh dưỡng b. Vỏ ,phôi và chất dinh dưỡng 
 c.Phôi và chất dinh dưỡng d. Vỏ và phôi 
4.Phôi của hạt gồm :
 a.Rễ mầm ,thân mầm ,lá mầm ,chồi mầm b.Rễ mầm và chồi mầm 
 c.Rễ mầm ,thân mầm ,lá mầm d.Thân mầm ,lá mầm 
Câu 3(1đ):Em hãy tự tìm những từ ,cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống thay cho các số 1,2,3 trong các câu sau sao cho phù hợp :
 Tảo là những sinh vật mà cơ thể gồm một hoặc nhiều ....(1)....,cấu tạo rất ...(2).......... ,có màu khác nhau và luôn luôn có .....(3)..................Hầu hết tảo sống ....(4)...........
II.TỰ LUẬN (7đ)
Câu1(2đ):Thế nào là quả khô? quả khô có mấy loại ?cho ví dụ ?
Câu 2( 2đ):Nuôi ong trong vườn cây ăn trái có lợi gì ? 
Câu 3(2đ) :So sánh rêu và cây có hoa ?
Câu 4(1đ):Cây xương rồng có đặc điểm gì giúp nó sống được ở vùng sa mạc?
C-ĐÁP ÁN –BIỂU ĐIỂM
Câu 
 Đáp án
ĐIỂM 
I.Phần trắc nghiệm
3đ
Câu 1
1a,d
2b,c
0.5đ
0.5đ
Câu 2
1
2
3
4
b
c
b
a
0.25đ
0.25đ
0.25đ
0.25đ
Câu 3
 Tế bào ,đơn giản chất diệp lục ,ở nước 
1đ
II.Tự luận 
7đ
Câu 1
Quả khô là loại qủa khi chín thì vỏ khô ,cứng ,mỏng 
Quả khô gồm có hai loại quả khô nẻ và quả khô không nẻ 
Quả khô nẻ :quả cải ,quả đậu xanh..... 
Quả khô không nẻ :quả chò ,quả thìa là ...
0.5đ
0.5đ
0.5đ
0.5đ
Câu 2
Nuôi ong trong vườn cây ăn trái vừa có lợi cho cây ,vừa có lợi cho con người .
Lợi cho cây :ong lấy phấn hoa sẽ giúp cho sự thụ phấn của hoa làm cho quả đậu nhiều hơn .
Lợi cho người :ong lấy được nhiều phấn và mật của hoa nên sẽ tạo được nhiều mật hơn ,tăng nguồn lợi về mật .
1đ
1đ
Câu3
Rêu
Cây có hoa
 - Sống ở nơi ẩm ướt,rễ giả 
- Thân và lá chưa có mạch dẫn 
- Chưa có hoa,quả ,hạt
- Sinh sản bằng bào tử 
- Môi trường sống phong phú, rễ thật 
- Thân và lá có mạch dẫn 
-Có hoa,quả ,hạt
- Sinh sản bằng hoa 
0.5đ
0.5đ
0.5đ
0.5đ
Câu 4
Cây xương rồng có lá biến thành gai và thân mọng nước giúp nó sống được ở vùng sa mạc
1đ

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_sinh_6.doc