Kì thi học kì II. Năm học: 2015 - 2016. Môn: Lịch sử 6 thời gian: 60 phút ( không kể thời gian phát đề)

doc 4 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 678Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kì thi học kì II. Năm học: 2015 - 2016. Môn: Lịch sử 6 thời gian: 60 phút ( không kể thời gian phát đề)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kì thi học kì II. Năm học: 2015 - 2016. Môn: Lịch sử 6 thời gian: 60 phút ( không kể thời gian phát đề)
PHÒNG GD- ĐT VŨNG LIÊM.	 KÌ THI HỌC KÌ II.
TRƯỜNG THCS TÂN QUỚI TRUNG.	Năm học: 2015-2016.
	 Môn: Lịch sử 6
	 Thời gian: 60 phút.
	 ( Không kể thời gian phát đề).
A. PHẦN TỰ CHỌN. ( 2 điểm) Học sinh chọn một trong hai câu hỏi sau để trả lời.
Câu 1.Trình bày diễn biến cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng ( năm 40)? ( 2 điểm).
Câu 2.Trình bày diễn biến cuộc khởi nghĩa Bà Triệu ( năm 248)? ( 2 điểm).
B. PHẦN BẮT BUỘC ( 8 điểm).
Câu 1. Sau khi giành độc lập Hai Bà Trưng đã làm gì? ( 3 điểm).
Câu 2. Vì sao Lý Nam Đế đặt tên nước là Vạn Xuân? (1 điểm).
Câu 3. Vì sao Triệu Quang Phục chọn Dạ Trạch làm căn cứ chống quân Lương xâm lược?
( 1,5 điểm).
Câu 4. Theo em sự thất bại của Lý Nam Đế có phải là sự sụp đổ của nước Vạn Xuân không? Vì sao?( 2,5 điểm).
	-------Hết--------------
PHÒNG GD- ĐT VŨNG LIÊM.	 KÌ THI HỌC KÌ II.
TRƯỜNG THCS TÂN QUỚI TRUNG	Môn: Lịch sử 6
	Năm học: 2015- 2016.
	ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM.
A. PHẦN TỰ CHỌN. ( 2 điểm) .
Câu 1.( 2 điểm). Diễn biến cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng ( năm 40):
- Mùa xuân năm 40 Hai Ba Trưng dựng cờ khởi nghĩa ở Hát Môn ( Hà Nội).
- Nghĩa quân nhanh chóng làm chủ Mê Linh rồi tiến xuống Cổ Loa và Luy Lâu
Câu 2.( 2 điểm). Diễn biến cuộc khởi nghĩa Bà Triệu năm 248:
- Năm 248, khởi nghĩa bùng nổ ở Phú Điền ( Hậu Lộ- Thanh Hóa)
- Bà Triệu lãnh đạo nghĩa quân đánh phá các thành ấp của quân Ngô ở quận Cửu Chân rồi đánh ra khắp Giao Châu.
B. PHẦN BẮT BUỘC ( 8 điểm).
Câu 1.( 3 điểm) Sau khi giành độc lập Hai Bà Trưng đã: 
- Trưng Trắc được suy tôn lên làm vua ( Trưng Vương) , đong đô ở Mê Linh.
- Phong chức tước cho những người có công.
- Cử các lạc tướng cai quản các huyện.
-Bãi bỏ luật pháp hà khắc.
- Xá thuế hai năm liền cho dân.
Câu 2..( 1 điểm) Lý Nam Đế đặt tên nước là Vạn Xuân:
Vì:- Mong muốn cho sự trường tồn của dân tộc, của đất nước.
 - Đất nước được hòa bình độc lập lâu dài, đất nươc Vạn mùa xuân.
Câu 3.(1,5 điểm)Triệu Quang Phục chọn Dạ Trạch làm căn cứ chống quân Lương xâm lược :
-Vì Dạ Trạch là vùng đầm lầy mênh mông, lau sậy um tùm, ở giữa có bãi đất khô ráo co thể ở được.
- Thực hiện lối đánh du kích, ngày ở ẩn, đêm tiến đánh quân Lương.
Câu 4.( 2,5 điểm). 
-Sự thất bại của Lý Nam Đế không phải là sự sụp đổ của nước Vạn Xuân.
- Vì: + Vì lực lượng của nhà Lý còn ở Thanh Hóa.
 + Khi lui về Hồ Điển Triệt, Lý Nam Đế giao quân lại cho Triệu Quang Phục. 
 + Triệu Quang Phục tiếp tục lãnh đạo nhân dân phản công đánh tan quân xâm lược.
- Cuộc kháng chiến kết thúc thắng lợi.
PHÒNG GD- ĐT VŨNG LIÊM.	 KÌ THI HỌC KÌ II.
TRƯỜNG THCS TÂN QUỚI TRUNG.	Năm học: 2015-2016.
	 Môn: Lịch sử 6
	 Thời gian: 60 phút.
	 ( Không kể thời gian phát đề).
A. PHẦN TỰ CHỌN. ( 2 điểm) Học sinh chọn một trong hai câu hỏi sau để trả lời.
Câu 1. Trình bày diễn biến cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng ( năm 40)? (2 điểm).
Câu 2.Theo em, việc chính quyền đô hộ mở một số trường học ở nước ta nhằm mục đích gì?( 2 điểm)
B. PHẦN BẮT BUỘC ( 8 điểm).
Câu 1. Tình hình kinh tế nước ta từ thế kỉ I đến thế kỉ VI có gì thay đổi. ( 2 điểm)
Câu 2. Vì sao nói, chính sách đồng hóa cùa các triều đại phong kiến Trung Quốc là chính sách thâm hiểm nhất? ( 2 điểm).
Câu 3. Theo em, chính sách bóc lột của nhà Đường có gì khác so với các thời kì trước?
( 1,5 điểm).
Câu 4. Nền văn hóa của người Chăm có những nét đặc sắc gì?( 2,5 điểm)
	-------Hết--------
PHÒNG GD- ĐT VŨNG LIÊM.	 KÌ THI HỌC KÌ II.
TRƯỜNG THCS TÂN QUỚI TRUNG	Môn: Lịch sử 6
	Năm học: 2015- 2016.
	ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM. 
A. PHẦN TỰ CHỌN. ( 2 điểm) .
Câu 1.( 2 điểm).Diễn biến cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng ( năm 40):
- Mùa xuân năm 40 Hai Ba Trưng dựng cờ khởi nghĩa ở Hát Môn ( Hà Nội).
- Nghĩa quân nhanh chóng làm chủ Mê Linh rồi tiến xuống Cổ Loa và Luy Lâu.
Câu 2.(2 điểm).Việc chính quyền đô hộ mở một số trường học ở nước ta nhằm mục đích :
-Đào tạo tay sai phục vụ cho chính quyền đô hộ.
-Tuyên truyền luật lệ, phong tục tập quán của người Hán.
-Tuyên truyền tôn giáo.
-> Đồng hóa dân ta.
B. PHẦN BẮT BUỘC ( 8 điểm).
Câu 1 ( 2 điểm).Tình hình kinh tế nước ta từ thế kỉ I đến thế kỉ VI :
-Nhà Hán nắm độc quyền về săt.
-Tuy bị kìm hãm, nhưng nghề sắt vẫn phát triển.
- Dùng trâu bò để cày bừa.
- Trồng lúa hai vụ một năm, biết trồng cây ăn quả.
-Nghề gốm,dệt vải cũng rất phát triển.
- Các sản phẩm nông nghiệp, thủ công được đem trao đổi buôn bán ở các chợ.
Câu 2..( 2 điểm) Chính sách đồng hóa cùa các triều đại phong kiến Trung Quốc là chính sách thâm hiểm nhất:
Vì:- Đưa người Hán sang ở lẫn với dân ta.
Bắt dân ta theo phong tục, tập quán của người Hán.
-Bắt dân ta học tiếng Hán.
-Muốn xóa bỏ nền văn hóa của tổ tiên ta, xóa tên nước ta trên bản đồ thế giới, biến nước ta thành quân, huyện của Trung Quốc.
Câu 3.(1,5 điểm) Chính sách bóc lột của nhà Đường có gì khác so với các thời kì trước:
- Chia lại khu vực hành chính, đặt tên mới.
-Bắt dân ta cống nạp những sản vật quý.
-Đặt ra nhiều thứ thuế.
Câu 4.(2,5 điểm)Nền văn hóa của người Chăm có những nét đặc sắc :
- Có chữ viết riêng, bắt nguồn từ Phạn.
-Họ theo đạo Bà La Môn và đạo Phật.
- Có tục hỏa tang người chết.
-Ở nhà sàn.
-Họ sáng tạo ra một nền nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc độc đáo.

Tài liệu đính kèm:

  • docKT HKII_Su 6(15-16).doc