Kì thi học kì I môn: Sinh học 7 Trường THCS Thái Bình

doc 7 trang Người đăng tuanhung Lượt xem 1044Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kì thi học kì I môn: Sinh học 7 Trường THCS Thái Bình", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kì thi học kì I môn: Sinh học 7 Trường THCS Thái Bình
PGD&ĐT Châu Thành 	
Trường THCS Thái Bình 
KÌ THI HỌC KÌ I Năm học 2015 - 2016
MÔN: SINH HỌC 7 
Thời gian: 45 phút
ÑEÀ 1
Câu 1: Nêu tập tính bắt mồi và tiêu hóa mồi ở nhện? (3đ)
Câu 2: Cành san hô thường dùng trang trí là bộ phận nào của cơ thể chúng? (0,5đ)
Câu 3: Kể tên một số đại diện của ngành giun tròn và nêu hình dạng cấu tạo ngoài, nơi sống, lối sống, con đường xâm nhập vào cơ thể người và động vật? (3đ)
Câu 4: Ở nước ta, điều tra thấy tỷ lệ mắc bệnh giun đũa cao, tại sao (1đ)
Câu 5: Ngành giun đốt có những đại diện nào? Nêu vai trò thực tiễn của ngành giun đốt? (1đ)
Câu 6: Trai tự vệ bằng cách nào? Cấu tạo nào của trai đảm bảo cách tự vệ đó có hiệu quả? (1,5đ)
Thái Bình, ngày 25 tháng 11 năm 2015
	Tổ trưởng CM	GVBM
	Lê Ngọc Châu 	Nguyễn Thị Phụng
ĐÁP ÁN SINH 7 
ĐỀ 1
SỐ CÂU
ĐÁP ÁN
BIỂU ĐIỂM
Câu 1
Tập tính bắt mồi ở nhện:
- Nhện dăng lưới để bắt mồi. Một số loài nhện còn dùng tơ nhện để di chuyển và trói mồi. 
- Nhện tiết dịch tiêu hóa vào cơ thể con mồi, để chờ một thời gian cho phần thịt của con mồi dưới tác động của enzim biến đổi thành chất lỏng, nhện mới hút dịch lỏng đó để sinh sống. 
1 đ
2 đ
Câu 2
Cành san hô thường dùng trang trí là bộ phận:
	- Người ta thường bẻ cành san hô ngâm vào nước vôi nhằm hủy hoại phần thịt của san hô để làm vật trang trí. Đó chính là bộ xương san hô bằng đá vôi.
0,5đ
Câu 3
Kể tên một số giun tròn: Giun đũa, giun kim, giun rễ lúa, giun móc câu, 
	- Giun kim: Cơ thể hình trụ, thuôn hai đầu. Xâm nậhp vào cơ thể qua con đường ăn uống (tay truyền vao miệng, ký sinh ở ruột già) 
	- Giun rễ lúa: Cơ thể hình trụ, đầu nhọn, đuôi tù, ký sinh ở bộ rễ các cây lúa làm cây úa vàng.
	- Giun móc câu: Cơ thể hình trụ, đầu nhọn, đuôi tù, ký sinh ở tá tràng. Xâm nhập qua da bàn chân khi đi chân không tại các vùng trồng màu, vùng mỏ. 
0,75 đ
0,75 đ
0,75 đ
0,75 đ
Câu 4
- Ở nước ta, điều tra thấy tỷ lệ mắc bệnh giun đũa cao vì:
	+ Nhà tiêu, hố xí, chưa hợp vệ sinh, tạo điều kiện cho trứng giun phát tán. 
	+ Ruồi, nhặng, còn nhiều góp phần phát tán bệnh giun đũa. 
	+ Trình độ vệ sinh cộng đồng nói chung còn thấp như: Tưới rau bằng phân tươi, ăn rau sống, bán quà bánh ở nơi bụi bặm, ruồi nhặng, 
0,25 đ
0,25 đ
0,5 đ
Câu 5
Ngành giun đốt có những đại diện: Vắt, đỉa, róm biển, giun đỏ, giun đất, 
Ơ địa phương em có: giun đất, giun đỏ, đỉa, vắt. 
Vai trò:Làm thức ăn cho cá như giun đất, giun đỏ.
	Làm cho đất màu mỡ, tơi xốp: giun đất, vắt. 
	Làm thuốc chữa bệnh: giun đất, đỉa. 
	Có vai trò lớn đối với hệ sinh thái.
0,5 đ
0,5 đ
Câu 6
Trai tự vệ bằng cách co chân, khép vỏ. 
- Nhờ vỏ cứng rắn và hai cơ khép vỏ vững chắc nên kẻ thù không bửa vỏ ra để ăn được phần mềm của cơ thể chúng. 
0,5 đ
1 đ
Thái Bình, ngày 25 tháng 11 năm 2015
	Tổ trưởng CM	GVBM
	Lê Ngọc Châu 	Nguyễn Thị Phụng
MA TRẬN MÔN SINH HỌC 7 - ĐỀ 1
Tên chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
CĐ1: Nhện
Nhận biết được tập tính bắt mồi và tiêu hóa mồi của nhện
1 câu
3 đ = 30%
1 câu
3 đ = 30%
CĐ2:Ruột khoang
San hô
Nêu được bộ phận cấu tạo của san hô
1 câu
0,5 đ = 5%
1 câu
0,5 đ = 5%
CĐ3: Giun tròn
Nêu được hình dạng cấu tạo, lối sống, kí sinh của giun tròn trong cơ thể người và động vật.
1 câu
3 đ = 30%
1 câu
3 đ = 30%
CĐ4: Giun đũa
Biện pháp phòng chống giun đũa.
1 câu
1 đ = 10%
1 câu
1 đ = 10%
CĐ5: Giun đốt
Chỉ ra vai trò của giun đốt đối với hệ sinh thái, đời sống con người.
1 câu
1 đ = 10%
1 câu
1 đ = 10%
CĐ6: Thân mềm
Trai sông
Nêu được đặc điểm cấu tạo, cách tự vệ của trai sông
1 câu
1,5 đ = 15%
1 câu
1,5 đ = 15%
Tổng số câu: 6
Tổng số điểm: 10
Tỉ lệ: 100%
3 câu
5 đ
50%
1 câu
3 đ
30%
2 câu
2đ
20%
Thái Bình, ngày 25 tháng 11 năm 2015
	Tổ trưởng CM	GVBM
	Lê Ngọc Châu 	Nguyễn Thị Phụng
PGD&ĐT Châu Thành 	
Trường THCS Thái Bình 
KÌ THI HỌC KÌ II Năm học 2015 - 2016
MÔN: SINH HỌC 7 
Thời gian: 45 phút
ĐỀ 2
Câu 1: Dinh dưỡng ở trùng sốt rét và trùng kiết lỵ giống nhau và khác nhau như thế nào? (4đ)
Câu 2: Nêu những đặc điểm cấu tạo của sán dây thích nghi với lối sống kí sinh? (1đ)
Câu 3: Sự khác nhau giữa san hô và thủy tức trong sinh sản vô tính mọc chồi? (3đ)
Câu 4: Dựa vào đặc điểm nào của tôm, người dân địa phương thường có kinh nghiệm đánh bắt tôm theo cách nào? (1đ)
Câu 5: Để đề phòng bệnh giun chúng ta phải có biện pháp gì? (1đ) 
Thái Bình, ngày 25 tháng 11 năm 2015
	Tổ trưởng CM	GVBM
	Lê Ngọc Châu 	Nguyễn Thị Phụng
ĐÁP ÁN SINH 7 
ĐỀ 2
SỐ CÂU
ĐÁP ÁN
BIỂU ĐIỂM
Câu 1
Sự dinh dưỡng ở trùng sốt rét và trùng kiết lỵ giống và khác nhau:
Giống nhau: Ơ chỗ cùng ăn hồng cầu. 
Khác nhau:
- Trùng kiết lị lớn “nuốt” nhiều hồng cầu cùng 1 lúc và tiêu hóa chúng, rồi sinh sản nhân đôi liên tiếp. 
- Trùng sốt rét nhỏ hơn, nên chui vào hồng cầu kí sinh (còn gọi là kí sinh nội bào), ăn hết chất nguyên sinh của hồng cầu rồi sinh sản cho nhiều trùng kí sinh mới 1 lúc (còn gọi là kiểu phân nhiễm hay liệt sinh) rồi phá vở hồng cầu để ra ngoài. Sau đó kí sinh chui vào hồng cầu khác để lập lại quá trình ấy cứ sau 48 giờ. 
0,5 đ
1 đ
2,5 đ
Câu 2
Những đặc điểm cấu tạo của sán dây thích nghi với lối sống kí sinh:
- Tăng cường khả năng bám nhờ 4 giác bám và móc bám (ở 1 số sán dây) 
- Dinh dưỡng bằng cách thẩm thấu chất dinh dưỡng qua thành cơ thể 
- Mỗi đốt có một cơ quan sinh sản lưỡng tính làm tăng khả năng sinh sản 
0,25đ
0,25đ
0,5 đ
Câu 3
Sự khác nhau giữa San hô và Thủy tức trong sinh sản vô tính mọc chồi:
	- Giống nhau: Đều sinh sản vô tính mọc chồi. 
	- Khác nhau:
	+ Thủy tức mọc chồi, chồi tách rời cơ thể mẹ sống độc lập. 
 	+ San hô mọc chồi, chồi con không tách rời cơ thể mẹ mà dính vào cơ thể mẹ tạo nên tập đoàn san hô cĩ khoang ruột lin thơng với nhau. 
1 đ
1 đ
1 đ
Câu 4
Người ta thường dùng thính để câu, hay cất vó tôm để khai thác vì:
+ Khả năng khứu giác nhạy bén ở tôm. 
+ Thính có mùi thơm lan toả đi rất xa có thể thu hút tôm. 
0,5 đ
0,5 đ
Câu 5
Để đề phòng bệnh giun chúng ta phải có các biện pháp:Ăn sạch, uống sạch, ở sạch. 
	- Ăn sạch: Ăn thức ăn hợp vệ sinh, thức ăn được nấu chín, thức ăn được gọt vỏ (quả) trước khi ăn. 
	- Uống sạch: Uống nước đun sôi để nguội, không uống các nước có phẩm màu, nước không rõ nguồn gốc. 
	- Ở sạch: Vệ sinh môi trường, vệ sinh nguồn nước, không dùng phân phân xanh tưới rau. 
0,25 đ
0,25 đ
0,25đ
0,25đ
 Thái Bình, ngày 25 tháng 11 năm 2015
	Tổ trưởng CM	GVBM
	Lê Ngọc Châu 	Nguyễn Thị Phụng
MA TRẬN MÔN SINH HỌC 7 - ĐỀ 2
Tên chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng 
CĐ1: Ngành động vật nguyên sinh
Nêu được dinh dưỡng của trùng sốt rét và trùng kiết lỵ.
1 câu
4 đ = 40%
1 câu
4 đ = 40%
CĐ2:. Giun dẹp
Nêu được đặc điểm của sán dây thích nghi lối sống kí sinh
Giải thích được sự giống nhau, khác nhau giữa san hô và thủy tức.
2 câu
4 đ = 40%
1 câu
1 đ = 10%
1 câu
3 đ = 30%
CĐ3: Ngành chân khớp
Áp dụng cách đánh bắt tôm
1 câu
1 đ = 10%
1 câu
1 đ = 10%
CĐ4: Giun tròn
Biện pháp phòng tránh tác hại của giun tròn
1 câu
1 đ = 10%
1 câu
1 đ = 10%
Tổng số câu: 5
Tổng số điểm: 10
Tỉ lệ: 100%
2 câu
5 đ
50%
1 câu
3 đ
30%
2 câu
2đ
20%
Thái Bình, ngày 25 tháng 11 năm 2015
	Tổ trưởng CM	GVBM
	Lê Ngọc Châu 	Nguyễn Thị Phụng

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_Sinh_7.doc