Kì thi giao lưu học sinh giỏi cụm năm học: 2015 - 2016 môn thi: Sinh học 8 thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề)

doc 5 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 1076Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kì thi giao lưu học sinh giỏi cụm năm học: 2015 - 2016 môn thi: Sinh học 8 thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kì thi giao lưu học sinh giỏi cụm năm học: 2015 - 2016 môn thi: Sinh học 8 thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề)
PHÒNG GD&ĐT HUYỆN NGA SƠN
CỤM TRƯỜNG THCS GIÁP – THIỆN
ĐỀ CHÍNH THỨC 
KÌ THI GIAO LƯU HỌC SINH GIỎI CỤM
Năm học: 2015-2016
Môn thi: Sinh học 8
Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề)
Ngày thi: 05/3/2016
Câu 1: 2 điểm
a) Nêu chức năng của các bào quan: Lưới nội chất, ribôxôm, ti thể, trung thể?
b) Hãy kể một số tế bào ở người có hình dạng khác nhau? Giải thích tại sao tế bào có hình dạng khác nhau? 
Câu 2: 3 điểm
a. Giải thích sự to ra và dài ra của xương?
b, Vì sao nói xương vừa có tính vững chắc, vừa có tính mềm dẻo?
c. An và Hà là 2 học sinh khối 8 và đều cân nặng 40 kg. Bằng những kiến thức đã học hãy xác định lượng máu của 2 bạn? (Cho biết An là học sinh nam, Hà là học sinh nữ).
Câu 3: 2,5 điểm: 
a. Lực đẩy chủ yếu giúp máu tuần hoàn liên tục và theo một chiều trong hệ mạch đã được tạo ra từ đâu và như thế nào?
b. Các vận động viên thể thao luyện tập lâu năm thường có chỉ số nhịp tim/phút thưa hơn người bình thường. Chỉ số này là bao nhiêu và điều đó có ý nghĩa gì? Có thể giải thích điều này thế nào khi số nhịp tim/phút ít đi mà nhu cầu ôxi của cơ thể vẫn được đảm bảo
Câu 4; 4,0 điểm
a. Hô hấp là gì? Hô hấp có vai trò như thế nào đối với cơ thể sống?
b. Có những phương pháp hô hấp nhân tạo nào? So sánh điểm giống nhau và khác nhau giữa các phương pháp đó?
Câu 5 : (2,0 điểm)Cắt toàn bộ rễ trước phụ trách chi sau bên trái và toàn bộ rễ sau phụ trách chi sau bên phải của dây thần kinh tuỷ trên ếch tuỷ. Các thí nghiệm sau sẽ có kết quả như thế nào? Giải thích kết quả đó.
a.Thí nghiệm 1: Kích thích dung dịch HCl 3% vào chi sau bên trái.
 b.Thí nghiệm 2: Kích thích dung dịch HCl 3% vào chi sau bên phải.
 Câu 6: (2,5 điểm)
 a, Trình bày quá trình tiêu hóa thức ăn ở ruột non? tại sao nói ruột non là trung tâm của quá trình tiêu hóa?
 b, Vì sao khi mắc các bệnh về gan thì làm giảm khả năng tiêu hóa? 
 Câu 7: (1,0 điểm)
Chứng minh rằng đồng hoá và dị hoá là hai quá trình mâu thuẫn nhưng thống nhất trong cùng một cơ thể sống?
 Câu 8: (1,0 điểm)
Hoạt động tư duy chỉ có ở người mà không có ở động vật ? Vai trò của hoạt động tư duy đó? 
 Câu 9: (2,0 điểm)
Phân biệt bệnh bướu cổ do thiếu iốt và bệnh Bazơđô?
 --------------- HÕt --------------
PHÒNG GD&ĐT HUYỆN NGA SƠN
CỤM TRƯỜNG THCS GIÁP – THIỆN
HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI THI GIAO LƯU HSG CỤM - Năm học: 2015-2016
Môn thi: Sinh học 8
Ngày thi: 05/3/2016
Câu
Nội dung
Điểm
1
2,0 điểm
a. 
Các bào quan
Chức năng
Luới nội chất
Tổng hợp và vận chuyển các chất
Ribô xôm
Nơi tổng hợp prôtêin
Ti thể
Tham gia hô hấp và giải phóng năng lượng
Trung thể
Tham gia quá trình phân chia tế bào
b. 
- Tê bào trứng hình cầu
- Tế bào hồng cầu hình đĩa
- tế bào xương, tế bào thần kinh hình sao nhiều cạnh
- Tế bào cơ hình sợi
- tế bào lót xoang mũi hình trụ 
( HS chỉ cần nêu được 3 lọai TB trở lên thì cho đủ 0,5 điểm)
* Giải thích: TB có hình dạng khác nhau là do chúng có chức năng khác nhau. Chính do chức năng khác nhau mà các tế bào có sự phân hóa để tạo thành các mô trong cơ thể để phối hợp thực hiện một chức năng chung của mô đó.
0,25
0,25
 0,25
0,25
0,5
0,5
2
3.0 điểm
a. Giải thích sự to ra và dài ra của xương?
- Xương có các tế bào sống nên có khả năng phân chia để làm xương to ra và dài ra theo sự phát triển của cơ thể:
+ Xương to ra nhờ sự phân chia của các tế bào màng xương tạo ra những tế bào mới đẩy vào trong để hóa xương.
+ Xương dài ra do sự phân chia tế bào của sụn tăng trưởng tạo thành các tế bào xương làm cho xương dài ra.(ở người truởng thành, sụn tăng trưởng không có khả năng hóa xương nên người không coa thêm nữa)
b. xương vừa có tính vững chắc, vừa có tính mềm dẻo
Xương có những đặc điểm về thành phần hóa học và cấu trúc đảm bảo độ vững chắc và mềm dẻo.
- Đặc điểm về thành phần hóa học : 
+ Chất hữu cơ làm cho xương mềm dẻo và có tính đàn hồi.
+ Chất vô cơ làm cho xương cứng nhưng dễ gãy
.→ Sự kết hợp 2 loại chất này làm cho xương vừa dẻo dai vừa vững chắc.
- Đặc điểm về cấu trúc của xương :
+ Cấu trúc hình ống của xương dài giúp cho xương vững chắc và nhẹ.
+ Mô xương xốp cấu tạo bởi các nan xương xếp theo hướng của áp lực mà xương phải chịu, giúp cho xương có sức chịu đựng cao.
c. Xác định lượng máu của 2 bạn :
- Ở nữ, trung bình có khoảng 70ml máu/kg cơ thể.
- Ở nam, trung bình có khỏang 80ml máu/kg cơ thể.
→ An có khoảng : 0,08 x 40 = 3,2 (lít máu)
→ Hà có khoảng : 0,07 x 40 = 2, 8 (lít máu)
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
3
2,5 điểm
a. Lực đẩy chủ yếu giúp máu tuần hoàn liên tục và theo một chiều trong hệ mạch đã được tạo ra nhờ sự hoạt động phối hợp các thành phần cấu tạo của tim (các ngăn tim và các van) và hệ mạch. 
Sự phối hợp hoạt động của các thành phần cấu tạo của tim qua 3 pha trong một chu kì tim (pha nhĩ co, pha thất co, pha dãn chung) làm cho máu được bơm theo một chiều từ tâm nhĩ vào tâm thất và từ tâm thất vào động mạch.
b. Chỉ số nhịp tim/phút của các vận động viên thể thao luyện tập lâu năm và ý nghĩa.
Trạng thái
Nhịp tim (số lần/phút)
Ý nghĩa
Lúc nghỉ ngơi
40 - 60
- Tim được nghỉ ngơi nhiều hơn.
- Khả năng tăng năng suất của tim cao hơn.
Lúc hoạt động gắng sức
180 - 240
- Khả năng hoạt động của cơ thể tăng lên.
* Giải thích : Ở các vận động viên luyện tập lâu năm thường có chỉ số nhịp tim/ phút nhỏ hơn người bình thường. Tim của họ đập chậm hơn, ít hơn mà vẫn cung cấp đủ nhu cầu ôxi cho cơ thể là vì mỗi lần đập tim bơm đi được nhiều máu hơn, hay nói cách khác là hiệu suất làm việc của tim cao hơn.
0,25
0,25
0,75
0,75
0,5
4
4,0 điểm
a. Hô hấp là gì? Hô hấp có vai trò như thế nào đối với cơ thể sống?
- Hô hấp là quá trình không ngừng cung cấp O2 cho các tế bào của cơ thể và loại CO2 do các tế bào thải ra khỏi cơ thể.
- Hô hấp có vai trò đặc biệt quan trọng đối với cơ thể, nó cung cấp O2 cho các tế bào để tham gia vào các phản ứng tạo ATP cung cấp cho mọi hoạt động sống của TB và cơ thể, đồng thời thải CO2 ra khỏi cơ thể.
b. Có 2 phương pháp hô hấp nhân tạo
- Phương pháp hà hơi thổi ngạt
- Phương pháp ấn lồng ngực
* So sánh hai phưong pháp trên:
 ** Giống nhau:
- Mục đích: Phục hồi sự hô hấp bình thường của nạn nhân
- Cách tiến hành:
+ Thông khí ở phổi của nạn nhân với nhịp 12 – 20 lần / phút
+ Lượng khí được thông trong mỗi nhịp ít nhất là 200ml.
** Khác nhau:
- Cách tiến hành:
+ Phương pháp hà hơi thổi ngạt: Dùng miệng thổi không khí trực tiếp vào phổi qua đường dẫn khí.
+ Phương pháp ấn lồng ngực: Dùng tay tác động gián tiếp vào phổi qua lực ép vào lồng ngực.
- Hiệu quả: Phương pháp hà hơi thổi ngạt có nhiều ưu thế hơn như:
+ Đảm bảo đuợc số lượng và áp lực của không khí đưa vào phổi 
+ Không làm tổn thương lồng ngực ( như gãy xương sườn)
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
5
2,0 điểm
*Kết quả:
a.Thí nghiệm 1: Chi sau bên trái không co nhưng co chi sau bên phải và cả 2 chi trước.
 b.Thí nghiệm 2: Không chi nào co cả
 * Giải thích
a. Rễ trước có chức năng dẫn truyền xung vận động từ trung ương thần kinh đi ra cơ quan đáp ứng (chi). Do rễ trước phụ trách chi sau bên trái bị cắt nên chi sau bên trái không co vì không còn dây thần kinh vận động đến chi đó.
b. Rễ sau dẫn truyền xung thần kinh cảm giác từ các thụ quan về trung ương bị cắt nên các chi không co là do trung ương thần kinh không tiếp nhận được kích thích để phát lệnh đến cơ quan đáp ứng.
0,5
0,5
0,5
0,5
6
2,5 điểm
a, * Quá trình tiêu hóa thức ăn ở ruột non:
- Tiêu hoá lí học: Là quá trình nhào trộn thức ăn thấm đều dịch tiêu hoá và quá trình đẩy thức ăn di chuyển trong ruột.
- Tiêu hoá hoá học: (Ở ruột non tiêu hoá hoá học là chủ yếu) gồm quá trình biến đổi hoàn toàn thức ăn thành chất dinh dưỡng:
 + Tinh bột Đường đôi Đường đơn
 + Prôtêin Peptit Axitamin
 + Lipit Các giọt mỡ nhỏ Glixerin và Axitbéo
 + Axitnucleic Nucleôtit.
* Ruột non là trung tâm của quá trình tiêu hoá vì:
Tại đây xảy ra quá trình tiêu hoá hoàn toàn và tạo thành sản phẩm cuối cùng của quá trình tiêu hoá, tất cả các loại thức ăn thành chất dinh dưỡng.
b, Khi mắc các bệnh về gan thì làm giảm khả năng tiêu hóa vì:
- Dịch mật do gan tiết ra tạo môi trường kiềm giúp đóng mở cơ vòng môn vị điều khiển thức ăn từ dạ dày xuống ruột và tạo môi trường kiềm cho enzim tiêu hoá hoạt động. Góp phần tiêu hoá và hấp thụ mỡ.
- Khi bị bệnh về gan làm giảm khả năng tiết mật, dẫn đến giảm khả năng
0,5
0,25
0,25
0,25
0,25
0,5
0,25
0,25
7
1,0 điểm
- Mâu thuẫn:
	+ Đồng hoá tổng hợp chất hữu cơ, dị hoá phân huỷ chất hữu cơ
	+ Đồng hoá tích luỹ năng lượng, dị hoá giải phóng năng lượng.
- Thống nhất: 
	+ Đồng hoá cung cấp nguyên liệu cho dị hoá, dị hoá cung cấp năng lượng cho đồng hóa.
	+ Đồng hoá và dị hoá cùng tồn tại trong một cơ thể sống, nếu thiếu một trong hai quá trình thì sự sống không tồn tại.
0,25
0,25
0,25
0,25
8
1,0 điểm
+ Hoạt động tư duy chỉ có ở người mà không có ở động vật là tư duy trừu tượng .
+ Vai trò của hoạt động tư duy trừu tượng : nhờ khả năng đó mà con người có khả năng khái quát hóa và trừu tượng hóa các sự vật, hiện tượng cụ thể -> các khái niệm là cơ sở cho hoạt động tư duy bằng khái niêm chỉ có ở người 
0,5
0,5
9
2,0 điểm
Bệnh bướu cổ
Bệnh Bazơđô
Nguyên nhân 
Do thiếu iốt trong khẩu phần ăn, Tirôxin không tiết ra được, tuyến yên tiết hooc môn thúc đẩy tuyến giáp phải hoạt động mạnh
Tuyến giáp hoạt động mạnh, tiết nhiều Tirôxin làm tăng quá trình TĐC, tăng tiêu dùng oxi.
Hậu quả và
 cách khắc phục 
- Tuyến nở to bướu cổ
- cần bổ sung iốt vào thành phần thức ăn.
- Nhịp tim tănghồi hộp, căng thẳng, mất ngủ, sút cân, bướu cổ, mắt lồi
- Hạn chế thức ăn có iốt.
1,0
0,5
0,5
--------------- HÕt ---------------

Tài liệu đính kèm:

  • docSinh 8.doc