Kì thi giao lưu học sinh giỏi cụm - Lần 2 năm học: 2015 - 2016 môn thi: Văn 8 thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề)

doc 6 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 1111Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kì thi giao lưu học sinh giỏi cụm - Lần 2 năm học: 2015 - 2016 môn thi: Văn 8 thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kì thi giao lưu học sinh giỏi cụm - Lần 2 năm học: 2015 - 2016 môn thi: Văn 8 thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề)
PHÒNG GD&ĐT HUYỆN NGA SƠN
CỤM TRƯỜNG THCS THIỆN - GIÁP
ĐỀ CHÍNH THỨC
KÌ THI GIAO LƯU HỌC SINH GIỎI CỤM-LẦN 2
Năm học: 2015-2016
Môn thi: Văn 8
Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề)
(Đề thi gồm có 01 trang)
Đề bài:
Câu 1: (2 điểm)
 Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi.
 Thức là ngày, ngủ là đêm 
 Nghiêng nghiêng hai mái-hai miền quê xa.
 Ở đây là tấm lòng ta 
 Sông dài, núi rộng cũng là ở đây ?
a, Những câu thơ trên trích từ bài thơ nào? Của ai?
b, Giới thiệu ngắn gọn về tác giả và bài thơ đó?
Câu 2: (3 điểm)
 Hãy phân tích giá trị của các biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong khổ thơ sau: 
 Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã 
 Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang
 Cánh buồm gương to như mảnh hồn làng
 Rướn thân trắng bao la thâu góp gió.
 (“ Quê hương”- Tế Hanh)
Câu 3: (5 điểm)
 Trong lá thư gửi En- ri- cô, nhà văn A-Mi- Xi đã viết: “Trường học là bà mẹ hiền thứ hai  Trường học đã nhận con từ hai bàn tay mẹ lúc con vừa biết nói, nay trả con lại cho mẹ ngoan ngoãn, chăm chỉ. Mẹ cầu phúc cho nhà trường, còn con con không bao giờ được quyên nhà trường”( Trích Những tấm lòng cao cả- A-Mi- Xi ).
 Những dòng thư trên gợi cho em suy nghĩ gì về vai trò của nhà trường, nơi em gắn bó một phần cuộc đời mình.
Câu 4: (10 điểm)
 Sự phát triển của ý thức độc lập và tinh thần tự hào dân tộc qua “Chiếu dời đô”
( Lí Công Uẩn) “Hịch tướng sĩ” ( Trần Quốc Tuấn) và “Nước Đại Việt ta”( “Bình Ngô Đại cáo”- Nguyễn Trãi).
------------------------------HÕt-------------------------------
Hä vµ tªn thÝ sinh:..Sè b¸o danh:....
Đáp án: Môn Văn 8
Câu 1: (2 điểm)
a, Những câu thơ trên trích từ bài thơ “ Bầu trời vuông” của Nguyễn Duy.(0,5 điểm).
b. Giới thiệu ngắn gọn về tác giả và bài thơ. (1,5 điểm).
 - Nguyễn Duy tên khai sinh là Nguyễn Duy Nhuệ, sinh năm 1948,tại phường Đông Vệ thành phố Thanh Hóa, hiện ở thành phố Hồ Chí Minh. Ông là hội viên hội nhà văn Việt Nam.
 Năm 1966 ông tham gia quân đội và chiến đấu tại các chiến trường mặt trận phía Nam và phía Bắc. Năm 1976 tác giả ra quân về làm báo Văn nghệ giải phóng. 
 Nguyễn Duy có những đóng góp lớn cho dòng thơ lục bát Việt Nam. Ông đạt giải nhất tuần báo Văn nghệ ( 1972- 1973) với chùm thơ 4 bài trong đó có Bầu trời vuông; giải thưởng thơ hạng A của Hội Nhà văn Việt Nam năm 1985.
Bài thơ được viết tại Quảng Trị năm 1971. Bằng thể thơ lục bát nhuần nhuyễn, giản dị , chi tiết chọn lọc, hình ảnh có giá trị biểu tượng cao, bài thơ thể hiện tâm trạng thảnh thơi sau cuộc chiến đấu, chiến thắng kẻ thù.Qua đó bộc lộ tình cảm trong sáng, sâu nặng đối với tình yêu, với quê hương, đất nước và ý chí quyết tâm của người chiến sĩ trong cuộc chiến đấu bảo vệ Tổ quốc. 
 Câu 2: (3 điểm)
 Tác giả sử dụng phép so sánh hùng tráng, bất ngờ ví “chiếc thuyền” như “con tuấn mã”và “cánh buồm”như “ mảnh hồn làng”đã tạo nên hình ảnh độc đáo, sự vật như được thổi thêm linh hồn trở nên đẹp đẽ . 
Phép so sánh đã gợi ra một vẻ đẹp bay bổng, mang ý nghĩa lớn lao thiêng liêng vừa thơ mộng vừa hùng tráng. Cánh buồm còn được nhân hóa như một chàng trai lực lưỡng đang “ rướn” tấm thân vạm vỡ chống chọi với sóng gió. (1,5 điểm)
Một loạt từ Hăng, phăng, vượt diễn tả được đầy đủ, ấn tượng khí thế hăng hái, dũng mãnh của con thuyền ra khơi. (0,75 điểm)
Việc kết hợp linh hoạt và độc đáo các biện pháp so sánh, nhân hóa , sử dụng các động từ mạnh đã gợi ra trước mắt người đọc một phong cảnh thiên nhiên tươi sang vừa là bức tranh lao động đầy hứng khởi và dạt dào sức sống của người dân chài. (0,75 điểm)
Câu 3: (5 điểm)
Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng phải làm nổi bật các ý kiến sau:
*Giải thích ý kiến: ( 1 điểm)
- Trường học là người mẹ nơi dạy dỗ, nuôi dưỡng con lên người.
- Mẹ luôn biết ơn nhà trường và khuyên con không được quyên nơi đó.
* Nhà trường có vai trò to lớn trong cuộc hành trình đi tìm kiến thức và kỹ năng cuộc đời mỗi con người. Ai thành đạt cũng từ ngôi trường mà lớn lên và đó là niềm hạnh phúc của mỗi chúng ta trên bước đường học tập. ( 1 điểm)
* Vai trò to lớn của nhà trường. ( 1 điểm)
- Nơi cung cấp tri thức - là nơi gieo mầm, nảy nở đóa hoa đầu tiên của trí tuệ 
- Nơi giáo dục để con người có nền tảng đạo đức.
- Giai đoạn ở trường là giai đoạn quan trọng nhất cuộc đời mỗi con người.
* Tình cảm gắn bó và biết ơn đối với các thầy cô giáo . ( 2 điểm)
- Đó là trách nhiệm nghĩa vụ của mỗi con người. 
- Đó là tình cảm gắn bó và biết ơn sâu nặng- Liên hệ. .
- Nhắc nhở mọi người phải biết ơn thầy cô giáo . 
- Phê phán những kẻ vô ơn. 
- Khẳng định giá trị to lớn của nhà trường
- Chúng ta cần bày tỏ tình cảm chân thật của mình với nơi mình được nuôi dưỡng.
Câu 4: (10 điểm)
Yêu cầu:
Kỹ năng:
Làm đúng kiểu bài nghị luận văn học.
Xây dựng và trình bày hệ thống luận điểm,sử dụng yếu tố miêu tả, biểu cảm, tự sự một cách hợp lí.
Bố cục rõ ràng,kết cấu chặt chẽ; diễn đạt lưu loát, mạch lạc.
Không mắc lỗi: chính tả, dùng từ, ngữ pháp
Nội dung:
Làm rõ sự phát triển của ý thức độc lập và tinh thần tự hào dân tộc qua “Chiếu dời đô”( Lí Công Uẩn) “Hịch tướng sĩ” ( Trần Quốc Tuấn) và “Nước Đại Việt ta”
( “Bình Ngô Đại cáo”- Nguyễn Trãi).
Dàn bài
Mở bài: (1,25 điểm)
 Hs phải biết dẫn dắt vấn đề và nêu vấn đề sự phát triển của ý thức độc lập và tinh thần tự hào dân tộc qua “Chiếu dời đô”( Lí Công Uẩn) “Hịch tướng sĩ” ( Trần Quốc Tuấn) và “Nước Đại Việt ta” ( “Bình Ngô Đại cáo”- Nguyễn Trãi).
Thân bài: (7,5 điểm)
 Sự phát triển của ý thức độc lập và tinh thần tự hào dân tộc trong “Chiếu dời đô”( Lí Công Uẩn) “Hịch tướng sĩ” ( Trần Quốc Tuấn) và “Nước Đại Việt ta” 
( “Bình Ngô Đại cáo”- Nguyễn Trãi) là sự phát triển liên tục, ngày càng phong phú, sâu sắc và toàn diện hơn.
1.Trước hết là ý thức về quốc gia độc lập, thống nhất với việc dời đô ra chốn trung tâm thắng địa ở thế kỉ XI “Chiếu dời đô” (2,5 điểm)
 + Khát vọng xây dựng đất nước hùng cường, vững bền,đời sống nhân dân thanh binh, triều đại thịnh trị:
Thể hiện ở mục đích của việc dời đô.
Thể hiện ở cách nhìn về mối quan hệ giữa triều đại, đất nước và nhân dân.
 + Khí phách của một dân tộc tự cường:
Thống nhất giang sơn về một mối.
Khẳng định tư cách độc lập ngang hang với phong kiến phương Bắc.
Niềm tin vào tương lai bền vững muôn đời của đất nước.
2. Sự phát triển của ý thức độc lập và tinh thần tự hào dân tộc được phát triển cao hơn thành quyết tâm chiến đấu, chiến thắng ngoại xâm để bảo toàn giang sơn xã tắc ở thế kỉ XIII“Hịch tướng sĩ” (2,5 điểm)
 +Lòng yêu nước căm thù giặc sục sôi, quyết tâm đánh giặc cứu nước.
 +Tinh thần quyết chiến, quyết thắng:
 - Nâng cao tinh thần cảnh giác, tích cực chăm lo luyện tập võ nghệ.
 - Quyết tâm đánh giặc Mông- Nguyên vì sự sống còn và niềm vinh quang của dân tộc.
3. Ý thức độc lập và tinh thần tự hào dân tộc được phát triển cao nhất qua tư tưởng nhân nghĩa vì dân trừ bạo và quan niệm toàn diện sâu sắc về sự tồn tại độc lập có chủ quyền của dân tộc Đại Việt“Nước Đại Việt ta” (2,5 điểm)
 + Nêu cao tư tưởng “nhân nghĩa”, vì dân trừ bạo.
 + Chân lí về sự tồn tại độc lập có chủ quyền của dân tộc:
Có nền văn hiến lâu đời.
Có lãnh thổ riêng.
Có phong tục tập quán riêng.
Có lịch sử qua nhiều thời đại.
Có chế độ chủ quyền riêng với nhiều anh hùng hào kiệt.
 Kết bài : (1,25 điểm)
Khẳng định vấn đề.
Suy nghĩ của bản thân.
Tiêu chuẩn cho điểm:
Đáp ứng những yêu cầu trên còn vài sai xót nhỏ cho 9->10 điểm
 - Đáp ứng cơ bản những yêu cầu trên còn mắc một số lỗi chính tả hoặc diễn đạt 7->8 điểm.
 - Bài làm hiểu đề, xây dựng hệ chưa thống mạch lạc lúng túng trong cách diễn đạt 4->5 điểm.

Tài liệu đính kèm:

  • docVan 8.doc