PHÒNG GD&ĐT HUYỆN NGA SƠN CỤM TRƯỜNG THCS THIỆN - GIÁP ĐỀ CHÍNH THỨC KÌ THI GIAO LƯU HỌC SINH GIỎI CỤM-LẦN 2 Năm học: 2015-2016 Môn thi: Văn 7 Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề) (Đề thi gồm có 01 trang) ĐỀ BÀI Câu 1. (3,0 điểm) Xác định và phân tích tác dụng của các từ láy trong đoạn thơ sau: Cây xấu hổ với màu xanh bối rối Tự giấu mình trong lá khép lim dim Chiến sĩ qua đây ai cũng bước rất êm Khi bất chợt thoảng một bàn chân lạ Cây vội vã nhắm nghìn con mắt lá Nhựa dồn lên cành khẽ ngã như chào. (Trích Cây xấu hổ, Anh Ngọc) Câu 2. (4,0 điểm) Viết đoạn văn ngắn nêu cảm nghĩ về bài thơ "Tiếng gà trưa" của Xuân Quỳnh. a. Đoạn văn có độ dài khoảng mươi dòng. b. Đoạn văn có sử dụng một trong các phép tu từ: điệp ngữ, liệt kê. Câu 3. (13 điểm) "Hãy biết cám ơn. Khi được nghe những lời khen ngợi, em hãy cám ơn và vui sướng vì em đang tiến về sự hoàn thiện của con người; khi được nghe những lời chê bai quở trách, em hãy cám ơn vì chúng dạy cho em biết sống như một con người." (Giáo dục con người chân chính như thế nào, V.A. Xukhômlinxki) Lời dạy trên có ý nghĩa như thế nào? ------------HẾT--------------- Hä vµ tªn thÝ sinh:...Sè b¸o danh:.... TRƯỜNG THCS NGA GIÁP HƯỚNG DẪN CHẤM THI GIAO LƯU HSG CẤP TRƯỜNG Môn: Ngữ văn - Lớp 7 Câu 1. (3.0 điểm) - Xác định được các từ láy trong đoạn thơ: bối rối, lim dim, vội vã (1,5 đ – mỗi từ 0,5đ) - Phân tích được tác dụng: các từ láy đã góp phần tạo nên những hình ảnh thơ sống động và ấm áp (cây xấu hổ hiện ra thật duyên dáng, dễ thương như một người con gái trong sự e ấp, thẹn thùng). (1,5 đ) Câu 2. (4.0 điểm) Đoạn văn đáp ứng được các yêu cầu sau: + Về mặt hình thức: đáp ứng hai yêu cầu của đề (có độ dài khoảng mươi dòng; có sử dụng một trong các phép tu từ: điệp ngữ, liệt kê); Văn viết trong sáng, biểu cảm, diễn đạt trôi chảy. (1,0 đ) + Về mặt nội dung: trình bày được cảm nghĩ của mình về giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ "Tiếng gà trưa" của nhà thơ Xuân Quỳnh (vẻ đẹp trong sáng, đằm thắm của những kỉ niệm về tuổi thơ và tình cảm bà cháu; nghệ thuật biểu hiện tình cảm tự nhiên, bình dị). (2,0 đ) Câu 3. (13 điểm) Yêu cầu: - Biết vận dụng kiểu bài nghị luận giải thích để làm sáng tỏ ý nghĩa lời dạy của nhà giáo dục V.A Xukhômlinxki: “Hãy biết cám ơn” - Bài viết có kết cấu chặt chẽ, luận điểm rõ ràng, luận chứng tiêu biểu, lập luận thuyết phục, diễn đạt trôi chảy, văn viết trong sáng. Biều điểm: - Đặt vấn đề: (2,0 điểm) Giới thiệu lời dạy của nhà giáo dục và gợi ra phương hướng cần giải thích; - Giải quyết vấn đề: (10 điểm) Trình bày các nội dung cần giải thích: + Luận điểm 1: Khi được nghe những lời khen ngợi em hãy cám ơn và vui sướng vì em đang tiến về sự hoàn thiện của con người; ( 5 điểm) + Luận điểm 2: Khi được nghe những lời chê bai quở trách, em hãy cám ơn vì chúng dạy cho em biết sống như một con người.( 5 điểm) - Kết bài: (1,0 điểm) Nêu ý nghĩa của lời dạy và bài học của bản thân. * Điểm cho từng phần bao gồm cả cách diễn đạt, tính sáng tạo. Cho điểm toàn bài lẻ đến 0,25 điểm.
Tài liệu đính kèm: