Kì thi chọn học sinh giỏi lớp 10 năm học 2013 - 2014 đề thi môn: Ngữ văn dành cho học sinh các trường thpt thời gian làm bài: 180 phút (không kể thời gian giao đề)

doc 5 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 1106Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kì thi chọn học sinh giỏi lớp 10 năm học 2013 - 2014 đề thi môn: Ngữ văn dành cho học sinh các trường thpt thời gian làm bài: 180 phút (không kể thời gian giao đề)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kì thi chọn học sinh giỏi lớp 10 năm học 2013 - 2014 đề thi môn: Ngữ văn dành cho học sinh các trường thpt thời gian làm bài: 180 phút (không kể thời gian giao đề)
SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC
ĐỀ THI ĐỀ XUẤT
KÌ THI CHỌN HSG LỚP 10 NĂM HỌC 2013-2014
ĐỀ THI MÔN:NGỮ VĂN
Dành cho học sinh các trường THPT
Thời gian làm bài: 180 phút (không kể thời gian giao đề)
 ĐỀ BÀI
Câu 1: Nghị luận xã hội (3,0 điểm)
Anh,chị hãy viết bài văn trình bày suy nghĩ của mình về tấm lòng nhân hậu trong cuộc sống.
Câu 2: Nghị luận văn học (7,0 điểm) 
Cảm nhận của anh,chị về câu chuyện truyền thuyết Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy (sách Ngữ văn 10).
------------Hết-----------
Thí sinh không được sử dụng tài liệu.
Giám thị không giải thích gì thêm.
Họ và tên học sinh.Số báo danh.
SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI ĐỀ XUẤT HSG LỚP 10
Môn: NGỮ VĂN - THPT - NĂM HỌC 2013-2014
(Gồm 05 trang)
Câu 1 (3,0 điểm )
 I. Yêu cầu về kĩ năng
 Biết cách làm bài nghị luận xã hội. Bố cục và hệ thống ý sáng rõ. Biết vận dụng và phối hợp nhiều thao tác nghị luận. Hành văn trôi chảy. Lập luận chặt chẽ. Dẫn chứng chọn lọc, thuyết phục. Không mắc các lỗi diễn đạt,dùng từ,ngữ pháp, chính tả.
 II. Yêu cầu về kiến thức
 Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo những ý cơ bản sau:
1- Giải thích:
Nhân hậu là lòng tốt của con người đối với nhau. Là biểu hiện của những đức tính tốt đẹp, thương yêu giúp đỡ nhau giữa người với người trong cuộc sống. Lòng nhân hậu là một phẩm chất cần thiết ở một con người chân chính.
2- Bàn luận, mở rộng vấn đề:
 - Trong cuộc sống, cần có tấm lòng nhân hậu của con người với con người. Đó là lối sống có trước có sau, biết làm việc thiện, giàu lòng vị tha. Chính điều ấy sẽ tạo nên một cuộc sống xã hội ,gia đình tràn ngập hạnh phúc, tình thương yêu, nhân ái.Mọi người sống hiền hòa, vui vẻ, bao dung, hiểu nhau.
 - Người có tấm lòng nhân hậu là người sẵn lòng giúp đỡ , sẵn lòng chia sẻ với người khốn khó, tha thứ lỗi lầm của người khác, kể cả những người không thân thuộc.Người có lòng nhân hậu biết chấp nhận con người không hoàn hảo, cái riêng của người khác như chấp nhận chính bản thân mình,biết dùng tình thương yêu, chia sẻ để cảm hóa. Lòng nhân hậu khiến ta nghĩ đến điều thiện, có sự giúp đỡ, làm vơi nhẹ gánh nặng của nhiều người.
 - Nếu cuộc sống thiếu tấm lòng nhân hậu thì trong xã hội sẽ chỉ còn những mưu toan , tính toán , những hằn học , bon chen và sự vô cảm thiếu tình người .
 - Tuy nhiên lòng nhân hậu cũng cần đặt đúng chỗ. Có như thế mới phân biệt được thiện ác trong cuộc đời.
3- Bài học nhận thức và hành động:
 - Mỗi người cần rút ra cho bản thân một bài học:cần có tấm lòng nhân hậu trong cuộc sống..Mọi người trong gia đình, xã hội cần biêt quan tâm, đõi xử tốt với nhau, giúp đỡ nhau trong những tình huống cuộc sống.
 - Cần tìm hiểu những người xung quanh mình. Có những hành động thiết thực của mình từ chính gia đình, nhà trường, xã hội.
Biểu điểm:
Điểm 3,0: Đáp ứng tốt các yêu cầu nêu trên. Dẫn chứng chọn lọc và thuyết phục. Có thể còn một vài sai sót nhỏ.
Điểm 2,0: Cơ bản đáp ứng được yêu cầu cơ bản nói trên. Dẫn chứng chưa thật phong phú. Còn sai sót nhỏ.
Điểm 1,0: Chưa hiểu chắc yêu cầu của đề bài. Kiến thức sơ sài. Còn mắc nhiều lỗi.
Điểm 0 :Không hiểu đề, sai lạc phương pháp.
Câu 2 (7,0 điểm)
Yêu cầu kĩ năng
Hiểu đề, biết cách làm bài nghị luận văn học. Vận dụng linh hoạt các thao tác làm văn để làm sáng tỏ vấn đề. Bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ. Hành văn trôi chảy. Văn viết có cảm xúc. Không mắc các lỗi diễn đạt, dùng từ, ngữ pháp, chính tả.
Yêu cầu về kiến thức
 - Đây là dạng đề cho phép học sinh có thể lựa chọn nhiều thao tác nghị luận để làm nổi bật giá trị của một tác phẩm dân gian Việt Nam thuộc thể loại truyền thuyết, thấy được sức sống của tác phẩm ấy đến tận ngày nay.
 - Học sinh có thể trình bày bằng nhiều cách khác nhau, nhưng cần nêu được các ý cơ bản sau:
1. Giới thiệu về thể loại truyền thuyết dân gian:
Truyền thuyết là một thể loại của văn học dân gian, là những câu chuyện kể về các nhân vật lịch sử trong quá trình dựng nước và bảo vệ đất nước trong lịch sử dân tộc. Truyền thuyết dân gian thường có một cái cốt lõi là sự thật lịch sử, mà nhân dân qua nhiều thế hệ đã lí tưởng hóa, gửi gắm vào đó tâm tình tha thiết của mình với thơ và mộng, chắp đôi cánh của sức tưởng tượng và nghệ thuật dân gian làm nên những tác phẩm văn học mà đời đời con người ưa thích.
2. Cảm nhận về tác phẩm truyền thuyết An Dương Vương và Mi Châu, Trọng Thủy:
+ Về nội dung:
 a. Tác phẩm tôn vinh ca ngợi An Dương Vương có công dựng nước, giữ nước:
 - Xây thành
 - Chế nỏ thần
 - Bất tử hóa nhân vật lịch sử, thể hiện sự yêu mến, tôn kính của nhân dân ( An Dương Vương cầm sừng tê xuống biển).
 b. Bài học mà nhân dân muốn gửi gắm:
 - Thể hiện nhận thức, quan điểm của nhân dân khi lý giải nguyên nhân dẫn đến mất nước Âu Lạc: An Dương Vương chủ quan mất cảnh giác, không nhận ra dã tâm nham hiểm của kẻ thù( nhận lời cầu hòa, lời cầu hôn, lơ là phòng thủ)
 - Phê phán nghiêm khắc những sai lầm từ sự vô tình, ngây thơ, nhẹ dạ cả tin tới mức mù quáng, đặt tình cảm lên trên lí trí của Mị Châu (chi tiết cho xem nỏ thần, rắc lông ngỗng)
 c. Lòng nhân hậu, bao dung mang tính nhân văn sâu sắc của nhân dân: đã cảm thông cho cho sự vô tình của Mị Châu dẫn đến cảnh nước mất, nhà tan. 
+ Về nghệ thuật:
 - Sáng tạo những chi tiết kỳ ảo làm cho câu chuyện sinh động, hấp dẫn thể hiện trí tưởng tượng phong phú của người xưa.
 - Kết cấu truyện chặt chẽ đến hoàn mĩ, xây dựng những chi tiết nghệ thuật cô đọng, hàm súc ý nghĩa (hình ảnh ngọc trai - giếng nước...)
3. Nâng cao vân đề:
 - Giá trị của tác phẩm trong đời sống xã hội hôm nay.
 - Liên hệ bản thân khi đọc tác phẩm truyền thuyết.
Biểu điểm: 
- Điểm 7,0: Đáp ứng được yêu cầu nêu trên, văn viết sâu sắc, diễn đạt trong sáng. Bài viết thể hiện sự sáng tạo, cảm thụ riêng. Có thể còn một vài sai sót.
- Điểm 5-6: Cơ bản đáp ứng được yêu cầu nêu trên, văn viết chưa thật sâu sắc nhưng diễn đạt trong sáng. Có thể mắc một vài sai sót nhỏ.
- Điểm 3-4: Cơ bản hiểu yêu cầu của đề. Bố cục bài viết rõ ràng. Chọn và phân tích được dẫn chứng song ý chưa sâu sắc. Có thể còn sai sót nhỏ.
- Điểm 1-2: Chưa hiểu rõ yêu cầu của đề. Diễn đạt lúng túng, trình bày cẩu thả.
- Điểm 0: Sai lạc cả nội dung và phương pháp.
Lưu ý:
Giám khảo nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của thí sinh. Cần khuyến khích những bài viết có chất văn.
Việc chi tiết hóa điểm số của các câu, các ý phải đảm bảo không sai lệch với tổng điểm của câu. Điểm lẻ được làm tròn đến 0,5 điểm sau khi đã chấm và cộng điểm toàn bài.

Tài liệu đính kèm:

  • docHSG_THAM_KHAO.doc