Khảo sát chất lượng học sinh giỏi môn thi: Ngữ văn - Lớp 8 thời gian: 120 phút (không kể thời gian giao đề)

doc 2 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 1641Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Khảo sát chất lượng học sinh giỏi môn thi: Ngữ văn - Lớp 8 thời gian: 120 phút (không kể thời gian giao đề)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Khảo sát chất lượng học sinh giỏi môn thi: Ngữ văn - Lớp 8 thời gian: 120 phút (không kể thời gian giao đề)
KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HS GIỎI 
Môn: Ngữ văn - Lớp 8
Thời gian: 120 phút (không kể thời gian giao đề)
Câu 1. (2,0 điểm)
	Phân tích tác dụng của lối nói ẩn dụ và biện pháp so sánh ở những câu thơ sau:
- Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió...
- Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng
Cả thân hình nồng thở vị xa xăm.
(Trích Quê hương - Tế Hanh)
Câu 2. (2,0 điểm)
Viết đoạn văn ngắn triển khai luận điểm: Một giá trị lớn lao của con người là khả năng biết nhận ra những lỗi lầm của mình.
a. Đoạn văn có độ dài khoảng mươi dòng.
b. Đoạn văn có sử dụng một trong các yếu tố: tự sự, miêu tả, biểu cảm.
Câu 3. (6,0 điểm)
Có người cho rằng: "Lời chào mang trong nó một đặc trưng kỳ lạ; nó khơi dậy những tình cảm tin cậy, gần gũi lẫn nhau giữa người và người. Nó làm tâm hồn con người rộng mở." 
Suy nghĩ của em về sự chào hỏi trong giao tiếp.
------------HẾT---------------
HƯỚNG DẪN CHẤM
Câu 1. (2.0 điểm)
Phân tích được tác dụng của lối nói ẩn dụ và biện pháp so sánh trong những câu thơ đã cho: 
Bằng lối nói ẩn dụ và biện pháp so sánh:
+ Hình ảnh cánh buồm căng gió biển khơi qua sự so sánh đã trở nên lớn lao, thiêng liêng và rất thơ mộng. Nhà thơ vừa vẽ ra chính xác cái hình, vừa cảm nhận được cái hồn của sự vật. Sự so sánh ở đây không làm cho việc miêu tả cụ thể hơn nhưng đã gợi ra một vẻ đẹp bay bổng, mang ý nghĩa lớn lao. (1,0 đ)
+ Hình ảnh người dân chài được miêu tả vừa chân thực vừa lãng mạn và trở nên có tầm vóc phi thường (người lao động làng chài – những người con của biển khơi – nước da ngăm nhuộm nắng, gió, thân hình vạm vỡ và thấm đậm vị mặn mòi, nồng toả "vị xa xăm" của biển khơi. (1,0 đ)	
Câu 2. (2.0 điểm)
Đoạn văn đáp ứng được các yêu cầu sau: 
	+ Về mặt hình thức: đáp ứng hai yêu cầu của đề (có độ dài khoảng mươi dòng; có sử dụng một trong các yếu tố: tự sự, miêu tả, biểu cảm); Diễn đạt trôi chảy, văn phong trong sáng có tính thuyết phục. (1,0 đ)
+ Về mặt nội dung: Thể hiện rõ ràng, chính xác nội dung của luận điểm; Tìm đủ các luận cứ cần thiết , tổ chức lập luận theo một trình tự hợp lý để làm nổi bật luận điểm. (1,0 đ)
Câu 3. (6,0 điểm)
Yêu cầu:
- Biết vận dụng kiểu bài nghị luận để nêu suy nghĩ về sự chào hỏi trong giao tiếp;
- Biết sử dụng các yếu tố tự sự và miêu tả phù hợp giúp làm rõ luận điểm trong bài nghị luận;
- Bài viết có kết cấu chặt chẽ, luận điểm rõ ràng, luận chứng tiêu biểu, lập luận thuyết phục, diễn đạt trôi chảy, văn viết trong sáng.
Biều điểm:
- Đặt vấn đề: (0,75 điểm)Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: Trong giao tiếp, lời chào mang trong nó một đặc trưng kỳ lạ.
- Giải quyết vấn đề: (4,5 điểm)
+ Luận điểm 1: Lời chào khơi dậy những tình cảm tin cậy, gần gũi lẫn nhau giữa người và người.
+ Luận điểm 2: Lời chào làm cho tâm hồn con người rộng mở. 
- Kết bài: (0,75 điểm)
	Khẳng định giá trị của lời chào trong giao tiếp và nêu ý thức trách nhiệm của mình trong việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức.
* Điểm cho từng phần bao gồm cả cách diễn đạt, tính sáng tạo. Cho điểm toàn bài lẻ đến 0,25 điểm.	

Tài liệu đính kèm:

  • docDE_THI_HOC_SINH_GIOI_VAN_8.doc