VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí Hướng dẫn cách trả lời chủ đề thi Nói tiếng Anh B1 Kỹ năng Nói trong kỳ thi lấy chứng chỉ tiếng Anh B1 là một trong những kỹ năng mà thí sinh thi B1 sợ nhất vì từ trước các bạn chỉ hay tập trung vào ngữ pháp và đọc. VnDoc.com xin giới thiệu đến các bạn các chủ đề thi Nói tiếng Anh B1 được quy định trong thông tư của Bộ GD&ĐT áp dụng cho các trường Đại học, Cao đẳng. Danh sách các chủ đề Nói tiếng Anh B1 mà giáo viên chắc chắn sẽ hỏi bạn: 1. Bản thân; 2. Nhà cửa, gia đình, môi trường 3. Cuộc sống hàng ngày 4. Vui chơi, giải trí, thời gian rỗi 5. Đi lại, du lịch; 6. Mối quan hệ với những người xung quanh; 7. Sức khỏe và chăm sóc thân thể; 8. Giáo dục; 9. Mua bán; 10. Thực phẩm, đồ uống; 11. Các dịch vụ; 12. Các địa điểm, địa danh; 13. Ngôn ngữ; 14. Thời tiết. Hướng dẫn cách trả lời chủ đề thi Nói tiếng Anh B1 1. Hãy nghe kỹ câu hỏi Trước hết, bạn hãy nghe kỹ câu hỏi, đặc biệt là các từ khóa để hiểu kỹ giám khảo hỏi gì, giám khảo đang hỏi về thông tin ở quá khứ, hiện tại hay tương lai. 2. Hãy luyện tập trước kỳ thi Trước khi thi, hãy luyện tập từng phần thi để đảm bảo có kỹ năng nói phù hợp với mỗi phần thi. 3. Hãy nói tiếng Anh trước khi bắt đầu vào thi Ngay sát giờ thi nói nên luyện tập nói tiếng Anh để quen với ngôn ngữ thay vì nói tiếng mẹ đẻ. 4. Phát triển câu trả lời một cách hợp lý Luôn cố gắng mở rộng câu trả lời một cách hợp lý. Ví dụ: Question:” How many languages do you speak?” VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí Answer: “Two. Vietnamese and English.” => Câu trả lời quá ngắn và chưa phát triển được ý. Có thể cải thiện câu trả lời này như sau: Answer: “I speak two languages. My first language is Vietnamese and I speak English, too. I’ve been learning English since I was 10. I started learning it when I was in primary school.” Tuy nhiên, không phải lúc nào câu trả lời dài cũng là câu trả lời hay vì nhiều khi người nói không kiểm soát được và nói lạc đề. 5. Hãy nhìn giám khảo khi nói Một số người Việt Nam thường hay nhìn lên trần nhà hoặc nhìn xuống bàn thay vì nhìn người đối thoại (giám khảo). Khi nói tiếng Anh, hãy nhìn người đối thoại để thể hiện bạn đang nói thật và quan sát cử chỉ, thái độ của người mình đang giao tiếp. 6. Không học thuộc lòng câu trả lời Thí sinh thường có khuynh hướng học thuộc lòng câu trả lời trước khi kiểm tra. Tuy nhiên, giám khảo được đào tạo để nhận biết được việc bạn đang “trả bài”. Vì vậy, trong quá trình học, hãy liệt kê các ý và luyện nói theo các ý đó, tránh liệt kê hàng loạt hoặc viết thành câu hoàn chỉnh. 7. Hãy hỏi giám khảo khi không hiểu câu hỏi Đây là bài thi nói tiếng Anh, không phải bài thi nghe. Vì vậy, nếu không hiểu câu hỏi, hãy nhờ giám khảo nhắc lại hoặc giải thích một cách lịch sự. Tránh trường hợp cố gắng trả lời lạc đề khi không hiểu gì. Could you repeat that, please? (Thầy cô có thể nhắc lại câu hỏi được không ạ) Could you explain that, please? (Thầy cô có thể giải thích câu hỏi được không ạ) Excuse me, what do you mean by “environmental problem”? (Xin lỗi thầy, cô, “environmental problem”? có nghĩa là gì ạ?) 8. Tự tạo cho mình thời gian suy nghĩ trước khi trả lời Ở phần 1 và phần 3 của bài nói, thí sinh phải trả lời câu hỏi luôn. Tuy nhiên, điều này không đồng nghĩa với việc bạn phải nói ngay lập tức. Bạn cần thời gian để suy nghĩ và trả lời câu hỏi. Một số cách tạo thời gian suy nghĩ như sau: Cách 1: Đưa ra nhận xét về câu hỏi Ví dụ: Why do people like travelling nowadays? – It’s an interesting question. (Đây là một câu hỏi thật thú vị) Cách 2: Nhắc lại câu hỏi Ví dụ: What do you like doing in your free time? –What I like doing in my free time?/ About my hobby, I love. (Việc em thích làm trong thời gian rảnh rỗi?/ Về sở thích của em, em thích) VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí Cách 3: Sử dụng một số từ nêu ý kiến hoặc từ khác để “câu giờ”. What do you think about traffic in Hanoi? In my opinion (Theo ý kiến của em) Personally I think (Cá nhân em nghĩ rằng) To tell the truth/ to be honest (Nói thật với thầy, cô) Các từ khác: Well Actually/ in fact You know 9. Hãy tự sửa lỗi sai ngay khi bạn nhận ra Nếu phát hiện ra bạn vừa mắc lỗi sai nào đó, hãy tự sửa luôn. Điều này cho giám khảo thấy rắng bạn có khả năng hiểu điều mình đang nói. Tuy nhiên, nếu không chắc phải sửa như thế nào, hãy tiếp tục nói bởi lúc đầu có thể giám khảo không để ý lỗi đó, nhưng sau đó, nếu bạn sửa lỗi này thành lỗi khác thì sẽ càng tồi tệ hơn. 10. Hãy thư giãn và tự tin khi nói Hãy biến bài thi nói thành một bài hội thoại giữa hai người bạn. Điều này sẽ khiến bạn cảm thấy thoải mái hơn khi giao tiếp. Tuy nhiên, đừng thoải mái quá (tránh hỏi lại giám khảo), hãy tận dụng phần lớn thời gian để thể hiện mình vì mục đích cuối cùng là giám khảo muốn kiểm tra khả năng nói của bạn. Cố gắng nói to để thể hiện sự tự tin khi nói.
Tài liệu đính kèm: