Hoạt động trải nghiệm Lớp 5 - Chủ đề 2: Tôi sống tích cực

doc 7 trang Người đăng duthien27 Lượt xem 1686Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Hoạt động trải nghiệm Lớp 5 - Chủ đề 2: Tôi sống tích cực", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hoạt động trải nghiệm Lớp 5 - Chủ đề 2: Tôi sống tích cực
LỚP 5 – CHỦ ĐỀ 1 
TÔI SỐNG TÍCH CỰC 
1. MỤC TIÊU 
Sau chủ đề này, học sinh: 
Giới thiệu được về bản thân, xây dựng hình ảnh của bản thân và tự hào về bản thân. 
Tự nhận diện được các trạng thái cảm xúc cơ bản của bản thân và biết cách quản lí cảm xúc của mình phù hợp với hoàn cảnh. 
Chủ đề này góp phần hình thành và phát triển cho học sinh: 
Năng lực: Năng lực thích ứng với những biến đổi của cuộc sống, giải quyết vấn đề. 
Phẩm chất: Nhân ái 
2. CHUẨN BỊ 
2.1. Giáo viên 
Các thẻ hình biểu tượng cảm xúc: hạnh phúc, vui vẻ, buồn bã, tức giận, sợ hãi, ngạc nhiên, lo lắng, ghen tị, xấu hổ 
Giấy A2, A4, giấy bìa khổ A4, bút chì, hồ dán, băng dính, giấy màu. 
2.2. Học sinh 
– Giấy A4, giấy bìa khổ A4, giấy màu, bút màu, hồ dán, băng dính, ghim bấm hoặc kim loại to và chỉ màu loại to để khâu gáy sổ. 
3. GỢI Ý TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG 
3.1. Gợi ý tổ chức tiết 1, 2 
Hoạt động 1: Em tự hào về chính mình 
Giáo viên yêu cầu học sinh đọc nhiệm vụ trong sách học sinh và kiểm tra việc hiểu nhiệm vụ của học sinh. 
Giáo viên yêu cầu mỗi học sinh tự thực hiện các nhiệm vụ và hỗ trợ nếu cần: – Khoanh vào các từ chỉ tính cách trong bảng. 
– Chọn 1 từ thể hiện rõ nhất tính cách của mình và trang trí vào khung. – Chia sẻ với bạn về nét tính cách mà em tự hào. 
3. Giáo viên gọi một số học sinh chia sẻ trước lớp về nét tính cách mà em tự hào. 
Hoạt động 2: Thế mạnh của em 
Giáo viên yêu cầu học sinh đọc nhiệm vụ trong sách học sinh và kiểm tra việc hiểu nhiệm vụ của học sinh.. 
Giáo viên yêu cầu mỗi học sinh tự thực hiện các nhiệm vụ: 
Đọc các thế mạnh có trong hình và lựa chọn các thế mạnh của mình. Sau đó, tô màu tùy ý vào những thế mạnh đó. 
Lưu ý: Giáo viên gợi ý cho học sinh viết tên thế mạnh khác nếu trong hình chưa có. 
Học sinh làm phiếu giới thiệu về thế mạnh của bản thân bằng cách lựa chọn 1 thế mạnh mà mình tự hào nhất và vẽ biểu tượng thể hiện thế mạnh đó vào khung. Sau đó, giáo viên hướng dẫn học sinh liệt kê những việc làm thể hiện thế mạnh của học sinh vào phiếu. 
Ví dụ: thế mạnh “Lô-gích toán học” – Em tính toán rất nhanh; Em sắp xếp thời gian biểu của mình rất khoa học 
Giáo viên cho học sinh chia sẻ theo cặp về thế mạnh của bản thân. 
Giáo viên tổng kết hoạt động. 
Hoạt động 3: Hướng tới những cảm xúc tích cực 
Giáo viên yêu cầu học sinh đọc nhiệm vụ trong sách học sinh và kiểm tra việc hiểu nhiệm vụ của học sinh. 
Giáo viên yêu cầu mỗi học sinh tự thực hiện nhiệm vụ: 
Hoàn thành lăng kính cảm xúc của mình theo mẫu. 
Ví dụ: Em có cảm xúc Vui khi nhận được quà; cảm xúc Buồn bã khi bị bố mẹ mắng 
Hoàn thiện sơ đồ tư duy về các biểu hiện của cảm xúc tiêu cực (lo lắng, sợ hãi, tức giận) và cách vượt qua những cảm xúc đó. 
Giáo viên cho học sinh chia sẻ theo nhóm 4 và tổng hợp các biểu hiện, cách vượt qua những cảm xúc tiêu cực vào sơ đồ tư duy trên giấy khổ A2. 
Giáo viên mời đại điện một số nhóm lên trình bày về sơ đồ tư duy của nhóm mình, mời các nhóm khác bổ sung nếu phát hiện ra thêm những biểu hiện và cách xử lí khác. 
Giáo viên tổng kết ý kiến của các nhóm và tổng kết hoạt động 
Hoạt động 4: Ứng xử tích cực với những tình huống khó khăn 
Giáo viên yêu cầu học sinh đọc nhiệm vụ trong sách học sinh và kiểm tra việc hiểu nhiệm vụ của học sinh. 
Giáo viên yêu cầu mỗi học sinh tự thực hiện nhiệm vụ bằng cách đọc các tình huống và viết ra cách ứng xử phù hợp. 
Giáo viên cho học sinh chia sẻ theo nhóm 4 về cách ứng xử của mình. 
Giáo viên gọi một số nhóm trình bày cách ứng xử trước lớp, mời các nhóm khác nhận xét, đóng góp ý kiến. 5. Giáo viên tổng kết hoạt động. 
Hoạt động 5: Nhật kí cảm xúc của em 
Giáo viên yêu cầu học sinh đọc nhiệm vụ trong sách học sinh và mời một số học sinh giải thích yêu cầu của nhiệm vụ. 
Giáo viên yêu cầu mỗi học sinh tự thực hiện nhiệm vụ: 
Điền các thông tin vào trang nhật kí cảm xúc của mình. 
Lựa chọn và thực hiện một số cách thư giãn mà các em thấy phù hợp khi bản thân gặp những cảm xúc tiêu cực như: buồn bã, lo lắng, sợ hãi, tức giận hoặc có thể viết ra cách khác. 
Ghi lại cảm xúc của mình sau khi thư giãn. 
Giáo viên cho học sinh chia sẻ theo cặp về nhật kí cảm xúc của mình. 
Giáo viên mời một số học sinh chia sẻ về cách thư giãn khi cảm thấy buồn, lo lắng, sợ hãi và cảm xúc sau khi thực hiện. 
Giáo viên tổng kết hoạt động. 
 Chuẩn bị cho tiết học sau 
Dặn học sinh chuẩn bị 10 tờ giấy A4, 1 tờ giấy bìa khổ A4, bút màu, bút chì, bút viết, hồ dán, băng dính, ghim để làm sổ nhật kí. 
3.2. Gợi ý tổ chức tiết 3, 4 
Hoạt động 6: Khởi động – Trò chơi “Cảm xúc của tôi” 1. Giáo viên tổ chức cho học sinh chơi trò chơi: Cảm xúc của tôi 
Chuẩn bị: 
Các thẻ hình biểu tượng cảm xúc: hạnh phúc, vui vẻ, buồn bã, tức giận, sợ hãi, ngạc nhiên, lo lắng, ghen tị, xấu hổ Luật chơi: 
Mỗi học sinh lên bốc thăm 1 thẻ hình và mô tả lại cảm xúc trên thẻ hình mà mình bốc được bằng nét mặt, cử chỉ để các bạn khác đoán cảm xúc mà mình bốc được. 
Lưu ý: Không được sử dụng lời nói 
Giáo viên gọi các học sinh khác trả lời. Nếu học sinh nào trả lời đúng thì sẽ được lên bốc thẻ hình tiếp theo. 
Sau khi chơi, giáo viên yêu cầu học sinh phân loại các cảm xúc tích cực và tiêu cực bằng cách xếp các thẻ hình biểu tượng cảm xúc vào 2 nhóm. 
Sau khi học sinh phân loại xong, giáo viên đặt câu hỏi để cả lớp trao đổi: 
Các con thường có các cảm xúc nào? 
Chúng ta cần làm gì để kiểm soát các cảm xúc tiêu cực? 
4. Giáo viên tổng kết hoạt động. 
Hoạt động 7: Sắm vai để ứng xử với những cảm xúc tiêu cực 1. Giáo viên chia lớp thành 4 – 6 nhóm. 
2. Giáo viên nêu các tình huống: 
Gợi ý các tình huống: 
Tình huống 1: Mai và Hoa đang ngồi chơi ở sân trường trong giờ ra chơi. Bỗng nhiên Mạnh chạy đến lè lưỡi trước mặt Mai và Hoa rồi nói: “Lêu lêu đồ Mai lùn và Hoa béo”. 
Tình huống 2: Dũng và chị đi học về nhà và thấy cửa bị mở toang. Lúc này bố và mẹ vẫn đang đi làm chưa về. Dũng và chị vô cùng sợ hãi, không biết có phải ai đó đã vào nhà mình không. 
Tình huống 3: Chi mới được mẹ mua cho một cái bút mực rất đẹp. Trong giờ kiểm tra, bút của Lan bị hết mực nên đã mượn bút của Chi để làm nốt bài. Sau giờ kiểm tra, Chi hỏi Lan để xin lại bút thì Lan nói là đã để trên bàn của Chi rồi. Chi tìm mãi mà không thấy bút đâu và vô cùng lo lắng, không biết về nhà phải nói với mẹ như thế nào. 
Giáo viên yêu cầu các nhóm lựa chọn 1 trong 3 tình huống để xây dựng kích bản và sắm vai đưa ra cách ứng xử phù hợp. 
Giáo viên mời các nhóm lên sắm vai thể hiện tình huống của nhóm mình, các nhóm khác quan sát, nhận xét. 
Giáo viên tổng kết hoạt động. 
Hoạt động 8: Thiết kế sổ nhật kí cảm xúc 
Giáo viên kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh: Mỗi bạn 10 tờ giấy A4, 1 tờ giấy bìa khổ A4, bút màu, bút chì, bút viết, hồ dán, băng dính... 
Giáo viên hướng dẫn học sinh làm sổ nhật kí cảm xúc theo các bước sau: – Bước 1: Gấp đôi các tờ giấy A4 lại. 
Lưu ý: Gập từng tờ để ruột sổ có nếp và làm cẩn thận, chính xác, không để các tờ giấy bị lệch. 
Bước 2: Gấp đôi tờ giấy bìa A4 và trang trí theo sở thích. 
Gợi ý: Có thể vẽ, cắt dán, làm hoa, cây cối, con vật, viết chữ gắn lên bìa sổ tuỳ sở thích. 
Bước 3: Kẹp tờ bìa với phần ruột sổ là 10 tờ giấy A4 vừa gấp đôi. Dùng ghim bấm ghim sổ lại hoặc dùng chỉ và kim to khâu phần gáy sổ lại là hoàn thành quyển sổ. 
Giáo viên cho học sinh thực hành làm sổ nhật kí cảm xúc. 
Giáo viên yêu cầu mỗi học sinh về nhà tự viết nhật kí cảm xúc hằng ngày, mỗi ngày trên 1 trang theo các gợi ý như sau: 
Hôm nay em đã làm những việc gì? Em cảm thấy như thế nào? 
Em đã trải qua những cảm xúc gì? Tại sao em lại có những cảm xúc đó? Biểu hiện của cảm xúc đó ra bên ngoài như thế nào? 
Đó là cảm xúc tích cực hay tiêu cực? Nếu là cảm xúc tiêu cực, em đã làm gì để có thể kiềm chế và có những ứng xử tích cực với nó? Gợi ý: Có thể trang trí cho các trang nhật kí thêm sinh động. 
 Chuẩn bị cho tiết học sau 
 Dặn học sinh tiếp tục hoàn thiện sổ nhật kí cảm xúc và mang đến lớp vào tiết học sau. 
Hoạt động 9: Báo cáo kết quả rèn luyện ở nhà 
Giáo viên tổ chức cho học sinh chia sẻ kết quả làm việc trong tuần với các bạn 
(sổ nhật kí cảm xúc, các cách để thư giãn khi gặp cảm xúc tiêu cực); kể cho các bạn trong nhóm về cảm xúc sau khi khi thực hiện cách thư giãn. 
Giáo viên tổ chức cho học sinh giới thiệu nhật kí cảm xúc, kể cho các bạn trong lớp về cảm xúc trong tuần qua. 
Hoạt động 10: Đánh giá 
Giáo viên hướng dẫn học sinh đánh dấu X vào những điều các em đã học và làm được trong chủ đề. 
Giáo viên yêu cầu học sinh trao đổi với bạn để xin ý kiến nhận xét về cách thể hiện cảm xúc khi cùng học, cùng chơi với bạn. 
Giáo viên ghi nhận xét vào mục c trang 12. 
Thư gửi phụ huynh: 
Ngay từ tiết học đầu tiên của chủ đề, giáo viên sử dụng thư gửi phụ huynh để cùng phối hợp với gia đình học sinh trong những nội dung sau: 
Phụ huynh trò chuyện, động viên để con cảm thấy tự hào về chính mình. 
Khám phá thế mạnh của con, tạo mọi điều kiện để con phát huy thế mạnh của mình. 
Quan sát và động viên nếu thấy con có những trạng thái cảm xúc tiêu cực. 

Tài liệu đính kèm:

  • dochoat_dong_trai_nghiem_lop_5_chu_de_2_toi_song_tich_cuc.doc